Phương thức nhờ thu được BIDV thực hiện từ năm 1998. Hiệu quả của phương thức này đáng khích lệ, nó giúp cho sản phẩm ngân hàng đa dạng, phong phú hơn và đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 thángđầu năm 2010 Số
món Số tiền mónSố Số tiền mónSố Số tiền mónSố Số tiền
1.Nhờ thu NK 300 10.289,64 261 10.423,39 146 3.371,8 28 439,98 -Thông báo 158 5.419,21 140 5.591,10 74 1.855,02 12 162,64 -Thanh toán 142 4.870,43 121 4.83,29 72 1.516,78 16 277,34 2.Nhờ thu XK 38 1.067,92 120 1.910,67 70 1.671,74 20 678,88 -Gửi 18 505,86 58 923,49 34 769,13 10 339,44 -Thanh toán 20 562,06 62 987,18 36 902,61 10 339,44
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long từ 2007-2010)
Biểu đồ 2.1: Tình hình TTQT theo phương thức nhờ thu tại Chi nhánh BIDV Thăng Long
Đơn vị: số món
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của Chi nhánh BIDV Thăng Long từ 2007-2010)
Phương thức nhờ thu là phương thức luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long. Nguyên nhân phương thức này ít được doanh nghiệp lựa chọn là do nhờ thu là phương thức thanh toán phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của nhà NK. Mặt khác, trong những năm vừa qua nền kinh tế Thế giới và khu vực với nhiều biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam trong đó có Chi nhánh Thăng Long.
Về nhờ thu nhập khẩu, căn cứ vào bảng 2.1 có thể thấy qua ba năm số món cũng như số tiền thông báo và thanh toán nhờ thu có xu hướng giảm mạnh. Nếu như năm 2007 có 300 món nhờ thu NK thì đến năm 2008 số món chỉ còn 261, giảm tương đương 13% so với năm 2007. Năm 2009 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Thế giới. Mặc dù những tháng cuối năm có dấu hiệu phục hồi song tình trạng thất nghiệp, nợ công và rủi ro trong lĩnh vực tài chính vẫn tồn tại. Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, mức suy giảm thương mại quốc tế trong năm 2009 đạt 9%, mức cao nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai: lượng xuất khẩu từ các nước phát triển giảm 10%; còn tại các nước đang phát triển, nơi vốn lệ thuộc nhiều vào xuất khẩu, tốc độ suy giảm dao động trong khoảng từ 2 - 3%. Đây là hệ quả tất yếu khi hoạt động kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới đều thu hẹp, đặc biệt tại châu Á. Sự suy giảm này đã tác động mạnh đến hoạt động TTQT của Việt Nam, nơi có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 160,7% GDP. Do đó năm 2009 số tiền thanh toán chỉ đạt 3.371,8 nghìn USD, giảm 11% so với năm 2008.
Ngược lại, nhờ thu xuất khẩu lại có xu hướng tăng trong năm 2008. Nếu như năm 2007 số tiền thanh toán nhờ thu xuất khẩu là 1.067,92 USD thì năm 2008 số tiền thanh toán nhờ thu xuất khẩu đạt 1.910,67 nghìn USD. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới con số này chỉ là 1.671,74 nghìn USD.