Đánh giá tác động trên lý thuyết

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 50)

2.2.1.1 Những cơ hội

a. Mở rộng quy mô thị trường, thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc hoàn thành sẽ tạo ra một khu vực thƣơng mại tự do lớn nhất thế giới. Một thị trƣờng ASEAN - Trung Quốc thống nhất sẽ làm tăng khối lƣợng trao đổi thƣơng mại của các nƣớc thành viên nhờ giảm đƣợc chi phí kinh doanh, tận dụng đƣợc lợi thế nhờ quy mô, đồng thời phát huy đƣợc lợi thế tƣơng đối do tính bổ sung lẫn nhau của các sản phẩm xuất khẩu.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mặc dù hàng xuất khẩu của ASEAN và Trung Quốc khá tƣơng đồng, đều có lợi thế ở những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều lao động nhƣng khả năng bổ sung cho nhau là khá tốt. Đây là tác động tích cực của ACFTA.

Cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, việc hoàn thành ACFTA sẽ tạo ra những cơ hội thƣơng mại đáng kể trên thị trƣờng Trung Quốc cho Việt Nam. Về mặt lý thuyết, việc Trung Quốc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế mạnh mẽ sẽ là động lực kích cầu. Đồng thời, do Trung Quốc đang dần chuyển hƣớng sang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, nhu cầu của Trung Quốc về năng lƣợng, các nguyên liệu đầu vào và thực phẩm sẽ tăng.

Trƣớc hết là tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản Lợi thế về vị trí địa lý nhờ đó vận chuyển nhanh chóng với chi phí thấp, ƣu đãi về thuế do chƣơng trình thu hoạch sớm, sự chênh lệch về mùa vụ, năng suất cao, thị trƣờng Trung Quốc đang có nhu cầu lớn là những yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này. Việt Nam có thể đƣợc hƣởng lợi từ sự đa dạng hoá nhu cầu của ngƣời dân Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là

50

nƣớc nhập siêu lƣơng thực, với mức bình quân là 3-4 tỷ USD/năm. Các nông sản nhập khẩu chính là thịt, thuỷ sản, rau quả, hạt có dầu, cao su, dầu thực vật, ngũ cốc... Hiện nay, mức thuế nhập khẩu nông sản của Trung Quốc còn tƣơng đối cao, ở mức 2 1% (báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do vậy, Chƣơng trình Thu hoạch sớm của ACFTA đi vào hoạt động Việt Nam có cơ hội thâm nhập thị trƣờng nông, lâm, hải sản Trung Quốc. Theo Chƣơng trình Thu hoạch sớm, thuế quan và các hàng rào phi quan thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp sẽ đƣợc cắt giảm nhanh chóng xuống 0%.

Ngoài những mặt hàng chúng ta đang có lợi thế nhƣ nông, thuỷ sản, khoáng sản, có thể tăng xuất khẩu các mặt hàng khác nhƣ hàng thủ công mỹ nghệ, hàng chế tạo kỹ thuật trung bình sử dụng nhiều lao động. Việt Nam cũng có cơ hội làm nơi trung chuyển hàng hóa của một số nƣớc ASEAN sang Trung Quốc và ngƣợc lại. Do phí vận chuyển bằng đƣờng thủy rẻ hơn rất nhiều, chúng ta có thể trở thành trạm trung chuyển cho một số nƣớc thực sự khó khăn trong việc vận chuyển với Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Việt Nam chậm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của nhóm hàng chế biến, chế tạo thì lợi ích nhận đƣợc từ khu vực này sẽ rất hạn chế.

Về phía Trung Quốc, trong nông nghiệp có thế mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm thịt chế biến, rau, hoa quả, bông, thực phẩm chế biến. Theo báo cáo của Vụ Pháp luật và Chính sách nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong hơn 100 mặt hàng nông sản chính của Trung Quốc hiện nay, hầu hết cung đã vƣợt cầu, trừ dầu cọ. Đây cũng sẽ là một thị trƣờng cho Việt Nam. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động hiện là thế mạnh của Trung Quốc và trên thực tế cũng là những ngành sử dụng nhiều nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian. Ví dụ, trong ngành dệt và công nghiệp nhẹ ở Trung Quốc, tỷ trọng nguyên liệu thô lên tới 75% giá thành, lƣơng nhân công chỉ chiếm 7%. Tƣơng tự, các sản phẩm gia công chiếm tới gần nửa xuất khẩu

51

của Trung Quốc song cũng cần rất nhiều các sản phẩm đầu vào và sản phẩm trung gian nhập khẩu. Do vậy, việc ký kết ACFTA sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam về những mặt hàng này.

Nhƣ vậy, ACFTA sẽ thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển mậu dịch của ASEAN và Trung Quốc nói chung và của Việt Nam và Trung Quốc nói riêng, mặc dù mậu dịch hàng hoá giữa Trung Quốc và ASEAN đang tồn tại sự cạnh tranh tại thị trƣờng thứ ba, nhƣng vẫn có thể bổ sung lẫn nhau. Bên cạnh đó, nhờ ACFTA các nƣớc trong khu vực sẽ tăng cƣờng khả năng đối phó với các rủi ro kinh tế, giảm thấp mức độ lệ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng của các nƣớc phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói quan trọng hơn trong các vấn đề thƣơng mại quốc tế.

Việc xoá bỏ những rào cản thƣơng mại, Việt Nam và Trung Quốc có các chính sách phát triển hành lang kinh tế giữa hai nƣớc, góp phần liên kết các địa phƣơng khu vực hành lang và thúc đẩy phát triển thƣơng mại Việt - Trung.

Ngoài ra, ACFTA sẽ giúp hàng hoá Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng thế giới hơn. Việt Nam có thể xuất khẩu hàng hoá sang nƣớc thành viên của ACFTA, từ đó tiếp tục xuất khẩu sang thị trƣờng nƣớc thứ 3. Chẳng hạn, do đã là thành viên WTO nên Trung Quốc đƣợc hƣởng các chế độ ƣu đãi thƣơng mại ở các nƣớc thành viên của WTO. Cho nên Việt Nam có thể xuất sang Trung Quốc làm khâu trung gian để tiếp tục xuất sang thị trƣờng các nƣớc thành viên khác của WTO.

Với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành cầu nối trong quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc, từ đó đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ nhƣ vận tải, viễn thông. Về địa lý, Việt Nam nằm giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, có bờ biển dài hơn 3.200 km với nhiều cảng nƣớc sâu trải dài từ Bắc đến Nam. Do vậy, một số tỉnh phía nam Trung Quốc có thể

52

thông qua cảng Hải Phòng, Cái Lân để tới các nƣớc ASEAN hay từ Trung Quốc có thể thông qua các cảng miền Trung và miền Nam Việt Nam để tới Lào, Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, với mức tăng trƣởng ngoạn mục khoảng 40%/năm trong vài năm gần đây, kim ngạch thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Trung Quốc đã đạt mức hơn 15 tỷ USD năm 2007, sớm hơn 3 năm so với thời hạn 2010 trong mục tiêu hai nƣớc đề ra trong cuộc viếng thăm Việt Nam của Chủ tịch nƣớc CHND Trung Hoa vào tháng 10/2005.

b. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại

Việc thành lập ACFTA cũng góp phần tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu thƣơng mại theo hƣớng tập trung khai thác các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu. Khu vực mậu dịch tự do sẽ giúp chuyên môn hoá hơn trong sản xuất dựa trên các lợi thế so sánh. Chuyên môn hoá xảy ra khi một số sản phẩm nội địa của một thành viên của Khu vực mậu dịch tự do đƣợc thay thế bởi việc nhập khẩu với giá thấp hơn từ thành viên khác. Vì thế mà thu nhập thực tế do nguồn tài nguyên đƣợc tối ƣu hoá trong phân phối có thể sẽ đƣợc tăng lên. Cạnh tranh khốc liệt sẽ đòi hỏi mức độ chuyên môn hoá cao hơn, từ đó làm tăng hiệu quả cho nền kinh tế.

Thị trƣờng ASEAN - Trung Quốc đƣợc đánh giá là dễ tính hơn nhiều so với thị trƣờng Mỹ, Châu Âu vì vậy phù hợp hơn với phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng sẽ phải dần dần hạ thấp, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tăng thêm sự tham gia của nƣớc ngoài vào thị trƣờng trong nƣớc, khi đó hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hóa của các nƣớc thành viên WTO. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, buộc phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo dựng đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng Trung Quốc và ASEAN.

53

c. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh

Một khu vực mậu dịch tự do thống nhất sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ, mà ở đó các nƣớc tham gia sẽ phát huy tối đa lợi thế tƣơng đối của mình. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đƣợc hình thành về cơ bản dựa trên những nguyên tắc của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), do vậy sẽ tạo ra một môi trƣờng bình đẳng cho các bên tham gia trao đổi thƣơng mại. Mặc dù còn có nhiều sự khác biệt, nhƣng các quốc gia khu vực đang nỗ lực để tạo dựng một sân chơi mang lại lợi ích thƣơng mại cho mỗi thành viên. Chẳng hạn, các nƣớc phát triển hơn trong khu vực đã dành cho các nƣớc ASEAN - 4 những ƣu đãi đặc biệt và khác biệt trong quá trình thực hiện ACFTA nhƣ kéo dài thời hạn thực hiện cam kết, hỗ trợ về kỹ thuật, thực hiện chƣơng trình thu hoạch sớm...

Để tiếp tục thực hiện các cam kết của Hiệp định Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, các nƣớc thành viên sẽ phải đẩy mạnh cải cách trong nƣớc, nới lỏng các rào cản thƣơng mại, minh bạch hoá các chính sách phát triển để dành cho nhau sự đối xử trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Quá trình này sẽ có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia và toàn khu vực..

Việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do sẽ làm cho GDP của một nƣớc bị hàng nhập khẩu giá thành thấp của nƣớc khác thay thế, từ đó khiến cho hiệu suất sử dụng tài nguyên và lao động của nƣớc đó đƣợc nâng cao. Đồng thời, thông qua phân công hoá ngành nghề, có thể tiết kiệm chi phí để đầu tƣ vào các sản phẩm khác, tập trung toàn bộ chi phí để sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này cũng có nghĩa là năng xuất sản xuất tăng cùng với chi phí giảm dẫn đến giá thành sản phẩm

54

thấp hơn. Kết quả là nhu cầu xã hội đƣợc mở rộng, lƣợng mậu dịch tăng lên, các nƣớc thành viên có thể thu đƣợc lợi ích về mậu dịch.

Để vƣợt qua những thách thức quyết liệt đặt ra, con đƣờng duy nhất là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, yếu tố quyết định đảm bảo hội nhập thành công là nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng không phân biệt đối xử là điều kiện quan trọng để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

d. Xây dựng các cơ sở cho các quan hệ song phương và đa phương

Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mang tính tình mà cả những lợi ích kinh tế mang tính động. Lý thuyết về hợp tác kinh tế khu vực cho thấy một trong những động cơ chính của việc khởi xƣớng hợp tác kinh tế khu vực là nhằm tạo ảnh hƣởng đến việc xác lập các lợi ích mang tính chính trị, mà cụ thể ở đây là quyền đƣa ra các quy định kinh tế quốc tế. Thành viên của mọi tổ chức hợp tác kinh tế đều cần phải có quan điểm thống nhất trong việc tạo ra ảnh hƣởng này, bởi việc tham gia vào quá trình đề ra các quy định kinh tế quốc tế là cách quan trọng để bảo vệ lợi ích của bất cứ nƣớc nào dù lớn hay nhỏ, trong các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong một thế giới toàn cầu hoá, sự thống nhất và tính chất bắt buộc của các quy định điều tiết nền kinh tế quốc tế buộc các nƣớc phải chú trọng đến quyền đề ra các quy định đó. Trong giai đoạn hiện nay, không một nƣớc nào, kể cả Mỹ, có thể độc quyền quyết định đối với các quy định kinh tế toàn cầu. Do vậy, việc tăng cƣờng sức ảnh hƣởng thông qua các tổ chức liên kết kinh tế khu vực đã trở thành sự lựa chọn đối với các nƣớc, trong đó có ASEAN và Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

Mặc dù chiến lƣợc kinh tế của các nƣớc ASEAN có nhiều thay đổi sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997 nhƣng hội nhập và hợp tác khu vực và quốc tế vẫn đƣợc ASEAN đƣa ra nhƣ một nội dung quan trọng chiến lƣợc của khối bởi việc hội nhập sâu hơn sẽ giúp các nƣớc này có nƣớc tiếng nói mạnh mẽ hơn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chính vì vậy, các nƣớc ASEAN xác định rõ cần phải tham gia sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế, tiếp tục tăng cƣờng mối liên kết với các nƣớc và tổ chức khu vực, việc duy trì nền kinh tế mở và hƣớng ngoại sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng trong tƣơng lai. Để đáp ứng nhu cầu của quá trình toàn cầu hoá và đối phó với những thách thức do xu hƣớng cạnh tranh cũng nhƣ những chính sách của các nƣớc lớn trên thế giới, các nƣớc ASEAN không có sự lựa chọn nào khác là xích lại gần nhau hơn. Nhƣng một mình ASEAN thôi thì không đủ. Cần phải vƣơn ra ngoài khu vực Đông Nam Á. Quan trọng hơn, tham gia thực hiện ACFTA sẽ giúp cho nền kinh tế của ASEAN càng phát triển mạnh mẽ và vững chắc, từ đó làm cho tiếng nói của ASEAN có thêm sức mạnh trong các vòng đàm phán đa phƣơng cũng nhƣ trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, bởi tiềm lực kinh tế bao giờ cũng quyết định vai trò chính trị. Không chỉ có ASEAN mà cả Trung Quốc cũng sẽ đƣợc nâng cao vai trò trên trƣờng quốc tế. Ngoài ra, với tiềm lực kinh tế lớn mạnh ACFTA sẽ trở thành một khối kinh tế đủ mạnh để giảm thiểu những rủi ro từ bên ngoài khu vực, đồng thời các nƣớc trong khối sẽ tự tin hơn để cùng nhau đối phó khi có những rủi ro, tác động từ bên ngoài ảnh hƣởng đến kinh tế, xã hội của mỗi nƣớc nói riêng và của toàn khu vực nói chung.

Hơn nữa, tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay, chủ nghĩa khủng bố lan tràn và trở thành hiểm hoạ và đe doạ không loại trừ bất cứ nƣớc nào thì chống chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng đƣợc nhắc đến trong mọi diễn đàn hợp tác kinh tế của tất cả

56

các khu vực. Việc thành lập ACFTA sẽ tạo nên một sức mạnh chung trong cuộc chiến chống khủng bố của khu vực nói riêng và của toàn cầu nói chung, góp phần gìn giữ và bảo vệ hoà bình thế giới.

Tóm lại, việc thành lập ACFTA không chỉ tăng cƣờng sự hợp tác kinh tế vốn có giữa các bên mà còn mở đƣờng cho tiến trình nhất thể hoá kinh tế khu vực Đông Á, góp phần làm phồn vinh khu vực Châu Á. Trong sự phồn vinh chung ấy vị thế của ASEAN và Trung Quốc nhất định sẽ đƣợc nâng cao hơn nữa.

e. Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các nước

Một thực tế khách quan đƣợc thừa nhận rằng Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu nhƣng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện còn thấp, có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế trong quá trình hội nhập. Những khó khăn phức tạp đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập đều bắt nguồn từ khoảng cách phát triển khá xa về kinh tế. Mặc dù kinh tế Việt Nam những năm qua đã có sự tăng trƣởng với tốc độ cao nhƣng Việt

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 50)