nƣớc Đông Á. Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á xảy ra, những ngƣời Đông Á nhận ra rằng họ đã tự chăm sóc mình trong nỗi khốn khó của mình và không phụ thuộc vào các thế lực bên ngoài. Vậy làm thế nào để họ có thể vạch ra một cơ chế phối hợp chính sách để chống lại khủng hoảng? Làm thế nào để nuôi dƣỡng môi trƣờng kinh tế phù hợp với sự năng động của Châu Á. Câu trả lời một cách tự nhiên đối với họ chính là bƣớc vào địa hạt của chủ nghĩa khu vực. Năm 1998, Hàn Quốc và Nhật Bản đã chính thức tuyên bố rằng họ sẽ từ bỏ giải pháp bấy lâu là chỉ tham gia vào GATT/WTO và theo đuổi giải pháp nhiều tầng nấc bao gồm việc tham gia vào chủ nghĩa khu vực và đa phƣơng trong chính sách thƣơng mại quốc tế của mình.
1.2.5 Những lợi ích của ASEAN và Trung Quốc khi hình thành ACFTA ACFTA
30
Tăng cƣờng hợp tác ASEAN – Trung Quốc đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên. Đối với ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - thƣơng mại với Trung Quốc, trong đó có việc thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa hai bên, sẽ giúp cho ASEAN mở rộng thêm thị trƣờng và phát huy đƣợc lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động quốc tế. Xét từ góc độ của ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết với Trung Quốc sẽ có lợi trong việc xây dựng quan hệ ổn định với nƣớc láng giềng khổng lồ và nhiều tiềm năng này. Đây cũng là cơ sở để ASEAN cùng Trung Quốc phối hợp giải quyết một loạt các vấn đề chính trị và an ninh, tạo môi trƣờng khu vực hòa bình, ổn định để phát triển. Đặc biệt quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc càng phát triển mạnh trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý những vấn đề tồn tại và những vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ. Hơn nữa việc thành lập ACFTA sẽ tạo điều kiện để hàng hóa các nƣớc ASEAN thâm nhập vào thị trƣờng rộng lớn với 1,3 tỷ dân, tạo ra sự đa dạng cho sự lựa chọn của các nhà đầu tƣ ASEAN.
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, nó không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho hai thực thể mà còn tạo điều kiện tăng cƣờng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và các lĩnh vực khác. Đối với Trung Quốc, ACFTA mang cả mục đích kinh tế lẫn chính trị, một mặt Trung Quốc tích cực thúc đẩy đàm phán đa phƣơng, dựa trên cơ sở đàm phán khu vực mậu dịch tự do song phƣơng để đạt đƣợc lợi ích kinh tế, mặt khác lại đẩy mạnh quan hệ với cả khối ASEAN nhằm thực hiện lợi ích về mặt chính trị. Về phía các nƣớc ASEAN, trong chiến lƣợc phát triển của mình, ASEAN coi trọng phát triển quan hệ với Trung Quốc, việc thắt chặt quan hệ với Trung Quốc giúp ASEAN cân bằng chiến lƣợc với các cƣờng quốc khác ở khu vực.
31
CHƢƠNG 2
NHỮNG TIẾN TRIỂN CỦA ACFTA VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT – TRUNG
2.1 ACFTA VÀ NHỮNG TIẾN TRIỂN CỦA ACFTA 2.1.1 Sự ra đời của Hiệp định khung ACFTA
Quan hệ ASEAN – Trung Quốc bắt đầu từ năm 1991, khi Trung Quốc đƣợc mời tham dự hội nghị Ngoại trƣởng ASEAN lần thứ 24 tại Cuala Lămpơ với tƣ cách là khách mời của nƣớc chủ nhà Malaixia, đánh dấu sự mở đầu quan hệ hiệp thƣơng ASEAN-Trung Quốc. Đến tháng 3-1996, Phó thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc gửi thƣ cho chủ tịch uỷ ban Thƣờng trực ASEAN đề nghị nâng quan hệ tƣ vấn ASEAN-Trung Quốc lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ. Không chỉ dừng lại ở đó, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc ngày càng đƣợc mở rộng và hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN- Trung Quốc 6/11/2001 tại Brunây, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn đề nghị việc một Hiệp định hợp tác kinh tế khung và thiết lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc trong 10 năm. Trong đó các nhà lãnh đạo cũng xác định năm lĩnh vực ƣu tiên để hợp tác trong tƣơng lai là Nông nghiệp, Công nghệ thông tin viễn thông, đầu tƣ tƣơng hỗ và phát triển Lƣu vực Mê-Kông.
Về lĩnh vực nông nghiệp: Theo Hiệp định khung Trung Quốc- AMAF, các Bộ trƣởng Nông nghiệp của các nƣớc thành viên ASEAN và Trung Quốc đã thông qua chƣơng trình nghị sự hợp tác giữa hai bên. Một bản ghi nhớ dự thảo về hợp tác nuôi trồng thuỷ sản trung và dài hạn giữa ASEAN và Trung Quốc đã đƣợc xây dựng và thảo luận và đƣợc Tổng Thƣ ký ASEAN thay mặt cho các nƣớc thành viên ASEAN và Bộ trƣởng Nông nghiệp Trung Quốc kí
32
kết vào tháng 10 năm 2002. Bản ghi nhớ dự kiến sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phát triển nguồn nhân lực: Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc, tạo nền tảng cho hợp tác chung giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực khác. Phát triển nguồn nhân lực sẽ đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn cho ASEAN và Trung Quốc thông qua trao đổi liên kết giữa các chuyên gia, quan chức và các lĩnh vực hợp tác này.
Công nghệ thông tin và liên lạc (ITC): Trong nền kinh tế tri thức, ITC đóng vai trò chủ đạo nhằm đảm bảo sản lƣợng cao giúp thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế. ASEAN và Trung Quốc cho rằng hợp tác trong lĩnh vực ITC cần đƣợc coi là một công cụ để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế. Một số dự án đã đƣợc xây dựng nhằm thúc đẩy trao đổi thông tin về xây dựng viễn thông, luật lệ và qui định mạng, an ninh thông tin, phát triển nhân lực và công nghệ thông tin tạo ra một môi trƣờng chính sách thuận lợi cho việc phát triển công nghệ thông tin liên lạc.
Phát triển tiểu vùng Mêkông: ASEAN và Trung Quốc đang hợp tác chặt chẽ trong các chƣơng trình và dự án phát triển tiểu vùng Mêkông trong các khuôn khổ khác nhau nhƣ Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS), Hợp tác Phát triển Lƣu vực Mêkông ASEAN và uỷ Hội sông Mêkông
Các động thái kể trên trong hợp tác ASEAN – Trung Quốc đã đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển một khu vực thƣơng mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc.
Ý tƣởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc xuất phát từ đề xuất của Thủ tƣớng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hội nghị thƣợng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào 11/2000. Trong năm này, Trung Quốc còn thoả thuận sẽ tăng cƣờng hợp tác
33
và đƣa ra những hạng mục hợp tác cụ thể nhƣ khai thác sông Mêkông, xây dựng tuyến đƣờng sắt xuyên Á...
Đến năm 2001, những thoả thuận này giữa Trung Quốc và ASEAN đã có những bƣớc tiến mới. Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông Nam Á, cam kết đầu tƣ 5 triệu USD để nạo vét sông Mêkông và tài trợ 1/3 chi phí xây dựng tuyến đƣờng cao tốc Băng Kốk- Côn Minh. Đặc biệt, Hội nghị giữa những nhà lãnh đạo ASEAN- Trung Quốc tổ chức vào ngày 6/11/2001 tại Banda Seri Begawan- Brunei, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nƣớc ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc trong vòng 10 năm, đồng thời chính thức uỷ quyền cho các bộ trƣởng và quan chức của hai bên đàm phán vấn đề này.
Từ sau khi đạt đƣợc thoả thuận thành lập ACFTA đến nay, hai bên đã nỗ lực xúc tiến các công tác thúc đẩy tiến trình ra đời của ACFTA. Các tổ chức nhƣ Uỷ ban đàm phán thƣơng mại ASEAN- Trung Quốc (TNC) và Hội đồng thƣơng mại ASEAN –Trung Quốc đã đƣợc thành lập. Đồng thời các cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai bên để đàm phán về phát triển hợp tác kinh tế thƣơng mại đã diễn ra liên tục trong năm qua nhƣ: Cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN –Trung Quốc (SEOM) lần thứ 3 hồi tháng 5/2002 tại Bắc Kinh, Hội thảo quốc tế về hợp tác trong thƣơng mại, đầu tƣ và phát triển ASEAN –Trung Quốc diễn ra vào tháng 6 tại Côn Minh Trung Quốc, Diễn đàn về hợp tác ASEAN – Trung Quốc vào tháng 8 tại Kuala Lumpur- Malayxia, Hội nghị bộ trƣởng kinh tế ASEAN – Trung Quốc lần thứ nhất vào tháng 9 tại Brunei, cuộc gặp giữa các quan chức kinh tế cấp cao của hai bên vào tháng 10 tại Singapore.... Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cũng nhƣ của các nhóm khảo sát của hai bên đến Trung Quốc và ASEAN để tìm hiểu thị trƣờng và tìm kiếm cơ hội.
34
Với những nỗ lực của hai bên qua một năm, ngày 4/11/2002, tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Phnom Penh- Cămpuchia, Trung Quốc và 10 nƣớc ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng, nó chính thức đánh dấu sự bắt đầu của quá trình thành lập ACFTA- khu vực mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới với gần 1,8 tỷ dân và cũng là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất của các nƣớc đang phát triển. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cam kết thành lập khu vực mậu dịch tự do với các nƣớc khác trên thế giới, đặc biệt lại là với một tổ chức khu vực của 10 nƣớc ASEAN. ACFTA đƣợc coi là một mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, chính trị Trung Quốc- ASEAN, mở ra thời kỳ phát triển mới cho quan hệ hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực, trƣớc hết là trên lĩnh vực kinh tế- thƣơng mại.
2.1.2 Nội dung cơ bản của Hiệp định khung ACFTA
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 gồm tổng cộng 16 điều và 4 phụ lục kèm theo. Nội dung chính của hiệp định đƣợc chia làm 2 phần: Phần 1 từ điều 3 đến điều 6 đề cập đến thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và EHP; Phần 2 là điều 7 đề cập đến hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực khác. Còn lại từ điều 8 đến điều 16 gồm các qui định khung về thời gian của các chƣơng trình hợp tác, về chế độ đãi ngộ MFN, các ngoại lệ chung, cơ chế giải quyết tranh chấp, kế hoạch đàm phán và một số điều khoản khác liên quan đến sự sửa đổi, hiệu lực... của Hiệp định.
Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/7/2003. Các nội dung chính của Hiệp định như sau:
Phần 1- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA )
Phần này có 4 điều qui định những nguyên tắc cơ bản định hƣớng cho việc đàm phán thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc bao
35
gồm các lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ và đầu tƣ (các điều 3,4,5). Đặc biệt hai bên sẽ thực hiện EHP nhằm mang lại ngay một số lợi ích và tạo bƣớc đột phá ban đầu trong quá trình thành lập ACFTA (điều 6).
Về thƣơng mại hàng hoá (điều 3):
Hai bên sẽ tiến hành đàm phán để thiết lập khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hoá vào năm 2010 với 6 nƣớc thành viên cũ của ASEAN (ASEAN- 6); vào năm 2015 đối với 4 nƣớc thành viên mới của ASEAN. Các phiên đàm phán bắt đầu từ năm 2003 và kết thúc trƣớc 30 tháng 6 năm 2003. Việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ đƣợc định hƣớng bởi các nguyên tắc chính sau:
Các mặt hàng là đối tƣợng cắt giảm thuế quan đƣợc chia thành hai danh mục chủ yếu: Danh mục thông thƣờng và danh mục nhạy cảm.
Đối với hàng hoá thuộc danh mục thông thƣờng, ASEAN –6 và Trung Quốc sẽ cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đến 2010. Đối với bốn nƣớc thành viên mới của ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ dài hơn 5 năm, bƣớc đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và kết thúc vào năm 2015. Cách thức cắt giảm thuế quan phụ thuộc vào kết quả các phiên đàm phán tiếp theo.
Đối với hàng hoá thuộc danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế cắt giảm thuế quan linh hoạt hơn, với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng và số lƣợng giới hạn mặt hàng sẽ đƣợc đàm phán sau.
Các bên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ, bảo vệ đạo đức xã hội, sức khoẻ và cuộc sống của con ngƣờ i và động thực vật, phù hợp với điều XX của Hiệp định GATT.
Ngoài ra, Hiệp định khung cũng xác định thêm những vấn đề sẽ tiếp tục đàm phán bao gồm:
36
Các qui tắc chi tiết điều chỉnh việc cắt giảm thuế quan, gồm cả quy tắc có đi có lại;
Quy tắc xuất xứ hàng hoá;
Quy tắc xử lý đối với hạn ngạch thuế quan; Sửa đổi cam kết;
Các biện pháp phi thuế quan;
Các qui tắc điều chỉnh các biện pháp tự vệ, trợ cấp và chống trợ cấp; chống bán phá giá;
Các biện pháp tạo thuận lợi và thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả.
Về thương mại dịch vụ
Do vấn đề tự do hoá thƣơng mại dịch vụ rất phức tạp, cần có thời gian để xem xét và đàm phán, Hiệp định khung chỉ đƣa ra phƣơng hƣớng chung nhất, trong đó qui định các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào 3 vấn đề: xoá bỏ dần sự phân biệt giữa các bên trong thƣơng mại hàng hoá, mở rộng phạm vi tự do hoá thƣơng mại dịch vụ theo GATS (Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ của WTO), tăng cƣờng hợp tác trong dịch vụ giữa các bên để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh, cũng nhƣ để đa dạng hoá các hình thức cung cấp và phân phối dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ tƣơng ứng của các bên.
Về đầu tư
Cũng nhƣ đối với lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, lĩnh vực đầu tƣ cũng chỉ đƣợc đề cập trên góc độ chung nhất trong Hiệp định khung, theo đó, các bên đồng ý bƣớc vào đàm phán để tiến hành tự do hoá đầu tƣ, tăng cƣờng hợp tác trong đầu tƣ, thuận lợi hoá đầu tƣ và nâng cao tính minh bạch của các nguyên tắc và qui định đầu tƣ và đƣa ra các biện pháp bảo hộ đầu tƣ.
37
Phần 2: Các lĩnh vực hợp tác kinh tế
Tại điều 7, qui định các lĩnh vực và biện pháp hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Hiệp định khung, ASEAN và Trung Quốc mới dừng lại ở việc xác định các lĩnh vực hợp tác, trong đó có các lĩnh vực ƣu tiên hợp tác (Điều 7.1) và một số các biện pháp hợp tác dự kiến (Điều 7.3). Kế hoạch triển khai cụ thể sẽ do hai bên tiếp tục nghiên cứu và phát triển trên cơ sở thoả thuận sau này.
ASEAN và Trung Quốc thống nhất trƣớc mắt sẽ tăng cƣờng hợp tác trong 4 lĩnh vực ƣu tiên là nông nghiệp, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, đầu tƣ và thúc đẩy sáng kiến hợp tác phát triển lƣu vực sông Mêkông. Thời gian tới hợp tác sẽ đƣợc mở rộng sang các lĩnh vực khác nhƣ ngân hàng, tài chính, du lịch, công nghiệp, vận tải, vô tuyến viễn thông, sở hữu trí tuệ, xí nghiệp vừa và nhỏ, môi trƣờng, công nghệ sinh học, thuỷ sản, lâm nghiệp, khai khoáng, năng lƣợng, tiểu vùng phát triển....
Một phần quan trọng của nội dung hợp tác kinh tế là giành ƣu đãi cho