Thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 98)

Giải pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” là phải đẩy nhanh hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm xây dựng đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, đƣờng bộ, cảng biển, nhà máy điện, viễn thông, cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, hạ tầng các khu cửa khẩu…

Về phát triển đƣờng bộ, cần ƣu tiên phối hợp cùng xây dựng các tuyến đƣờng cao tốc Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái. Các tuyến đƣờng này khi xây dựng xong đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ qua lại giữa các địa phƣơng của Trung Quốc và Việt Nam.

Hợp tác về phát triển cảng biển, đƣờng biển: cả hai nƣớc đều có lợi thế bờ biển dài rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đƣờng biển. Hai bên tăng cƣờng hợp tác nâng cấp các cầu cảng biển nhằm nâng khả năng tiếp cận tàu hàng và giảm thời gian bốc dỡ hàng hóa.

98

Về đƣờng hàng không, phát triển sân bay quốc tế Nội Bài thành điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp sân bay Cát Bi (Hải Phòng), xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Hợp tác phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thƣơng mại và các chợ biên giới: để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động thƣơng mại vùng biên hai nƣớc, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm thƣơng mại và hệ thống chợ vùng biên là xu thế tất yếu.

3.1.8 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Con ngƣời là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi công nhân lành nghề. Hiện nay, nƣớc ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng hoá: chất lƣợng hàng kém, không đồng đều và kiểu dáng còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá rất thấp. Do vậy để khắc phục tình trạng này chúng ta cần chú trọng tổ chức nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất, chế biến. Đồng thời, chúng ta nên phối hợp với các nƣớc và các tổ chức quốc tế để gửi các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ có triển vọng của ta ra nƣớc ngoài đào tạo. Nếu chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thì chƣa đủ mà phải có một đội ngũ cán bộ thƣơng mại giỏi nữa thì mới có thể đƣa những sản phẩm có chất lƣợng cao tới đƣợc ngƣời tiêu dùng Trung Quốc. Nhƣ thế

99

cũng vẫn chƣa đủ mà phải có cả một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thì mới đƣa doanh nghiệp phát triển lên đƣợc.

Việc nâng cao trình độ của cán bộ thƣơng mại là công chức nhà nƣớc thuộc trách nhiệm của Chính phủ, còn việc nâng cao trình độ của cán bộ thƣơng mại, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật làm việc tại doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Tại thời điểm này do có hạn chế về kinh phí và nhận thức nên các doanh nghiệp chƣa coi trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cán bộ thƣơng mại, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, trong việc thực hiện và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu để họ có thể chủ động và linh hoạt trong việc ra quyết định đối với hoạt động kinh doanh của mình ở thị trƣờng có tiềm lực và hết sức năng động nhƣ Trung Quốc.

- Nhà nƣớc cần chú trọng tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về thƣơng mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thƣơng mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn lại cán bộ thƣơng mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

- Tăng cƣờng tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Họ chính là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao, đáp ứng tốt thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lƣợng, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng của Trung Quốc. Chúng ta đang thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề một cách trầm trọng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của ta trình độ không đồng đều và

100

tiếp thu công nghệ mới còn chậm. Trong số này chỉ có một số cán bộ đƣợc đào tạo ở nƣớc ngoài thì có tay nghề cao.

- Tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Mở các khoá thuyết trình giới thiệu các thông tin mới nhất về chế độ, chính sách, thể lệ liên quan đến kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ các hƣớng dẫn về nghiệp vụ nhƣ: marketing, vận tải, bao bì hàng hoá, bảo hiểm xuất khẩu, kỹ thuật đàm phán. Tổ chức các hội nghị, hội thảo với phía Trung Quốc để trao đổi học tập kinh nghiệm với giới kinh doanh của Trung Quốc.

3.1.9 Tăng cƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc để giảm nhập siêu

Thứ nhất, cần tăng cƣờng thông tin xuất khẩu cho doanh nghiệp, hƣớng dẫn doanh nghiệp buôn bán với các công ty có thực lực, xây dựng mạng lƣới thƣơng nhân để tiêu thụ hàng xuất khẩu ổn định và lâu dài.

Thứ hai, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu nhiều loại mặt hàng với số lƣợng lớn. Do đó, tất cả các bộ ngành có liên quan nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản cần có quy hoạch và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất các mặt hàng có khả năng xuất khẩu vào thị trƣờng này; kiện toàn các trạm kiểm dịch tại các cửa khẩu trọng điểm giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh, hiệu quả, yêu cầu kiểm dịch tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Thứ ba, khẩn trƣơng và tích cực xây dựng, triển khai các đề án chuyên biệt đối với từng mặt hàng xuất khẩu trọng điểm do các bộ- ngành xây dựng. Đồng thời, thành lập tổ liên ngành để nghiên cứu các mặt hàng mới mà Việt Nam có lợi thế và đề nghị Trung Quốc hợp tác trong vấn đề này; có chính sách nghiên cứu khoa học kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

101

Thứ tƣ, tận dụng lợi thế của các doanh nghiệp ngƣời Hoa tại Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng vào Trung Quốc; khả năng của các tập đoàn siêu thị lớn của nƣớc ngoài trong việc mua hàng của Việt Nam để bán vào hệ thống siêu thị của họ tại Trung Quốc; cần tận dụng thị trƣờng trung chuyển Hồng Kông (Trung Quốc) để đƣa hàng hóa vào sâu trong nội địa.

Thứ năm, đẩy mạnh và tăng cƣờng các hoạt động xúc tiến thƣơng mại các cấp, thu hút các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc vào Việt Nam đầu tƣ sản xuất hàng hóa để xuất khẩu trở lại Trung Quốc và các nƣớc khác. Thực hiện quảng bá hình ảnh thƣơng hiệu quốc gia, thành lập các trung tâm thƣơng mại Việt Nam để trƣng bày và giới thiệu các sản phẩm ƣu thế của Việt Nam; thiết lập hệ thống các công ty chuyên giới thiệu và bán hàng Việt Nam tại các thành phố Vân Nam, Nam Ninh, Quảng Châu, Thƣợng Hải, Tứ Xuyên… Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng Trung Quốc, Nhà nƣớc nên thực hiện một số hoạt động trợ giúp nhƣ sau:

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng Trung Quốc thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thƣơng mại song phƣơng nhằm tạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

- Thƣờng xuyên cập nhật thông tin về thị trƣờng để thông báo cho doanh nghiệp. Điều chỉnh hoặc khắc phục những vƣớng mắc cho các doanh nghiệp trong khi thực hiện dịch vụ kinh doanh của mình. Giúp các doanh nghiệp tìm những đối tác trực tiếp, tin cậy lâu dài.

- Nhà nƣớc Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề thị trƣờng, giúp các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận thị trƣờng, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của thị trƣờng và trực tiếp giao dịch với các nhà nhập khẩu chính của thị trƣờng Trung Quốc.

102

- Các cơ quan ngoại giao và thƣơng vụ Việt Nam ở Trung Quốc cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trƣờng, thị hiếu, yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm, các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu để giúp các doanh nghiệp trong nƣớc thu thập đƣợc đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng. Các cơ quan đại diện của Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các chiến dịch quảng cáo, triển lãm hàng Việt Nam ở Trung Quốc. Nhà nƣớc cần hỗ trợ mạnh hơn nữa để nâng cao năng lực của mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại, đặc biệt là năng lực cung cấp thông tin, marketing thông qua việc hƣớng dẫn, tƣ vấn kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên môn miễn phí, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và các hỗ trợ cần thiết khác. Nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích và tạo điêu kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các tổ chức xúc tiến thƣơng mại phi chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dƣới hình thức thƣởng xuất khẩu, chế độ tỷ giá khuyến khích đối với ngoại tệ thu đƣợc nhờ xuất khẩu, hoặc gián tiếp dùng ngân sách Nhà nƣớc tuyên truyền xúc tiến thƣơng mại. Mở rộng trợ cấp đối với nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, không nên bó gọn dành cho các sản phẩm nông nghiệp.

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh 3.2.1 Nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực theo hƣớng mở cửa và hội nhập thì các doanh nghiệp ở mọi quốc gia cần phải nhanh chóng tỏ ra thích ứng với xu thế chung. Việc Trung Quốc gia nhập ACFTA, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hợp tác đầu tƣ khác với các doanh nghiệp Trung Quốc

103

nhƣng cũng phải vƣợt qua nhiều thách thức trƣớc sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc này.

Trong tƣơng lai gần, ACFTA có thể mở rộng sang các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc và phạm vi của hoạt động tự do hoá thƣơng mại sẽ đƣợc mở rộng từ ASEAN 10 đến ASEAN 10+1 sẽ tiến tới ASEAN 10+2 và ASEAN 10+3… Khi đó phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không phải chỉ đối với các doanh nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á mà nó đã mở ra gần nhƣ khắp Châu Á. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với không chỉ các doanh nghiệp có quy mô và sức mạnh ngang tầm ở các nƣớc khác mà còn phải đƣơng đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Châu Á, nhất là các tập đoàn mạnh hiện đang có mặt và hoạt động mạnh trên thị trƣờng Trung Quốc nhƣ: Mitsumi, Toyota (Nhật Bản), LG, Deawoo (Hàn Quốc), Unilever (Anh - Hà Lan)...

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp có rất nhiều việc để làm. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng, lợi thế của doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lƣợc sản phẩm có chất lƣợng cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu khai thác thị trƣờng. Nghiên cứu để tìm hiểu cơ hội mới cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hai là, cần thực hiện chiến lược đầu tư thích hợp một tầm nhìn hướng tới dài hạn. Để thực hiện đƣợc định hƣớng nêu trên trong từng năm, doanh nghiệp cần xác định trọng điểm mũi nhọn cần phải ƣu tiên đầu tƣ và tập trung các nguồn lực để thực hiện đầu tƣ dứt điểm, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế. Hạn chế và chấm dứt tình trạng lựa chọn các dự án đầu tƣ thiếu đồng bộ, thiếu nguyên

104

liệu không hoạt động đƣợc hoặc hoạt động không hết công suất thiết kế, gây thất thoát, lãng phí.

Ba là, các doanh nghiệp cần phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất: chi phí đầu vào, chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí tiếp thị... Tất cả các doanh nghiệp đều phải rà soát phấn đấu giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị độc quyền. Giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm vẫn là một trong những giải pháp hàng đầu của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của mình. Nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm bằng nhiều giải pháp: Đổi mới thiết bị, công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao tay nghề, tổ chức lại dây chuyền công nghệ, nâng cao kỷ luật lao động công nghiệp. Tổ chức hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp dựa trên sự phân công, chuyên môn hóa, hỗ trợ lẫn nhau.

Khả năng cạnh tranh thấp của hàng hoá Việt Nam không chỉ về phía cung, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà cả về phía cầu, năng lực thị trƣờng khả năng hiểu biết, nắm bắt thị trƣờng, tiếp cận thị trƣờng, năng lực bán hàng kém cỏi, không tiếp cận đƣợc các phƣơng thức bán hàng hiện đại. Tính tổ chức, tính cộng đồng của các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của mình và của cộng đồng trong thị trƣờng rất thấp kém. Để nâng cao năng lực thị trƣờng phải tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trƣờng và phổ cập thông tin đến tận doanh nghiệp. Xây dựng tốt các chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng trong cộng đồng doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện mạng lƣới tiêu thụ của các doanh nghiệp cả ở thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh phát triển các văn phòng, đại lý tại các thị trƣờng ở Trung Quốc.

105

Năm là, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng của hàng hoá và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con ngƣời, là cán bộ. Hiện nay có tới gần 60% số lao động trong doanh nghiệp chƣa qua đào tạo có hệ thống. Đây là trở ngại lớn cho việc tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới và hạn chế năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất. Không ít các ngành nghề đang rất thiếu lao động có tay nghề cao, bởi vậy giải pháp đẩy mạnh công tác

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)