Các yếu tố từ môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 63)

DI ĐỘNG MOBIFONE TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

2.1.1. Các yếu tố từ môi trường vĩ mô.

* Môi trường kinh tế.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp đến các ngành kinh doanh nói chung và ngành cung cấp dịch vụ GTGT cho di động như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ bởi lí do đặc thù của ngành này. Hiện nay các ngành sản xuất khác đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 đến nay, thì ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ giá trị gia tăng cũng bị tác động mạnh.

Đồ thị 2.1: GDP của Việt Nam giai đoạn 2009-2012

Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê.

Mặc dù đỉnh điểm khủng hoảng diễn ra từ năm 2007-2008 nhưng từ 2009 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn chưa mấy khởi sắc như trước

khi khủng hoản diễn ra. Và đặc biệt là trong năm 2012, GDP chỉ đạt 5,03% - thấp nhất trong những năm gần đây. Điều này cho thấy GDP tăng trưởng không ổn định, có xu hướng giảm, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế nếu không có các gói giải pháp tương hợp.

Thứ hai, lạm phát cũng là yếu tố kinh tế quan trọng, tác động mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế.

Đồ thị 2.2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Diễn biến của tình hình lạm phát khá thất thường giai đoạn 2007-2012, lên cao nhất ở mức 19,9 % năm 2008, xuống thấp nhất là 6,5% năm 2009 và năm 2012 đạt ở mức 6,81%. Biến động về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của sản phẩm dịch vụ. Theo báo cáo về thay đổi giá cước dịch vụ Thông tin qua SMS (Super Sim), năm 2006, giá dịch vụ này được điều chỉnh từ 400đ/SMS lên 500đ/SMS và giá cước hiện tại của dịch vụ này là 1000đ/SMS (Theo MobiFone).

Tín hiệu tốt cho nền kinh tế nói chung và ngành cung cấp dịch vụ nói riêng là năm 2012, tuy tốc độ tăng trưởng còn thấp nhưng nước ta đã hoàn thành tốt kiềm chế lạm phát, giúp thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Lạm phát được kiềm chế dẫn đến sự ổn định về giá cả, đồng nghĩa với việc ổn định lòng tin người tiêu dùng đối với các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng. Từ đó

mở ra một điểm sáng cho việc phát triển các ngành mang tính chất đặc trưng như này.

Thứ ba, lãi suất cũng là một yếu tố đáng quan tâm trong mối tương quan với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lãi suất dài hạn. Trong suốt thời gian khủng hoảng kinh tế đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã chứng kiến các mức lãi suất cao đột biến và thay đổi thất thường. Mức lãi suất liên ngân hàng cao nhất từng thấy là vào ngày 11/11/2011, mức lãi suất lên đến 20,4%, tăng 6,57% so với 10/11/2011 (Theo website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Do lãi suất đóng vai trò tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp – chi phí lãi vay, vì thế thời điểm lãi suất tăng quá cao, các doanh nghiệp dù rất thiếu vốn để kinh doanh nhưng cũng không đặt ra chiến lược vay vốn, vì chi phí sử dụng vốn quá cao. Tuy nhiên, đến năm 2012, nhà nước áp dụng trần lãi suất và sau 6 lần hạ lãi suất, lãi suất vay và cho vay của Việt Nam đã giảm và ổn định hơn, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Vậy lãi suất ổn định sẽ có lợi cho các khoản đầu tư phát triển của các công ty nhất là những đầu tư dài hạn.

* Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị ổn định của Việt Nam đang được đánh giá khá cao trong hoạt động kinh doanh nhất là các hoạt động thu hút vốn đầu tư, liên doanh, liên kết. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc khôi phục kinh doanh cũng như phát triển hệ thống của mình. Lĩnh vực dịch vụ viễn thông dưới sự điều chỉnh của các luật như: Luật thương mại năm 2005, luật viễn thông số 41/2009/QH12 của Quốc hộ, Nghị định 76/CP năm 1996 về quyền tác giả, luật sở hữu trí tuệ năm 2006, luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2011... Cùng một số nghị định mới của nhà nước như Nghị định 78 (12/2012) không được phép cung cấp dịch vụ Dự đoán trước kết quả xổ số, Thông tư 07 (8/2012) bảo hộ quyền tác giả khắt khe hơn, Nghị định 77 (1/2013) quy định về tin nhắn quảng cáo... Về cơ bản hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo ra được hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế nói chung và các doanh nghiệp mạng nói riêng. Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GTGT trên

điện thoại di động mà mới chỉ dừng lại là các quyết định, nghị định được ban hành bởi bộ Bưu chính viễn thông nhằm định hướng phù hợp cho các CP trong hoạt động kinh doanh.

* Môi trường khoa học, công nghệ.

Môi trường khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tại Việt Nam công nghệ 3G đang rất phát triển, thu hút đặc biệt sự quan tâm của người tiêu dùng với những tiện ích vượt trội hơn hẳn công nghệ 2G. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt có lợi thế trong việc tiếp thu, tận dụng tiến bộ công nghệ từ nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Nhiều thiết bị máy móc công nghệ, kỹ thuật hiện đại được sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hỗ trợ rất nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, sự ra đời của các loại điện thoại tính năng vượt trội như Smartphone (điện thoại thông minh), cũng tạo điều kiện cho dịch vụ GTGT phát triển bằng cách nâng cấp các sản phẩm truyền thống, sáng tạo ra các loại sản phẩm mới phù hợp với các loại điện thoại này, từ đó làm cho các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn và nguồn cầu cũng tăng lên đáng kể.

Những lợi thế về công nghệ đã cho phép ngành dịch vụ GTGT có những phát triển vượt bậc về hình thức cung ứng dịch vụ. Từ khi bắt đầu khai thác thị trường dịch vụ GTGT, các CP đã rất gây được tiếng vang lớn trong sự sáng tạo các dịch vụ MMS hay nhạc chờ trên điện thoại, từ đó, sở hữu một chiếc điện thoại, người dùng được hưởng nhiều tiện ích hơn là chức năng nghe và gọi. Tuy nhiên, các dịch vụ truyền thống dưới dạng text chỉ phù hợp với các loại điện thoại đơn giản, thay thế cho các dịch vụ dưới dạng đa phương tiện. Với sự hiện đại hóa của công nghệ, các dịch vụ đó ngày càng sáng tạo hơn, mới mẻ hơn đồng thời hàng loạt các dịch vụ khách ra đời, chứa đựng hàm lượng công nghệ cao hơn, hiện đại hơn. Đó là các dịch vụ về trò chơi trực tuyến trên điện thoại, mạng xã hội, tra cứu thông tin, quà tặng qua điện thoại… đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Bên cạnh đó, một lợi thế lớn của các công ty kinh doanh dịch vụ GTGT trên di động là tiếp cận với công nghệ internet băng rộng, internet không dây phát triển mạnh, tuy nhiên, xét riêng công nghệ trong ngành dịch vụ GTGT trên điện thoại di động có thể thấy các CP chưa khai thác hết được thế mạnh, tiềm năng công nghệ. Đa số các CP chỉ chú trọng phát triển dịch vụ theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu, dẫn đến lãng phí nguồn lực.

Hơn nữa, công nghệ thay đổi nhanh chóng khiến cho vòng đời của các dịch vụ rút ngắn lại, hao mòn vô hình tạo áp lực khiến cho các nhà mạng phải đổi mới dịch vụ để theo kịp với sự phát triển năng động của xã hội

* Dân số và môi trường văn hóa xã hội.

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, với số dân trong độ tuổi từ 20 đến 44 tuổi chiếm đa số (Theo số liệu thống kê “Dự báo dân số theo nhóm tuổi, 2010-2050” – Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình). Đây là nhóm dân số trong độ tuổi lao động và có thu nhập tương đối ổn định. Hơn nữa, do yêu cầu về giao dịch cho công việc, giải trí, tổng hợp thông tin, nhóm người trong độ tuổi 20- 44 được xem là những người có nhu cầu cao về dịch vụ GTGT và có khả năng thanh toán cho việc sử dụng các dịch vụ GTGT. Ngày nay, thị hiếu, thói quen, văn hóa tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhóm dân số trẻ đang có xu hướng hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Mặt khác trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu trao đổi thông tin, sử dụng dịch vụ tiện ích trên di động ngày một lớn. Phân tích từng phân khúc thị trường, có thể thấy đa số người dân có thu nhập cao, ổn định quan tâm tới chất lượng và những tính năng do dịch vụ đó mang lại hơn là giá cả. Đây chính là thách thức và cũng là cơ hội để phát triển các chiến lược kinh doanh ngành dịch vụ GTGT. Đặc biệt đa dạng hóa các loại hình sản phẩm cũng chính là một trong những chiến lược nhằm mang lại lợi nhuận cao cho các hãng kinh doanh dịch vụ này. Bên cạnh đó, tập trung vào giới trẻ là chủ yếu nhưng cũng cần chú ý đến các giá trị về thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt, đảm bảo cân bằng giữa tính hiện đại và tính truyền thống của người dân Việt Nam.

Như vậy, khai thác đặc điểm về dân số, sở thích tiêu dùng cũng là nét đặc trưng của ngành dịch vụ GTGT nhằm mang lại lợi nhuận kì vọng cao cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành này.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w