Thúc đẩy hoạt động thƣơng mại khu vực biên giới Việt Trung

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 93)

Quan hệ thƣơng mại khu vực biên giới Việt - Trung có các đặc điểm sau:

- Có lịch sử lâu đời do các điều kiện tự nhiên và xã hội đặc thù của khu vực biên giới Việt - Trung.

- Đƣợc các nhà nƣớc phong kiến cũng nhƣ chế độ bảo hộ Pháp thuộc luôn coi trọng và có những chính sách quản lý mềm dẻo và cƣơng quyết nhằm bảo vệ chủ quyền kết hợp với khai thác lợi ích kinh tế, củng cố giao bang.

- Hiện là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa phát triển kinh tế của Trung Quốc, đồng thời cũng là khâu then chốt trong chiến lƣợc mở rộng ảnh hƣởng, xác lập vị trí quyền lực với Đông Nam Á của họ.

Chấp nhận quan hệ Việt - Trung trong điều kiện có một số vấn đề bất bình đẳng là điều khó tránh khỏi với một thực tiễn chênh lệch về tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển, trình độ quản lý giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động thƣơng mại khu vực biên giới Việt - Trung là một trong số giải pháp quan trọng nằm trong chiến lƣợc tổng thể nhằm phát triển quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc. Cụ thể là:

- Đƣa ra các chính sách phát triển mậu dịch biên giới và xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý mậu dịch biên giới giữa các cơ quan chức năng trung ƣơng và địa phƣơng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động thƣơng mại hàng hoá qua biên giới.

- Cần nhanh chóng xây dựng chiến lƣợc buôn bán xuất nhập khẩu qua biên giới có tính lâu dài, ổn định và thống nhất với chiến lƣợc tổng thể. Trong đó xác định đƣợc chính sách mặt hàng, cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng tuyến biên giới.

- Phát triển hệ thống khu kinh tế cửa khẩu trên biên giới Việt - Trung. Khu kinh tế cửa khẩu là bộ phận hạt nhân của vành đai kinh tế xã hội do vậy

93

chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu cần đƣợc coi là trọng tâm quan trọng để phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung. Khu kinh tế cửa khẩu gồm: khu vực cửa khẩu, hệ thống dịch vụ khu vực cửa khẩu, các khu vực sản xuất và chế biến xuất khẩu, khu thƣơng mại dịch vụ, khu dân cƣ gắn kế hoạch quốc phòng toàn dân.

- Đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam về các lĩnh vực liên quan đến phát triển thƣơng mại khu vực Hành lang kinh tế Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh. Thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác kinh tế - thƣơng mại dọc hành lang Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh để đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Vấn đề cần đƣợc giải quyết trong một vài năm tới là: nâng cấp các tuyến đƣờng sắt, đƣờng bộ Hà Nội - Lào Cai; xây dựng hệ thống nhà công vụ trên biên giới, nhanh chóng đặt các đại diện của doanh nghiệp thuỷ sản và nông sản chế biến tại cửa khẩu Lào Cai.

- Xúc tiến việc thành lập những đặc khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc để thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại qua biên giới Trung Quốc. Đặc khu kinh tế này đƣợc coi nhƣ những “khu thƣơng mại tự do”. Chính phủ đã cho phép Lào Cai xây dựng khu kinh tế mở Kim Thành, là nơi sẽ diễn ra kinh doanh buôn bán, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hai nƣớc và của những nƣớc khác quan tâm. Lạng Sơn đƣợc Chính phủ cho phép sử dụng 50% số thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm để đầu tƣ phát triển. Việc xây dựng những đặc khu kinh tế này bƣớc đầu mang tính chất thí điểm rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần.

3.1.5 Tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại

Chống buôn lậu luôn gắn với hoạt động thƣơng mại vì mọi quốc gia đều có chính sách thuế quan để bảo hộ mậu dịch song khu vực biên giới luôn có địa hình phức tạp cho phép buôn lậu. Tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt

94

chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại là giải pháp quan trọng đặc biệt thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại Việt - Trung. Những giải pháp chống buôn lậu đã đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc đề ra tƣơng đối toàn diện và đang tập trung chủ đạo sát sao. Tuy vậy, qua nghiên cứu vấn đề nảy sinh, ở đây đề xuất thêm một số biện pháp có thể góp thêm sức mạnh vào cuộc đấu tranh gian khổ này. Cụ thể:

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc. Đây là giải pháp cơ bản để giải quyết tệ nạn hàng hoá buôn lậu, trốn thuế, không kiểm soát đƣợc. Phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trong nƣớc sẽ hạn chế nguồn hàng nhập lậu từ nƣớc ngoài với mục đích thu lợi nhuận cao.

- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục Hải quan, tránh những bất hợp lý trong chính sách thuế làm cho buôn lậu và gian lận thƣơng mại xuất hiện.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối. Việc quản lý ngoại hối lỏng lẻo để ngoại tệ, vàng bạc đá quý trôi nổi đã cung cấp phƣơng tiện thanh toán cho hoạt động buôn lậu. Ngƣời buôn lậu hiếm khi thanh toán qua ngân hàng nên việc quản lý ngoại hối và việc kinh doanh ngoại tệ một cách chặt chẽ sẽ tạo cơ sở để ngăn chặn buôn lậu.

- Tăng cƣờng công tác phối hợp với các ngành chức năng trong tổ chức và quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, quy định rõ phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm của từng ngành, từng lực lƣợng chức năng trong đấu tranh chống buôn lậu. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lƣợng Hải quan và tạo điều kiện về phƣơng tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

- Cần có các hình thức xử lý thích hợp đối với các tổ chức và thƣơng nhân có hành vi buôn lậu hoặc gian lận thƣơng mại. Bên cạnh đó cần tuyên

95

truyền giáo dục, động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm cho dân cƣ các tỉnh biên giới trong việc chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

- Cần có hoạt động phối hợp với các lực lƣợng của Trung Quốc trong việc chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại qua biên giới. Nếu không có sự phối hợp này thì hiệu quả của công tác chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại qua biên giới sẽ không đạt hiệu quả cao.

3.1.6 Giải pháp về chính sách thuế, tài chính, tín dụng

Đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đều có quy mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao, vì thế để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trƣờng này, Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này, Nhà nƣớc nên thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp đƣợc vay vốn với lãi suất thấp, giải quyết đƣợc khó khăn về vốn lƣu động và vốn đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thị trƣờng Trung Quốc.

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa các thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng cũng nhƣ các định chế tài chính, đơn giản hoá thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Thực hiện lãi suất ƣu đãi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới.

- Thông qua ngân hàng linh hoạt hạ mức lãi suất chiết khấu để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngân hàng thực hiện chiết khấu các kỳ phiếu và

96

hối phiếu chƣa đến hạn thanh toán trong trƣờng hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu bị thiếu vốn. Nếu lãi suất chiết khấu hạ thì giá thành hàng hoá xuất khẩu cũng hạ, do đó khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam tăng lên và chúng ta mở rộng đƣợc xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải hỗ trợ thông qua các biện pháp thuế quan và tài chính bằng các cách:

- Theo quy định của ACFTA thì Việt Nam phải tiến hành cắt giảm dần thuế suất theo lộ trình đến năm 2015. Do vậy, Việt Nam cần điều chỉnh xem xét lại hệ thống chính sách ƣu đãi thuế để phù hợp với quy định của ACFTA đồng thời khuyến khích sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất nhƣng khó xuất khẩu sang thị trƣờng khác nhƣ: Xi măng, sắt thép, các loại vật liệu xây dựng khác. Nhà nƣớc phải xoá bỏ dần nhƣng triệt để các loại giá, phí, sắc thuế có tính chất phân biệt đối xử, giảm dần thuế nhập khẩu, miễn thuế hoàn toàn cho hàng hoá xuất khẩu, cải tiến thủ tục hành chính, hải quan để tránh gây phiền hà cho hoạt động xuất khẩu. Nhà nƣớc cũng cần phải thiết lập chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt theo hƣớng giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp và kích cầu cho nền kinh tế, đảm bảo theo kịp và làm chủ đƣợc những biến động của thị trƣờng.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành các đầu mối kinh doanh đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhƣ: rau quả tƣơi, thuỷ sản... Trong trƣờng hợp có thể Nhà nƣớc và các địa phƣơng hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

- Cần rà soát và xem xét lại mức lệ phí và thuế kho bãi tại các cửa khẩu để từ đó có mức thu và đối tƣợng thu phí thích hợp. Để giảm giá hàng xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần giảm hơn nữa mức thu lệ phí các loại và mức phí lƣu kho bãi tại cửa khẩu.

97

- Nhà nƣớc cần bảo vệ và hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng thƣơng hiệu để hàng Việt Nam có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng Trung Quốc, rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thƣơng hiệu, bằng phát minh, sáng chế, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo hộ thƣơng hiệu Việt Nam ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

- Để hàng hoá Việt Nam có sức cạnh tranh và thu hút đầu tƣ sản xuất hàng xuất khẩu cần giảm giá thành sản phẩm, mà trƣớc hết, cần giảm các loại chi phí giao dịch, chi phí trung gian, chi phí độc quyền. Muốn vậy nhà nƣớc cần can thiệp để có mức giá phù hợp đối với các hàng hoá, dịch vụ vốn đang đƣợc độc quyền cung ứng nhƣ nƣớc, điện, viễn thông, phí cảng vụ, cƣớc vận tải nội địa…

3.1.7. Thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”

Giải pháp quan trọng hàng đầu để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” là phải đẩy nhanh hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bao gồm xây dựng đƣờng cao tốc, đƣờng sắt, đƣờng bộ, cảng biển, nhà máy điện, viễn thông, cấp thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, hạ tầng các khu cửa khẩu…

Về phát triển đƣờng bộ, cần ƣu tiên phối hợp cùng xây dựng các tuyến đƣờng cao tốc Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái. Các tuyến đƣờng này khi xây dựng xong đạt tiêu chuẩn đƣờng cao tốc sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ qua lại giữa các địa phƣơng của Trung Quốc và Việt Nam.

Hợp tác về phát triển cảng biển, đƣờng biển: cả hai nƣớc đều có lợi thế bờ biển dài rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đƣờng biển. Hai bên tăng cƣờng hợp tác nâng cấp các cầu cảng biển nhằm nâng khả năng tiếp cận tàu hàng và giảm thời gian bốc dỡ hàng hóa.

98

Về đƣờng hàng không, phát triển sân bay quốc tế Nội Bài thành điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa có sức cạnh tranh trong khu vực, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cấp sân bay Cát Bi (Hải Phòng), xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh).

Hợp tác phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thƣơng mại và các chợ biên giới: để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động thƣơng mại vùng biên hai nƣớc, việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm thƣơng mại và hệ thống chợ vùng biên là xu thế tất yếu.

3.1.8 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

Con ngƣời là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, ngoài việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi công nhân lành nghề. Hiện nay, nƣớc ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Cho nên dẫn tới tình trạng sản xuất hàng hoá: chất lƣợng hàng kém, không đồng đều và kiểu dáng còn đơn điệu, thiếu tính sáng tạo. Vì thế mà khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá rất thấp. Do vậy để khắc phục tình trạng này chúng ta cần chú trọng tổ chức nhiều chƣơng trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực, các ngành kinh tế để tạo ra một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất, chế biến. Đồng thời, chúng ta nên phối hợp với các nƣớc và các tổ chức quốc tế để gửi các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ có triển vọng của ta ra nƣớc ngoài đào tạo. Nếu chỉ chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thì chƣa đủ mà phải có một đội ngũ cán bộ thƣơng mại giỏi nữa thì mới có thể đƣa những sản phẩm có chất lƣợng cao tới đƣợc ngƣời tiêu dùng Trung Quốc. Nhƣ thế

99

cũng vẫn chƣa đủ mà phải có cả một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thì mới đƣa doanh nghiệp phát triển lên đƣợc.

Việc nâng cao trình độ của cán bộ thƣơng mại là công chức nhà nƣớc thuộc trách nhiệm của Chính phủ, còn việc nâng cao trình độ của cán bộ thƣơng mại, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật làm việc tại doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Tại thời điểm này do có hạn chế về kinh phí và nhận thức nên các doanh nghiệp chƣa coi trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý, cán bộ thƣơng mại, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy, Nhà nƣớc cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, trong việc thực hiện và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu để họ có thể chủ động và linh hoạt trong việc ra quyết định đối với hoạt động kinh doanh của mình ở thị trƣờng có tiềm lực và hết sức năng động nhƣ Trung Quốc.

- Nhà nƣớc cần chú trọng tổ chức các chƣơng trình đào tạo chuyên sâu về thƣơng mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty thƣơng mại có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại và tuyển chọn lại cán bộ thƣơng mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)