Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 26)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA, BAO BÌ VINH

2.1.3Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh

bì các loại, phấn đấu trở thành đơn vị mạnh về lĩnh vực sản xuất, cung cấp vỏ bao cho ngành xi măng, nông sản, phân bón và ngành nghề khác trên phạm vi toàn quốc.

b. Chiến lược về tài chính:

- Duy trì cơ cấu tài chính lành mạnh và phù hợp để giảm rủi ro tài chính cho công ty cũng như đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của công ty và phân tích tình hình thị trường để tiếp cận và tìm cách huy động vốn vay từ ngân hàng thương mại , phát hành tăng vốn và tham gia thị trường chứng khoán.

- Công tác kế toán đảm bảo kịp thời, đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo tiến độ thu hồi công nợ tốt. Trích nộp ngân sách và thanh toán cổ tức đúng đủ và kịp thời.

c. Chiến lược về nhân lực:

- Kiện toàn bộ máy quản lý tinh gọn , hiệu quả. - Tăng cường đào tạo tại chổ nguồn nhân lực.

- Thu hút thêm nhân lực có năng lực từ bên ngoài vào vào làm việc tại vị trí chủ chốt.

- Có chính sách động viên khuyến khích lực lượng lao động có năng lực, tâm huyết với công ty.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh bì Vinh

Bộ máy quản lý của công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, quyền quyết định cao nhất thuộc về giám đốc, mỗi cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tiếp. Các phó giám đốc, quản đốc sử dụng quyền mà giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực công việc được phân công hoặc đơn vị mình phụ trách.

a. Hội đồng quản trị:

Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề về mục đích, quyền lợi của công ty. Có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác

b. Ban giám đốc:

Là những người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của công ty dưới sự chỉ đạo giám sát của hội đồng quản trị bao gồm:

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Ban giám đốc Phòng KH- KT Phòng thị trường Phòng tài chính- kế toán Phòng quản trị hành chính

PX kéo sợi PX dệt PX tạo hình PX hoàn

Giám đốc và hai phó giám đốc, trong đó giám đốc là người điều hành cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động của công ty.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ hỗ trợ giúp cho giám đốc và chỉ đạo trực tiếp các bộ phận được phân công, ủy quyền.

Phó giám đốc tổ chức là người điều hành cán bộ , luân chuyển và sắp xếp công việc, quản lý nhân viên, tuyển dụng cán bộ.

c. Phòng thị trường:

Phòng thị trường là cơ quan tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, giám đốc về công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chiến lược thị trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thị trường dài hạn, ngắn hạn và đột xuất, khai thác tìm kiếm, mở rộng thị trường, mở rộng công tác dịch vụ sau bán hàng, mối quan hệ khách hàng. Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả công tác và tình hình thị trường hàng tháng, quỹ, năm liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý, chỉ đạo và điều hành công tác vận tải, thuê xe vận tải, giao hàng, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và phương tiện tham gia giao thông. Điều hành công tác bốc xếp hàng hóa phương tiện vận tải đi tiêu thụ.

d. Phòng kế hoạch- kỹ thuật:

Có chức năng nhiệm vụ trong các lĩnh vực: tính gía thành kế hoạch, soạn thảo hợp đồng mua bán, chào bán giá, đảm bảo nguyên vật liệu, quản lý vật tư, hàng hóa, là trung tâm điều hành và phối hợp giữa các phòng ban phân xưởng thực hiện kế hoạch SXKD. Lập kế hoạch mua bán phụ tùng , vật tư thay thế bổ sung cải tạo, xây dựng chiến lược duy trì hệ số đảm bảo công suất khai thác của máy móc thiết bị.

Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính và công tác thống kê của công ty. Quản lý tài sản, vật tư, hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm, các loại tiền, thu hồi và thanh toán công nợ, đảm chi tiêu đúng kế hoạch, đúng chế độ của nhà nước và đúng quy định của công ty

f. Phòng quản trị - hành chính

Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo lao động, tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp chế trong công ty. Xây dựng và thực hiện các phương án bảo vụ, an ninh chính trị, kinh tế, giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành luật . Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương thu nhập trong toàn công ty.

g. Các phân xưởng và tổ sản xuất:

Các phân xưởng hoạt động theo nguyên tắc dây chuyền, sản phẩm của phân xưởng này là nguên vật liệu, bán thành phẩm của phân xưởng kia do vậy đòi hỏi công việc sản xuất phải có sự phối hợp một cách nhịp nhàng và ăn khớp nhau. Các phân xưởng, tổ sản xuất thực hiện các nhiệm vụ sản xuất , các chỉ tiêu kinh tế do Giám đốc giao cho

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 26)