Thực trạng triết lý khách hàng và phân tích TOWS động của các công ty k inh doanh dịch vụ gia t rị gia tăng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 77)

DI ĐỘNG MOBIFONE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

2.3.1. Thực trạng triết lý khách hàng và phân tích TOWS động của các công ty k inh doanh dịch vụ gia t rị gia tăng

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ GTGT, các công ty cung cấp dịch vụ luôn đặt ra triết lý kinh doanh hướng đến sự tiện lợi của khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng cả về tiện ích của sản phẩm và phù hợp với nhu cầu của họ. Thực hiện triết lý này, các công ty không ngừng khai thác thông tin, nghiên cứu thị trường để cập nhật nhu cầu người dùng một cách nhanh nhất, kết hợp với thế mạnh của doanh nghiệp để sáng tạo ra các sản phẩm GTGT bắt kịp với mong muốn của khách hàng. Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ GTGT đang nỗ lực thực hiện theo triết lý kinh doanh của mình, tuy nhiên vẫn việc thực hiện chưa thực sự triệt để. Nguyên nhân có thể do sự thiếu chủ động từ phía nguồn cung nhưng cũng một phần do phía cầu tăng lên quá nhanh cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, các CP trong khi thực hiện marketing sản phẩm và nghiên cứu thị trường chỉ tập trung nguồn lực khai thác nhu cầu chung, nhu cầu tổng quát và của phần đông khách hàng mà chưa chú trọng đến đặc điểm riêng có tính đặc thù của các phân đoạn và phân nhóm đơn lẻ. Điều này đôi khi ảnh hưởng đến hoạt động marketing của CP do khách hàng có vai trò quyết định đến hoạt động của khách hàng, càng khai thác tốt

thông tin về đặc điểm và nhu cầu của khách hàng thì các CP càng thành công với chiến lược marketing cũng như chiến lược kinh doanh của mình.

Bảng 2.1. Phân tích TOWS của các công ty kinh doanh dịch vụ GTGT trên mạng Mobifone Mô hình ma trận TOWS Điểm mạnh (Strengths) - S1: nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh doanh - S2: Nhân lực năng động, có ý thức kỷ luật cao, đoàn kết.

- S3: Môi trường văn hóa lành mạnh.

- S4: Cơ sở vật chất hiện đại, được nâng cấp.

Điểm yếu (Weaknesses)

- W1: Khả năng cạnh tranh về tính năng dịch vụ (Bộ phận R&D chưa tốt) - W2: Quản lý nhân sự chưa chặt chẽ.

Cơ hội (Opportunities)

- O1: Ngành tăng trưởng ổn định cả trong thời kì khó khăn và càng có cơ hội mở rộng kinh doanh khi tăng trưởng kinh tế dần ổn định. - O2: Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, năng động và nhu cầu sử dụng công nghệ gia tăng.

- O3: Xã hội hiện đại nên nhu cầu về các dịch vụ GTGT dần mở rộng.

- O4: Kinh tế mở cửa, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và công nghệ hiện đại từ nước

Chiến lược SO - Sử dụng điểm mạnh S1, S2, S3, S4 để tận dụng cơ hội O1 - Sử dụng S1, S2 để tận dụng O2. - Sử dụng S3, S4 để tận dụng O3. - Sử dụng S1 để tận dụng O4. Chiến lược WO - Hạn chế điểm yếu W1, để tận dung cơ hội O1. - Hạn chế điểm yếu W1, W2 để tận dung cơ hội O2.

- Hạn chế điểm yếu W1, để tận dụng cơ hội O3 - Hạn chế điểm yếu W1, W2 để tận dung cơ hội O4

ngoài.

Thách thức (Threats) - T1: Cạnh tranh trong ngành gay gắt.

- T2: Nhu cầu đa dạng về loại hình và khắt khe về chất lượng dịch vụ.

- T3: Công nghệ thay đổi nhanh chóng. - T4: Chất lượng cung cấp sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp mạng Chiến lược ST -Tận dụng điểm mạnh S1, S2, S3,S4 để vượt qua thách thức T1 - Tận dụng điểm mạnh S2, S4 để vượt qua thách thức T2 - Tận dụng điểm mạnh S2 để vượt qua thách thức T3 - Tận dụng điểm mạnh S1, S4 để vượt qua thách thức T4 Chiến lược WT

-Tối thiếu hóa điểm yếu W1, W2 để tránh khỏi thách thức T1

- Tối thiếu hóa điểm yếu W1, W3 để tránh khỏi thách thức T2

- Tối thiểu hóa điểm yếu W1 để tránh khỏi thách thức T3

- Tối thiểu hóa điểm yếu W1 để tránh khỏi thách thức T4

* Thách thức – T.

- Thách thức đầu tiên của các CP là sự gia tăng về số lượng đối thủ cạnh tranh trong khi tốc độ gia tăng của thị trường chưa bắt kịp. Trên thị trường có rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ đã có tiếng tăm như Bluesea, VTC, VASC, INCOM,… và nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Làm thế nào để có thể vượt qua được những đối thủ lớn cũng vượt qua được áp lực cạnh tranh của số lượng đối thủ ngày càng tăng đặt ra thách thức cho các CP để giữ vững vị thế trên thị trường.

- Thách thức thứ hai là người dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm đa dạng hơn, nhiều tính năng nổi bật hơn. Ngày nay, các dịch vụ GTGT thông qua SMS, dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ, games, kết quả xổ số, kết quả bóng đá… đã trở nên quan thuộc và dần bão hòa. Hầu hết các CP đều có thể cung cấp các dịch vụ này. Hơn nữa, từng phân đoạn thị trường lại đòi hỏi từng loại hình sản phẩm với các tính năng khác nhau, vì thế yêu cầu đặt ra cho các CP là ngày càng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Thứ ba, công nghệ luôn đổi mới và ngày càng phát triển hiện đại hơn cũng đặt ra thách thức lớn cho các CP. Minh chứng rõ ràng nhất là với sự xuất hiện của các dịch vụ trên nền 3G đã làm cho các dịch vụ tương tự trên nền 2G trở nên lỗi thời và tất nhiên ít, thậm chí không còn được sử dụng nữa. Điều này tạo ra thách thức cho các CP bắt kịp được với sự hiện đại hóa của công nghệ.

- Thứ ba, chất lượng cung cấp sản phẩm của CP phụ thuộc nhiều vào nhà mạng. Đặc tính các sản phẩm GTGT trên điện thoại di động là chỉ được thực hiện khi có sự liên kết và sử dụng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của các nhà mạng như Mobifone. Có trường hợp tin nhắn trả lời bị lỗi, bị nghẽn mạng nên khách hàng phải chờ đợi lâu mới được sử dụng dịch vụ. Cụ thể như dịch vụ tải hình nền chỉ áp dụng đối với các máy kết nối GPRS trong khi việc kết nối GPRS có lúc còn yếu, có thể khách hàng mất tiền cước mà chưa tải được hình nền. Hơn nữa, ngay cả chất lượng thiết kế sản phẩm cũng phụ thuộc phần nào vào quyết định của mạng di động. Tức là Mobifone sẽ chỉ định rõ hình thức dịch vụ sao cho phù hợp với dự án của mình, sau đó các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế hoặc điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp để cung cấp thông qua mạng lưới của mạng di động này. Ví dụ, khách hàng mạng Mobifone ưa thích các sản phẩm có thêm logo của Mobifone trên giao diện tin nhắn hay không đồng ý một số thiết kế trên dịch vụ mgolf và yêu cầu chỉnh sửa thì thông thường, các công ty cung cấp dịch vụ lại đồng ý đáp ứng yêu cầu này.

* Cơ hội – O:

- Mặc dù nền kinh tế đang đối mặt với khủng hoảng toàn cầu nhưng ngành kinh doanh GTGT vẫn được xem là điểm sáng cho thị trường thông tin di động 2012 và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Bất chấp những khó khăn kinh tế, ngành viễn thông vẫn tăng trưởng với hạ tầng truyền thông 3G. Như vậy, theo dự báo, ngành kinh doanh dịch vụ GTGT trên điện thoại di động có cơ hội phát triển

- Ngày nay, cơ cấu dân số trẻ, vừa cung cấp cấp nguồn lao động dồi dào cho CP vừa là thị trường rộng lớn với nhu cầu sử dụng công nghệ ngày càng cao. Lao động trẻ có đặc điểm tiếp thu, nắm bắt nhanh lĩnh vực công nghệ, giúp các CP giảm thiểu chi phí đào tạo mà vẫn có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thu nhập bình quân

đầu người của Việt Nam dần tăng lên, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế phát triển năng động thúc đẩy nhu cầu về công nghệ ngày càng tăng.

- Xã hội hiện đại hơn, con người ngày càng có thêm nhiều mối quan hệ rộng lớn, ngày càng đòi hỏi cao về nguồn thông tin nhanh, các dịch vụ giải trí hấp dẫn, tư vấn kịp thời … Đó chính là cơ hội cho các CP mở rộng hoạt động kinh doanh trên các sản phẩm của mình.

- Hoạt động kinh tế trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa và gia nhập WTO, các CP sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, tài nguyên công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển thay vì phải trải qua quá trình tốn kém về cả thời gian và tiền bạc như trước đây. Tiêu biểu như công nghệ 3G là một điển hình cho sự tiếp thu công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, sự hợp tác và trao đổi nhân sự với các công ty danh tiếng nước ngoài cũng giúp các CP học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Các nước phát triển luôn đi trước chúng ta một khoảng thời gian tương đối dài, đủ để các CP tại Việt Nam có thời gian quan sát, phân tích, đánh giá và rút ra những bài học quý giá cho kinh doanh tại Việt Nam.

* Điểm mạnh – S:

- Vốn là điểm mạnh trước tiên của các công ty cung cấp dịch vụ GTGT trên điện thoại di động. Đa số các CP đều là công ty cổ phần hoặc công ty con của các tập đoàn chuyên về mảng viễn thông. Đây là một lợi thế về nguồn vốn tài trợ, dòng tiền khá ổn định cho các CP. Bên cạnh đó, đặc điểm kinh doanh dịch vụ GTGT là chi phí biến đổi không giao động mạnh khi tăng số lượng dịch vụ được khai thác.

- Điểm mạnh tiếp theo của các CP ngày nay chính ở đội ngũ nhân sự. Hầu hết nhân viên các CP đều là những người trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, nắm bắt nhanh chóng sự đổi mới về công nghệ, kỷ luật tốt, đoàn kết nội bộ. Với những tố chất đó cùng với quá trình đào tạo chuyên nghiệp tại các CP, mỗi nhân viên tại CP đều có thể trở thành các chuyên gia trong kinh doanh GTGT mà các CP đang cung cấp. Hơn nữa, yếu tố con người là yếu tố không thay thế, không bắt chước hay sao chép được, vì vậy, CP nào đào tạo và sở hữu được đội ngũ nhân viên mạnh về kiến

thức, tốt về văn hóa làm việc sẽ có điều kiện phát triển lên cao hơn và đi xa hơn trong nghề kinh doanh GTGT.

- Xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, năng động, kích thích sự sáng tạo và không gian làm việc thoải mái là thế mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh GTGT nếu các CP này chú trọng đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Với chuyên môn sẵn có, nhân viên có thể thỏa sức sáng tạo và phát huy hết năng lực của mình nếu họ được ghi nhận và được khuyến khích.

- Cuối cùng, cũng là lợi thế chung của các CP, đó là cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, đường truyền dữ liệu cáp quang có thể kết nối trực tiếp với các nhà mạng. Tuy đều được thừa hưởng tiến bộ khoa học công nghệ của nhân loại nhưng CP nào tận dụng được một cách tối đa hơn, cắt giảm chi phí mạnh hơn có thể thông qua tiết lợi thế về vị trí địa lí, đều có thể giành được ưu thế hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn.

* Điểm yếu – W:

- Thứ nhất, về bộ phận nghiên cứu và phát triển. Các CP tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự thành công trong công tác R&D tạo nên phương thức hoạt động có phần tự phát. Bộ phận R&D chưa tốt sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của CP do nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm ngày càng cao. Bộ phận nghiên cứu và phát triển tại các công ty cung cấp dịch vụ GTGT sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: nghiên cứu, khảo sát đánh giá của khách hàng về các sản phẩm đang cung cấp để có hướng cải tiến, nhu cầu tăng thêm của khách hàng, điều kiện kinh tế xã hội để nghiên cứu sản phẩm mới, nắm công nghệ để sản xuất dịch vụ, nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của đối thủ để phát triển các chiến lược vượt bậc. Trong đó, nhiệm vụ phát triển dịch vụ mới dựa trên sự thay đổi nhu cầu khách hàng và điều kiện kinh tế xã hội là mảng thực hiện yếu nhất của các công ty cung cấp dịch vụ.

- Thứ hai, về bộ phận quản lý nhân sự. Bộ phận quản lý nhân sự của các CP hiện tại còn khá đơn giản, chỉ phù hợp với loại hình doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, theo hướng hoạt động kinh doanh theo hướng phát triển để lớn mạnh hơn của các CP thì tình hình quản lý nhân sự hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp (thể hiện ở chỗ thiếu chuyên gia trong vấn đề quản trị nhận sự) và về tính

chuyên trách (thể hiện ở việc đảm nhiệm việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong mọi tình huống của doanh nghiệp).

Đánh giá tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của CP trong thời kì hiện nay cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh hướng đi đúng đắn cho việc lựa chọn mục tiêu dài hạn và tầm nhìn của doanh nghiệp. Điều này liên quan đến các quyết định sử dụng chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của các CP.

* Chiến lược kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ GTGT cho mạng di động Mobifone.

- Chiến lược đa dạng hóa: Như đã phân tích ở phần trước, các sản phẩm GTGT trên điện thoại di động tuy khá nhiều chủng loại nhưng nhu cầu của người dùng càng ngay càng tăng về số lượng dịch vụ và tính mới của dịch vụ. Nỗ lực tìm hiểu thị trường, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo ra các sản phẩm mới là chiến lược mà tất cả các CP đang hướng tới. Mục tiêu là củng cố các sản phẩm sẵn có, sáng tạo các sản phẩm mới để làm phong phú thêm cho danh sách các dịch vụ của CP. Đây là chiến lược SO, tận dụng thế mạnh về sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường về các dịch vụ GTGT.

- Chiến lược tích hợp phía sau: Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng, nội dung dịch vụ, các CP liên kết chặt chẽ và tiến tới kiểm soát các nhà cung cấp nội dung, nhằm sưu tầm được nhiều loại hình sản phẩm khác nhau, đồng thời đảm bảo được cập nhật của dịch vụ. Cụ thể như các CP mở rộng liên kết với các nhà cung cấp thông tin xổ số, giá cả thị trường, biến động cổ phiếu…trên khắp cả nước để cung cấp thông tin cho dịch vụ MWorld của Mobifone. Đối với dịch vụ nhạc chờ Funring, các CP cần liên kết với các trung tâm băng đĩa nhạc nhằm có được các bài hát “hot” nhất, có bản quyền. Liên kết với các trung tâm quản lý về phim sẽ giúp các CP đáp ứng được yêu cầu cập nhật các bộ phim mới nhất cho dịch vụ MFilm của Mobifone. Các CP liên kết với nhiều nhà cung cấp thuộc cùng một lĩnh vực để đảm bảo tính cập nhật, sự phong phú và chất lượng cao đối với dịch vụ của mình. Đây cũng chính là chiến lược SO khi các công ty cung cấp dịch vụ tận dụng được

thế mạnh là các mối liên kết với các đối tác để tận dụng cơ hội đáp ứng nhu cầu về các tin tức ngày càng gia tăng.

- Chiến lược liên doanh liên kết: Hiện nay, các CP không ngừng mở rộng hợp tác liên doanh với các đối tác. Trong đó, các CP có thể hợp tác với các đối thủ theo hương 2 bên cùng có lợi như trường hợp của BlueSea và VTC nhằm tận dụng lợi thế về kênh truyền thông của nhau. Ngoài ra, các CP còn đẩy mạnh liên kết với các đối tác là đài truyền hình, báo chí, các website để cắt giảm chi phí quảng cáo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 77)