Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 91)

Kết cấu hạ tầng thƣơng mại ở nhiều khu vực phía Bắc nƣớc ta đặc biệt là vùng biên giới còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu mở rộng quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc trong những năm sắp tới.

- Cần chú ý trƣớc hết đến nâng cấp, bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống nhà công vụ đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động thƣơng mại ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác.

Kết cấu hạ tầng cần đƣợc chú ý xây dựng các kho tàng đủ diện tích và bảo đảm các thông số kỹ thuật cần thiết để lƣu giữ bảo quản hàng hoá xuất khẩu. Khẩn trƣơng xây dựng khu thƣơng mại biên giới chuyên về kinh doanh thuỷ sản đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về loại hàng này bên phía Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh đủ điều kiện để bảo quản và trữ hàng thuỷ sản đảm bảo điều tiết chủ động theo biến động của thị trƣờng và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp trong trƣờng hợp đã từ chối nhận hàng hoặc phẩm cấp hàng bị hạ thấp.

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, tạo điều kiện vận chuyển thông thoáng, dễ dàng hàng hoá từ các địa phƣơng của ta xuất khẩu sang Trung Quốc với chi phí vận chuyển thấp. Đặc biệt, xuất khẩu hàng thuỷ hải sản đòi hỏi phải đƣợc

91

trang bị các toa lạnh đƣờng sắt chuyên dùng. Loại toa này đến nay vẫn chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng.

Nhanh chóng thành lập một số văn phòng giao dịch trao đổi hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ở những nơi cần thiết để doanh nghiệp của ta có điều kiện tăng cƣờng liên hệ với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu, giới thiệu thƣờng xuyên hàng hoá sản phẩm, đặc biệt là hàng thuỷ hải sản. Cũng do việc tiếp thị chƣa tốt, hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng Trung Quốc chƣa đáng kể, mặc dù thị trƣờng này có nhu cầu tiêu thụ lớn và không quá khắt khe.

- Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ hoạt động thƣơng mại khu vực miền núi biên giới phía Bắc đang có những yêu cầu bức xúc. Vấn đề này liên quan trƣớc hết đến việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ sức khoẻ, kỹ năng và kiến thức thực thi nhiệm vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh và quản lý. Trong điều kiện của các tỉnh miền núi vùng biên, việc đầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực có nhiều khó khăn, phải từng bƣớc vững chắc và kiên trì, đảm bảo tinh liên tục và lâu dài. Đặc biệt, hệ thống chợ biên giới là một trong những cơ sở vật chất quan trọng phục vụ trực tiếp giao lƣu kinh tế với các nƣớc láng giềng. Các tỉnh biên giới cần nhanh chóng quy hoạch mạng lƣới chợ, có kế hoạch từng bƣớc đầu tƣ xây dựng và tăng cƣờng quản lý chợ theo những nguyên tắc quy định về biên giới giữa hai nƣớc và quy chế quản lý chợ của nƣớc ta.

- Bên cạnh sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, các địa phƣơng, các doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện phƣơng thức “Nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhân dân cùng đóng góp” để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu việc này không làm tốt đƣợc thì nó sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình hội nhập kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc.

92

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và những tác động đến quan hệ thương mại Việt - Trung (Trang 91)