Hiệu quả TTQT tại Chi nhánh qua một số chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 41)

2.3.2.1. Doanh số TTQT

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Thế giới có những biến động mạnh mẽ, đó là nạn khủng bố quốc tế, chiến tranh...Kinh tế trong nước tuy liên tục tăng trưởng nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém nhất định: thị trường tiền tệ chưa ổn định, các NHTM gặp khó khăn về vốn khả dụng, nền kinh tế tiếp tục nhập siêu. Điều này

đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT của các NHTM, trong đó có Chi nhánh BIDV Thăng Long.

Mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng với sự cố gắng nỗ lực, cán bộ nhân viên Chi nhánh BIDV Thăng Long đã khắc phục được những khó khăn, tận dụng những lợi thế của ngân hàng để mở rộng và phát triển hoạt động TTQT, góp phần vào sự phát triển chung của Chi nhánh Thăng Long.

Bảng 2.7:Tình hình TTQT tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng GTTTQT của toàn hệ thống BIDV Tổng GTTTQT

qua CHI NHÁNH Thăng Long

Tỷ trọng so với hệ thống BIDV(%) Tổng giá trị +/- (%) so với năm trước

2006 27.131,43 379,84 - 1,4%

2007 32.445,86 470,465 +23,86% 1,45%

2008 36.436,8 568,414 +20,82% 1,56%

2009 23.564,75 377,016 -33,67% 1,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt độngTTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long)

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy trong những năm từ 2006 đến 2008 cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung tổng giá trị TTQT qua Chi nhánh BIDV Thăng Long có xu hướng tăng mạnh từ 379,84 triệu USD lên 568,414 triệu USD. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới 2008, hoạt động XNK giảm mạnh, theo đó tổng giá trị TTQT nói chung, tổng giá trị TTQT của BIDV có xu hướng giảm xuống ( từ 568,414 triệu USD năm 2008 xuống còn 377,036 trong năm 2009). Tuy vậy tỷ trọng TTQT qua Chi nhánh BIDV Thăng Long so với toàn hệ thống BIDV luôn tăng dần qua các năm ( từ 1,4% năm 2006 lên 1,6% năm 2009). Điều này có được là do Nhà nước đã có những thay đổi trong chính sách hoạt động của các ngân hàng và tinh thần phục vụ hết mình của cán bộ làm nghiệp TTQT của phòng tài trợ thương mại. Kết quả trên cũng cho thấy hoạt động TTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long ngày càng phát triển, ngày càng được khách hàng tín nhiệm.

2.3.2.2. Doanh thu từ hoạt động TTQT

Thu nhập từ hoạt động TTQT chủ yếu là phí dịch vụ, đây cũng là bộ phận đóng góp đáng kể vào thu nhập chung của Chi nhánh Thăng Long.

Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, ngân hàng thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ cụ thể như: phí mở, tu chỉnh L/C, phí thanh toán L/C, phí gửi và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất (L/C, nhờ thu), phí thanh toán chuyển tiền đi, chuyển tiền đến…Khi doanh thu phí TTQT tăng lên chứng tỏ hoạt động TTQT được mở rộng. Điều này cũng cho thấy chất lượng TTQT được nâng lên, thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch.

Qua nhiều lần thay đổi, tiếp thu ý kiến từ khách hàng và đã có tham khảo biểu phí của các ngân hàng khác, BIDV đã xây dựng được biểu phí cho hoạt động TTQT. Việc quy định mức phí hợp lý, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong nước.

Với việc đưa ra một biểu phí hợp lý, thu nhập từ hoạt động TTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long không ngừng tăng lên qua các năm.

Tổng phí thu được năm 2007 là 7,82 nghìn USD.

Tổng phí thu được năm 2008 là 9,82 nghìn USD (tăng 25,57% so với 2008) Tổng phí thu được năm 2009 là 10,2 nghìn USD (tăng 3,87% so với 2009). 9 tháng đầu năm 2010, tổng thu phí của chi nhánh cũng đã đạt mức 5,328 nghìn USD.

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh BIDV Thăng Long từ 2007-2010)

Kết quả trên cho thấy Doanh thu từ hoạt động TTQT tại Chi nhánh BIDV Thăng Long không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ hoạt động TTQT ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào hoạt động chung của toàn Chi nhánh.

Biểu đồ 2.7: Doanh thu TTQT tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

( Nguồn: Phòng TTQT Chi nhánh BIDV Thăng Long)

2.3.2.3. Cơ cấu TTQT

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thăng Long các năm 2007, 2008, 2009 ta thấy tỷ trọng hàng xuất khẩu trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng từ 24,6% (năm 2007) lên 30,4% (năm 2008) và đạt 48,5% (năm 2009). Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh dấu sự tăng trưởng nhanh, đúng định hướng kinh doanh của Chi nhánh Thăng Long bằng cách đưa ra các giải pháp, kết hợp chặt chẽ giữa công tác khách hàng, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ…nhằm tăng thu hút khách hàng xuất khẩu, tăng khả năng tái tạo ngoại tệ, từng bước cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tỷ trọng hàng xuất khẩu trong doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh tăng cao cũng là một yếu tố tích cực giúp phát triển nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ…

2.3.2.4. Số lượng khách hàng sử dụng TTQT tại Chi nhánh BIDV Thăng Long

Chi nhánh Thăng Long tiền thân là NHTM có truyền thống trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, tại thời điểm năm 2002, 100% khách hàng tại Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, rất ít khách hàng có hoạt động xuất nhập

khẩu và TTQT. Tuy nhiên, đến nay với tinh thần phục hết mình, không ngừng nỗ lực cố gắng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên Chi nhánh BIDV Thăng Long và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, số lượng khách hàng đến với Chi nhánh BIDV Thăng Long nói chung và hoạt động TTQT nói riêng ngày càng tăng lên.

Trong quá trình hoạt động, Chi nhánh không chỉ phục vụ tốt những khách hàng sẵn có mà còn chủ động tìm kiếm, thu hút thêm nhiều khách hàng. Kết quả thống kê của phòng TTQT - Chi nhánh BIDV Thăng Long thực hiện vào cuối tháng 9 năm 2010 cho thấy số lượng khách hàng hiện tại của chi nhánh đã lên đến 60 khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty liên doanh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp đến thương mại dịch vụ, xây dựng…Trong đó phải kể đến những doanh nghiệp lớn như công ty Hiệp Hòa, Hồng Hải, Hòa Bình, Thăng Long - Bộ Công An, công ty trách nhiệm hữu hạn Sen, Công ty Nhất Trí Thành, công ty VMS…

2.3.2.5. Tính đa dạng của các phương thức TTQT

Hiện tại Chi nhánh hầu như chỉ thực hiện các dịch vụ TTQT truyền thống như mở, thanh toán L/C trả ngay, trả chậm, thông báo, chiết khấu, thanh toán L/C xuất khẩu, thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu, nhờ thu, séc.

2.3.2.6. Thời gian thực hiện giao dịch

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch TTQT theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch ở đây bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và mục tiêu đặt ra của NHTM. Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ TTQT cụ thể và được công khai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh toán. Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, góp

phần nâng cao chất lượng TTQT.

Bảng 2.8: Tiêu chuẩn chất lượng TTQT tại Chi nhánh Thăng Long

TT Loại nghiệp vụ Yêu cầu

I. Thời gian

1 Duyệt hồ sơ xin mở L/C 7 ngày

2 Phát hành L/C 1 ngày

3 Phát hành sửa đổi L/C 1 ngày

4 Thông báo L/C và Thông báo sửa đổi L/C 1 ngày 5 Kiểm tra chứng từ theo L/C xuất khẩu 2 ngày 6 Thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập

khẩu

1 ngày

7 Chiết khấu bộ chứng từ XK ½ ngày

8 Gửi chứng từ đòi tiền ½ ngày

9 Thông báo bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu ½ ngày

10 Chuyển tiền đi 1 ngày

11 Chuyển tiền đến 1 ngày

II. Tính chính xác Đúng chỉ dẫn và qui định của NH

III. Tính thông lệ Mọi nghiệp vụ được thực hiện theo qui định của BIDV phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật VN

IV. Thái độ phục vụ Lịch sự, nhiệt tình, đúng mực

(Nguồn: Quy định tiêu chuẩn chất lượng giao dịch của Chi nhánh Thăng Long)

Nhìn chung, các nghiệp vụ TTQT tại Chi nhánh được thực hiện đúng trong khung thời gian cho phép. Việc mở L/C thường chỉ mất 01 ngày để phát hành sau khi nhận được tờ trình của phòng Tín dụng hoặc khách hàng đáp ứng đủ điều kiện. Các giao dịch thanh toán L/C đúng thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc theo UCP 500 và 5 ngày làm việc theo UCP 600. Thời gian để chuyển tiền đi, hạch toán tiền về

của khách hàng cũng diễn ra trong ngày làm việc. Như vậy, về mặt thời gian thực hiện giao dịch, Chi nhánh Thăng Long đảm bảo theo đúng mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.3.2.7. Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp

Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, lỗi tác nghiệp phát sinh không thể tránh khỏi. Các lỗi phát sinh có ở tất cả các khâu, các nghiệp vụ từ thiếu hồ sơ, chứng từ đến lỗi trong quá trình soạn điện, hậu kiểm. Theo thống kê của cán bộ kiểm soát rủi ro tác nghiệp tại Chi nhánh số lỗi tác nghiệp của phòng TTQT Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009 đã phát sinh 5 lỗi. Con số này tuy không đáng kể nhưng cũng đã phần nào ảnh hưởng đến uy tín của Chi nhánh trong lĩnh vực TTQT.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long thời kì hội nhập (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w