CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 103)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực theo hƣớng mở cửa và hội nhập thì các doanh nghiệp ở mọi quốc gia cần phải nhanh chóng tỏ ra thích ứng với xu thế chung. Việc Trung Quốc gia nhập ACFTA, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động hợp tác đầu tƣ khác với các doanh nghiệp Trung Quốc

103

nhƣng cũng phải vƣợt qua nhiều thách thức trƣớc sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc này.

Trong tƣơng lai gần, ACFTA có thể mở rộng sang các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc và phạm vi của hoạt động tự do hoá thƣơng mại sẽ đƣợc mở rộng từ ASEAN 10 đến ASEAN 10+1 sẽ tiến tới ASEAN 10+2 và ASEAN 10+3… Khi đó phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không phải chỉ đối với các doanh nghiệp của các quốc gia Đông Nam Á mà nó đã mở ra gần nhƣ khắp Châu Á. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với không chỉ các doanh nghiệp có quy mô và sức mạnh ngang tầm ở các nƣớc khác mà còn phải đƣơng đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Châu Á, nhất là các tập đoàn mạnh hiện đang có mặt và hoạt động mạnh trên thị trƣờng Trung Quốc nhƣ: Mitsumi, Toyota (Nhật Bản), LG, Deawoo (Hàn Quốc), Unilever (Anh - Hà Lan)...

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình doanh nghiệp có rất nhiều việc để làm. Cụ thể nhƣ sau:

Một là, xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và khả năng, lợi thế của doanh nghiệp. Để xây dựng chiến lƣợc sản phẩm có chất lƣợng cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cƣờng công tác nghiên cứu khai thác thị trƣờng. Nghiên cứu để tìm hiểu cơ hội mới cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hai là, cần thực hiện chiến lược đầu tư thích hợp một tầm nhìn hướng tới dài hạn. Để thực hiện đƣợc định hƣớng nêu trên trong từng năm, doanh nghiệp cần xác định trọng điểm mũi nhọn cần phải ƣu tiên đầu tƣ và tập trung các nguồn lực để thực hiện đầu tƣ dứt điểm, nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và quốc tế. Hạn chế và chấm dứt tình trạng lựa chọn các dự án đầu tƣ thiếu đồng bộ, thiếu nguyên

104

liệu không hoạt động đƣợc hoặc hoạt động không hết công suất thiết kế, gây thất thoát, lãng phí.

Ba là, các doanh nghiệp cần phải áp dụng nhiều giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất: chi phí đầu vào, chi phí quản lý, chi phí hành chính, chi phí tiếp thị... Tất cả các doanh nghiệp đều phải rà soát phấn đấu giảm chi phí, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, các đơn vị độc quyền. Giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm vẫn là một trong những giải pháp hàng đầu của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá của mình. Nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm bằng nhiều giải pháp: Đổi mới thiết bị, công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao tay nghề, tổ chức lại dây chuyền công nghệ, nâng cao kỷ luật lao động công nghiệp. Tổ chức hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp dựa trên sự phân công, chuyên môn hóa, hỗ trợ lẫn nhau.

Khả năng cạnh tranh thấp của hàng hoá Việt Nam không chỉ về phía cung, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà cả về phía cầu, năng lực thị trƣờng khả năng hiểu biết, nắm bắt thị trƣờng, tiếp cận thị trƣờng, năng lực bán hàng kém cỏi, không tiếp cận đƣợc các phƣơng thức bán hàng hiện đại. Tính tổ chức, tính cộng đồng của các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của mình và của cộng đồng trong thị trƣờng rất thấp kém. Để nâng cao năng lực thị trƣờng phải tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trƣờng và phổ cập thông tin đến tận doanh nghiệp. Xây dựng tốt các chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng trong cộng đồng doanh nghiệp.

Bốn là, hoàn thiện mạng lƣới tiêu thụ của các doanh nghiệp cả ở thị trƣờng trong nƣớc và đẩy mạnh phát triển các văn phòng, đại lý tại các thị trƣờng ở Trung Quốc.

105

Năm là, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lƣợng của hàng hoá và dịch vụ. Đó là cuộc cải cách toàn diện về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà yếu tố quyết định là con ngƣời, là cán bộ. Hiện nay có tới gần 60% số lao động trong doanh nghiệp chƣa qua đào tạo có hệ thống. Đây là trở ngại lớn cho việc tiếp nhận, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới và hạn chế năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất. Không ít các ngành nghề đang rất thiếu lao động có tay nghề cao, bởi vậy giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động là hết sức cần thiết và cấp bách.

Nhƣ vậy muốn phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách đầu tƣ đủ mạnh, có tính đột phá để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm đặc biệt là nâng cao chất lƣợng hàng hoá để hàng Việt Nam có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và từ đó thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần ở các thị trƣờng khác ngoài Trung Quốc.

3.2.2 Xây dựng chiến lƣợc “sản phẩm - thị trƣờng”

Thực tế đã chứng minh nếu không xác định đƣợc một chiến lƣợc phát triển đúng, nhà doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút ra đƣợc, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu và quyết định đầu tƣ vào một lĩnh vực mới với hy vọng phát triển, nhƣng không đánh giá đƣợc hết đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình... mà có thể dẫn đến thua lỗ. Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp ngày càng sa sút có thể rất nhiều; có thể rõ ràng hoặc còn tiềm ẩn. Có thể do doanh nghiệp không có một bộ máy tổ chức hợp lý, quản lý nhân sự chƣa hiệu quả, chi phí quản lý quá cao, hoặc cũng có thể do sản phẩm

106

của doanh nghiệp không đƣợc đổi mới, thị phần ngày càng giảm, không sử dụng đúng các chiến lƣợc về giá, marketing...

Để tăng cƣờng kim ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý khâu xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch xuất khẩu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho các mặt hàng cụ thể, sang từng khu vực thị trƣờng (từng tỉnh) cụ thể và sang thị trƣờng Trung Quốc chung. Điều đáng chú ý là khi xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tính kỹ đến “nhân tố Trung Quốc” trong phát triển sản xuất và xuất khẩu của mình.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu kỹ thị trƣờng và khách hàng để nắm đƣợc đặc điểm của thị trƣờng, nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng và kênh phân phối trên thị trƣờng Trung Quốc từ đó đƣa ra các biện pháp phù hợp để cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng Trung Quốc nhằm đạt đƣợc mục đích là tăng nhanh khối lƣợng hàng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trƣờng này. Muốn đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta phải sản xuất và bán những sản phẩm mà thị trƣờng cần chứ không phải bán những cái mà chúng ta có. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cƣờng đầu tƣ: mở rộng quy mô sản xuất và chú trọng đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lƣợng, giá trị gia tăng, đa dạng hoá sản phẩm và hạ giá thành đối với từng mặt hàng cụ thể nhằm tạo ra nguồn hàng thích hợp với từng thị trƣờng.

Có nhiều phƣơng thức để doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc nhƣ: xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu tƣ trực tiếp. Mỗi phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng trên đây có những ƣu thế và hạn chế riêng. Dù lựa chọn phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nào trong số những phƣơng thức nêu trên thì chúng ta cũng phải

107

nghiên cứu kỹ các yếu tố sau: dung lƣợng thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh, giá cả, v.v... và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc, đó là: (1) Nắm bắt đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng: tính đa dạng của thị trƣờng (sản xuất càng gần với thị trƣờng càng tốt, điều quan trọng là phải có phản ứng nhanh nhậy với khuynh hƣớng của ngƣời tiêu dùng), không phải là “có cầu mới có cung” mà phải chuyển sang cách nghệ “cung tạo ra cầu”, chuẩn bị nhiều chủng loại sao cho phong phú cho dù chỉ một mặt hàng; (2) Hạ giá thành phẩm: giá thành phải đƣợc tính tại thời điểm hàng đến thị trƣờng tiêu thụ (cho dù giá ở Việt Nam rẻ đi chăng nữa, song nếu giá vận chuyển và thuế cao cũng khiến giá thành sản phẩm tăng), đối thủ cạnh tranh là quốc tế (là cuộc cạnh tranh quyết liệt với hàng của các nƣớc ASEAN, EU,...), thị trƣờng quyết định giá cả (nếu thấy cần thiết thì dù đắt cũng mua, ngƣợc lại những thứ mà thị trƣờng không ƣa thì dù giá rẻ cũng không thể bán đƣợc); (3) Đảm bảo thời gian giao hàng: nếu giao hàng chậm không đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng sẽ làm mất đi uy tín kinh doanh và cơ hội bán hàng khiến cho bên mua sẽ không đặt hàng đến lần thứ hai; (4) Duy trì chất lƣợng sản phẩm: không cần thiết phải là hàng hoá có chất lƣợng cao mà điều quan trọng là chất lƣợng hàng hoá phải ổn định, không nhất thiết phải chú trọng đến thiết bị mới, tránh những sản phẩm có chất lƣợng vƣợt quá yêu cầu không cần thiết sẽ khiến cho giá thành cao lên và ngƣời tiêu dùng sẽ không mua nữa.

Trƣớc khi tiến hành đầu tƣ, doanh nghiệp cần phải: (1) xác định các ƣu thế cạnh tranh tƣơng đối để tập trung đầu tƣ và những mặt hàng có lợi thế nhất tránh đầu tƣ tản mạn hiệu quả thấp; (2) nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để tránh những thị trƣờng, hoặc những mặt hàng khó cạnh tranh hay chƣa có khả năng cạnh tranh.

108

Muốn tạo ra đƣợc những nguồn hàng thích hợp với thị trƣờng Trung Quốc thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cƣờng đầu tƣ và hoàn thiện quản lý vì đây là hai yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, có tính quyết định đối với việc cho ra đời một sản phẩm nhƣ thế nào. Nếu một doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ vốn và công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, lại áp dụng hệ thống quản lý thích hợp sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lƣợng cao đáp ứng tốt yêu cầu của ngƣời tiêu dùng và vƣợt đƣợc rào cản kỹ thuật của bất kỳ thị trƣờng nào cho dù khó tính nhất.

Trong thời gian trƣớc mắt, cần tập trung đầu tƣ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà thị trƣờng Trung Quốc có nhu cầu và Việt Nam có thể xuất khẩu nhƣ: thuỷ hải sản, đồ gia dụng, hàng giầy dép và một số mặt hàng nông sản...

Lâu dài hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tìm biện pháp thích hợp để xuất khẩu sang Trung Quốc những sản phẩm chế biến và chế tạo nhƣ: các sản phẩm công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, các dịch vụ tƣ vấn có hàm lƣợng trí tuệ cao...

Với một thị trƣờng hơn 1,3 tỷ dân và có hàng triệu thƣơng hiệu lớn nhỏ, thì doanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lƣợng sức mình và tranh thủ vào các “ngách” thị trƣờng sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lƣới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trƣờng hợp lý cho mình.

3.2.3 Tăng cƣờng hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc Việt Nam và Trung Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết khu vực và tự do hoá thƣơng mại giữa Việt Nam và ASEAN. nói chung và với Trung Quốc nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cƣờng hoạt động hợp tác, liên kết liên doanh với các doanh nghiệp và tập đoàn sản xuất - kinh doanh Trung

109

Quốc để sản xuất sản phẩm tại Việt Nam hoặc Trung Quốc nhƣng đƣợc tiêu thụ ở các thị trƣờng khác trên thế giới kể cả các nƣớc Châu Âu, Châu Mỹ nhƣ: các mặt hàng điện tử, các mặt hàng máy móc thiết bị và sản phẩm cơ khí, đồ điện gia dụng, thức ăn gia súc, thực phẩm, dƣợc phẩm...

Ngoài ra, cần thực hiện tốt việc kết hợp các hình thức mua bán hiện đại với mua bán dân gian đồng thời đổi mới phƣơng thức hoạt động thƣơng mại để từng bƣớc tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đổi mới phƣơng thức hoạt động phải đạt đƣợc yêu cầu vừa giữ thế chủ động, linh hoạt trong buôn bán, vừa tạo cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trƣờng, nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao. Đổi mới cần thực hiện theo hƣớng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn đồng thời khai thác thế mạnh từng mặt của vừa và nhỏ; ký kết hợp đồng dài hạn theo thông lệ quốc tế để xuất khẩu đối với những mặt hàng nƣớc ta có thế mạnh và nhập những mặt hàng ta có nhu cầu cấp thiết. Có thể thông qua ký kết hợp đồng thời vụ để xuất nhập khẩu những mặt hàng sản xuất trong nƣớc không ổn định; áp dụng phƣơng thức mua bán và thanh toán linh hoạt, phù hợp với đối tƣợng và tính chất mặt hàng xuất nhập khẩu.

3.2.4 Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến thƣơng mại và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực lƣợng nguồn nhân lực

Để tăng cƣờng xuất nhập khẩu hàng hoá với Trung Quốc thông qua việc áp dụng công nghệ tiếp thị và quảng cáo sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho ngƣời tiêu dùng Trung Quốc các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức các đoàn cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Trung Quốc để có những giải pháp thật sự phù hợp nhằm tiếp cận một cách có hiệu quả thị trƣờng này. Cần chủ động tham dự các hội chợ thƣơng mại quốc tế tổ chức tại Việt Nam hoặc Trung Quốc, hoặc hội chợ thƣơng mại do phía Việt Nam hay phía Trung Quốc tổ chức. Có nhƣ vậy,

110

doanh nghiệp mới tìm đƣợc những yêu cầu mới, những mặt hàng mới và bạn hàng mới của thị trƣờng Trung Quốc rộng lớn.

Để cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao khi tiếp cận thị trƣờng Trung Quốc, các ngành hoặc doanh nghiệp cần tổ chức đặt các công ty con hay văn phòng đại diện của mình tại các cửa khẩu biên giới hoặc tại các trung tâm thƣơng mại của Trung Quốc để tiếp cận khách hàng, đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá ổn định và giải quyết các vấn đề đột xuất nảy sinh nhằm ổn định mức tiêu thụ, duy trì và mở rộng mạng lƣới khách hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trƣờng Trung Quốc. Tăng cƣờng đầu tƣ vốn và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất để cho ra đời các sản phẩm đó và thực hiện những hoạt động khuyếch trƣơng cần thiết giúp cho các “mặt hàng mới” tìm đƣợc chỗ đứng duy trì và phát triển trên thị trƣờng này (có chiến lƣợc quảng cáo, marketing). Tổ chức các hoạt động trƣớc và sau khi bán hàng (cung cấp dịch vụ sau bán

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 103)