Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2010 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 55)

BIDV đã trở thành một trong bốn NHTM quốc doanh có ảnh hưởng lớn nhất

đến thị trường tài chính Việt Nam. Vừa qua BIDV đã lọt vào top 10 ngân hàng được yêu thích nhất năm 2010. Điều này chứng tỏ các hoạt động tài chính và dịch vụ của BIDV được đánh giá khá cao. Thanh toán quốc tế cũng là một mảng thành công của BIDV. Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Nông nghiệp… cho thấy xét về thị phần TTQT thì BIDV đứng thứ 3 trong số các NHTM.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hòi Chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của mình. Nhận thức được điều này, ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề ra chiến lược, định hướng phát triển hoạt động TTQT giai đoạn 2010 - 2015, trọng tâm 2010 như sau:

Thứ nhất, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm mới của BIDV, khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế truyền thống của Chi nhánh nhằm đảm bảo thu dịch vụ ròng chiếm 30% tổng thu nhập của Chi nhánh.

Thứ hai, thực hiện tăng trưởng TTQT cao, an toàn và hiệu quả.

Để làm được điều này Chi nhánh đã cụ thể hóa bằng 2 nhiệm vụ trọng tâm sau: - Nâng cao công tác thẩm định dự án, thẩm định tài sản, mở rộng thanh toán quốc tế ngoài quốc doanh bám sát luồng tiền của doanh nghiệp.

- Tích cực, tập trung thu hồi nợ xấu, lãi treo, giảm tới mức tối đa 2 chỉ tiêu này. Do đó, Chi nhánh cần hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn, lành mạnh hóa chất lượng TTQT, kiên quyết xử lý tài sản của các khách hàng không có khả năng trả nợ để thu hồi lãi treo.

nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển và mở rộng nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh.

Thứ bốn, ưu tiên phát triển các dịch vụ xuất phát từ nhu cầu và khả năng chấp nhận của doanh nghiệp, cá nhân và điều kiện sẵn có của Chi nhánh.

Thứ năm, việc mở rộng các dịch vụ về số lượng, nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế đòi hỏi Chi nhánh Thăng Long phải đổi mới cơ chế, chính sách quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là trình độ và năng lực của nhân viên giao dịch.

Thứ sáu, thực thi chính sách phí mềm dẻo, bám sát theo thực tế yêu cầu sức mua của thị trường từng giai đoạn trên nguyên tắc dịch vụ chất lượng cao thì phí cao hơn; cung cấp hệ thống các dịch vụ khép kín với giá trọn gói, có thể chấp nhận lỗ dịch vụ này để thu lãi ở dịch vụ khác lớn hơn hoặc lỗ trong ngắn hạn để thu lãi trong dài hạn.

Thứ bảy, phân loại khách hàng, chăm sóc, duy trì các khách hàng truyền thống, nhất là các khách hàng lớn; phát triển các khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 55)