Hoàn thiện chính sách sản phẩm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 58)

PHẦN NHỰA, BAO BÌ VINH

3.2.2Hoàn thiện chính sách sản phẩm:

3.2.2.1 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm: nó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì tiêu thụ sẽ khó khăn và ngay cả khi giá bán rẻ vẫn không được khách hàng chấp nhận. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Ý thức điều đó, nên hiện nay các nhà sản xuất luôn cố gắng sao cho sản phẩm của mình có chất lượng tốt nhất. Vì thế diễn ra một sự chạy đua cạnh tranh nhau rất quyết liệt giữa những nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện có, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị:

Mặc dù máy móc thiết bị của công ty hiện nay rất hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng. nhưng không thể chỉ biết khai thác mà không quan tâm tới việc duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sản phẩm sản xuất ra mười cái như một về chất lượng. Muốn vậy công ty cần đặt ra các định mức kỹ thuật về nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa. thời gian sửa chữa, bảo dưỡng. Đồng thời căn cứ vào đó để công ty có

thể thưởng, phạt một cách công bằng những người có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy.

Ngoài ra, công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực trạng của máy móc thiết bị. Công tác bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sử dụng máy, lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa hạn chế sự hỏng hóc tiết kiệm chi phí sửa chữa.

- Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất và đội ngũ bán hàng

Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn chưa chịu sự chi phối của người điều hành đó. Hiện nay Công ty có một đội ngũ công nhân với tay nghề vững chắc. Nhưng trong điều kiện đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, thì chất lượng của lao động sống không phải chỉ dừng ở đó, mà cấn thiết phải tốt hơn. Để thực hiện điều đó có thể áp dụng các hình thức như:

+ Công ty cần liên tục và thay phiên đào tạo tay nghề cho người lao động để họ thích ứng với điều kiện làm việc với máy móc mới, hiện đại. Khuyến khích người lao động cải tiến điều kiện lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, có sáng kiến về kiểu dáng và mẫu mã củ sản phẩm hay hiểu biết về những sản phẩm mà doanh nghiệp chưa có.

+ Tuyển dụng những kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá tình đổi mới sản xuất và kinh doanh, đồng thơi cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ sẵn có của công ty.

+ Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn bộ công ty.

+ Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất.

+ Tổ chức các cuộc thi đua giữa tổ, nhóm, phân xưởng khác nhau một mặt vừa khuyến khích nâng cao tay nghề, một mặt giúp họ ý thức hơn trong quá trình sản xuất, tổ chức cuộc họp trong các tổ, nhóm để rút kinh nghiệm trong lao động và kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ những công nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn cũng như là việc làm cần thiết để công nhân tập trung vào sản xuất.

Đời sống người dân càng nâng cao thì nhu cầu về cái đẹp, về hình thức đòi hỏi ngày càng quan trọng. Công ty nên không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã sản phẩm bởi vì theo nghiên cứu thì sản phẩm có bao bì bắt mắt thì sẽ thu hút được khách hàng lớn hơn rất nhiều. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi các nhà kỹ thuật của công ty phải nghiên cứu sang tạo nhiều mẫu mã mới. Còn bộ phận tài chính có trách nhiệm tính toán trên các chi phí bỏ ra tạo điều kiện đầu tư cho kỹ thuật nghiên cứu, để cho ra đời nhiều sản phẩm kiểu dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.

Công ty cũng cần không ngừng nghiên cứu công nghệ mới bởi vì hiện nay bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu cấp bách, trong khi đó sản phẩm bao bì lại có thể nguy hại rất lớn đến chất lượng môi trường, công ty cần sớm nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nếu có thể, cố gắng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong việc áp dụng công nghệ sản xuất bao bì bảo vệ môi trường.

Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữư hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để khách hàng lựa chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm công ty phải chú trọng công tác quản lý giá thành đó là hệ thống công tác từ việc hạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt. Công ty cũng nên tăng cường tìm hiểu về các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu trong nước đảm bảo chất lượng mà giá thành thấp hơn so với nguyên liệu nhập ngoại. Hiện nay, công ty giấy Hoàng Văn Thụ đã phối hợp với các doanh nghiệp trong tổng công ty giấy Việt Nam sản xuất được giấy Kraft đảm bảo chất lượng.

2.3.3.1 Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành nên giá thành của toàn bộ sản phẩm của công ty. Muốn hạ giá thành sản phẩm, một trong những giải pháp phải kể tới là hạ thấp chi phí quản lý của công ty. Chi phí quản lý bán hàng của công ty thường chiếm tỷ lệ cao trong công tác quản lý chung về sản xuất kinh doanh của công ty. Cần bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý đúng số lượng cần thiết và phù hợp với yêu cầu của công việc, của từng thị trường. Tổ chức bán hàng phải ổn định nhưng phải linh hoạt, ổn định để chịu đựng những tổn thất nhân sự giám sát điều hành, đồng thời tổ chức phải đủ linh hoạt để biến đổi điều chỉnh theo các biến đổi ảnh hưởng đến công ty trong ngắn hạn như biến động thị trường.

3.2.2.3 Giảm chi phí cố định, chi phí điện nước: * Các biện pháp giảm chi phí cố định:

Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, công ty có thể giảm chi phí cố định này trong đơn vị sản phẩm bằng cách tăng cường khối lượng

sản phẩm tiêu thụ và tìm cách tiêu thụ với phương châm “nhập đến đâu tiêu thụ hết đến đó”.

Đối với chi phí cố định là chi phí gián tiếp, công ty có thể giảm tỷ lệ chi phí này trong giá thành sản phẩm bằng cách giảm tỷ lệ lao động trong lực lượng lao động của công ty.

* Các biện pháp giảm chi phí điện nước:

Mặc dù chi phí về nhiên liệu điện nước chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm nhưng tiết kiệm chi phí này cũng làm lợi đáng kể cho công ty:

- Cần khuyến khích mọi người tiết kiệm điện, sử dụng dây tải điện tốt để tránh sự hao tổn đường dây.

- Cần cải tạo lại hệ thống nước ở công ty, lắp đặt đồng hồ đo nước, giáo dục cho mọi người trong công ty có ý thức tiết kiệm nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Nhựa, bao bì Vinh (Trang 58)