Đối với thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 31)

Tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình 60%) và quan trọng nhất trong hoạt động TTQT của chi nhánh Thăng Long

- Về L/C nhập khẩu:

Hoạt động L/C nhập khẩu của Chi nhánh BIDV Thăng Long trong những qua chịu nhiều tác động của biến động trên thị trường quốc tế nên có sự tăng trưởng không ổn định.

Bảng 2.3: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Mở L/C 543 149.888,2 502 173.319,09 404 106.725,78 Thanh toán L/C 753 207.856 636 225.309,36 552 150.058,62

Biểu đồ 2.3: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị: Số món

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT củaChi nhánh BIDV Thăng Long)

Theo bảng 2.3, qua ba năm số món mở L/C luôn nhỏ hơn số món thanh toán L/C nhập khẩu. Trong năm 2007, số món mở L/C là 543 món, số món thanh toán là 753 món. Nhưng sang đến năm 2008, số món mở và thanh toán L/C nhập khẩu giảm đi. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung và sự thay đổi trong việc sử dung phương thức thanh toán trong TTQT. Năm 2008 số món mở L/C giảm đi nên giá trị L/C mở cũng giảm đi, nhưng số tiền thanh toán L/C lại tăng lên so với năm 2007, nguyên nhân là do một số lượng lớn L/C được mở trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 mới được thanh toán. Đến năm 2009, số món mở L/C giảm mạnh so với năm 2008 và đặc biệt số món thanh toán L/C nhập khẩu. Năm 2010, phương thức L/C tiếp tục có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính là do tác động tiêu cực của cuộc khủng khoảng kinh tế Thế giới năm 2008 khiến hoạt động XNK trì trệ cộng với qui trình phức tạp

của phương thức L/C đã khiến vị trí độc tôn xưa nay của phương thức này không còn nữa.

- Về L/C xuất khẩu:

Bảng 2.4: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền

Thông báo L/C 74 7.992 85 14.790 34 3.313,38

Gửi chứng từ đi 115 12.420 121 21.054 56 5.662,56

Thanh toán L/C 85 9.180 97 16.878 54 6.001,9

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT củaChi nhánh BIDV Thăng Long)

Biểu đồ 2.4: Tình hình TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị : Số món

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT củaChi nhánh BIDV Thăng Long)

L/C xuất khẩu trong những năm qua cũng có xu hướng tăng trong năm 2008 sau đó giảm mạnh. Năm 2007 số món thông báo L/C là 74 món trị giá 7.992 nghìn USD, số món gửi chứng từ đi là 115, trị giá 12.420 nghìn USD và số món thanh toán L/C là 85 món trị giá 9.180 nghìn USD. Sang đến năm 2008, tổng giá trị thông báo và thanh toán L/C nhập khẩu của Chi nhánh BIDV Thăng Long lại tăng mạnh. Năm 2008, tổng giá trị thông báo tăng 6.798 nghìn USD và tổng giá trị thanh toán tăng 7.698 nghìn USD. Năm 2009, tổng giá trị L/C thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu đều giảm xuống. Tổng giá trị thông báo L/C đạt 3.313,38 nghìn USD, giảm 803 triệu USD so với năm 2008 và tổng giá trị thanh toán L/C đạt 6.001,9 nghìn

USD, giảm 10.876,1 nghìn USD (Xem bảng 2.4). Theo dự báo của các chuyên gia

phương thức L/C sẽ có xu hướng giảm dần trong các năm kế tiếp. Nguyên nhân là do có sự thay đổi trong cơ cấu TTQT tại Chi nhánh Thăng Long, thanh toán theo phương thức nhờ thu và chuyển tiền tiếp tục tăng lên, đồng thời Chi nhánh BIDV Thăng Long còn phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các NHTM khác trong lĩnh vực.

Bảng 2.5: Cơ cấu TTQT tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị: 1000 USD

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị thanh toán Tỷ lệ (%) Giá trị thanh toán Tỷ lệ (%) Giá trị thanh toán Tỷ lệ (%) Nhờ thu 11.357,56 2,4 12.334,06 2,17 5.043,54 1,34 Chuyển tiền 71.771,08 15 104.729,6 18,43 100.210,3 26,6 L/C 387.336,2 82,6 451.350,45 80,4 271.762,24 72,06 Tổng cộng 470.465 100 568.414 100 377.016 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thăng Long từ năm 2007-2009)

Đơn vị : %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long từ 2007-2009) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua biểu đồ trên ta thấy: trong TTQT, phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, sau đó là phương thức chuyển tiền. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức chiếm tỷ trọng cao và quan trọng nhất trong hoạt động TTQT của Chi nhánh Thăng Long. TTQT là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện ngày nay kinh tế- chính trị Thế giới có nhiều biến động thì đảm bảo an toàn trong thanh toán, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán cho mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Thăng Long lại có xu hướng giảm, khách hàng cũng bắt đầu chuyển dần sang sử dụng phương thức chuyển tiền khiến tỷ trọng của phương thức này trong tổng giá trị TTQT tăng lên. Trong năm 2007 giá trị thanh toán theo phương thức này chỉ chiếm khoảng 15% tổng giá trị TTQT, năm 2008 con số này đã tăng lên 18,43% và năm 2004 tiếp tục tăng lên 26,6%. Phương thức tính dụng chứng từ có xu hướng tăng là do mức độ tin tưởng thanh toán giữa hai bên tăng lên và phương thức này có tốc độ thanh toán nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán.

2.2. Các biện pháp Chi nhánh BIDV Thăng Long đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQTnâng cao hiệu quả hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 31)