Lý thuyết về chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 31)

- Nhóm dịch vụ thông tin: các dịch vụ thông tin cung cấp các thông tin theo

1.2.2. Lý thuyết về chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp

1.2.2.1. Khái niệm

Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động.

1.2.2.2. Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Giá trị về nhân sự Giá trị về nhân sự Giá trị sản phẩm Giá trị dịch vụ Giá trị về hình ảnh Giá tiền Phí tổn thời gian Phí tổn công sức Phí tổn tinh thần Tổng chi phí của khách hàng Tổng giá trị của khách hàng Giá trị dành cho khách hàng

Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để xác định một cách có hệ thống các thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá những thế mạnh và điểm yếu đó mà các nhà quản lý có thể hiểu sâu hơn về khả năng của doanh nghiệp. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở giả định rằng mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là tạo ra giá trị. Lượng giá trị ở đây được tính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo cách phân Chuỗi giá trị, các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp có tác dụng làm tăng thêm giá trị. Khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì họ phải tiến hành một loạt các hoạt động, từ hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra, bán hang, dịch vụ khách hang cho đến các hoạt động hỗ trợ sản phẩm. Mỗi hoạt động trong số đó có thể làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ. Các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị có thể được phân chia thành hai loại cơ bản là các hoạt động cơ sở và các hoạt động hỗ trợ.

Hình 1.2 : Mô hình Chuỗi giá trị của DN

Cơ sở hạ tầng của tổ chức Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển công nghệ Quản trị mua Hậu cần đầu vào Sản xuất Hậu cần đầu ra Market ing và bán hàng Dịch vụ Các hoạt động bổ trợ Các hoạt động cơ bản

1.2.2.3. Các nhóm hoạt động trong chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp

● Các hoạt động cơ bản

Các hoạt động cơ bản đóng góp vào việc tạo nên những công cụ về mặt vật lý của sản phẩm, nghĩa là tạo ra những công dụng, hoạt động bán hàng và vận chuyển đến cho người mua, và dịch sau bán hàng.

- Các hoạt động hậu cần đầu vào rất quan trọng, nó được thể hiện ở mức độ chắc chắn và ổn định của việc cung cấp nguồn nguyên liệu và hệ thống kiểm soát dự trữ. Có thể nói hoạt động hậu cần đầu vào của doanh nghiệp có tốt hay không sẽ quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện ở việc so sánh năng suất của thiết bị với năng suất của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, mức độ tự động hoá của các quá trình sản xuất, hiệu quả của hệ thống điều hành sản xuất trong việc nâng cao chiến lược sản phẩm và giảm giá thành, hiệu quả của mặt bằng sản xuất và bố trí nơi làm việc.

- Các hoạt động hậu cần đầu ra thể hiện ở tính chính xác và hiệu quả của hoạt động giao hàng và cung ứng dịch vụ, hiệu quả của hoạt động dự trữ sản phẩm.

- Các hoạt động Marketing và bán hàng bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định khối khách hàng và nhu cầu, hoạt động xúc tiến và quảng cáo sản phẩm, hoạt động đánh giá các kênh phân phối, khả năng của đội ngũ bán hàng, việc phát triển thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đánh giá mức độ trung thành của khách hàng và mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ.

- Hoạt động dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động thoả mãn tốt hơn nhu càu của khách hàng như đổi mới sản phẩm, tính kịp thời của việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng, có các chính sách bảo hành và bảo hiểm, chất lượng của

các hoạt động giáo dục và đào tạo khách hàng, khả năng cung cấp các bộ phận thay thế hay dịch vụ sửa chữa.

●Các hoạt động hỗ trợ

Các hoạt động hỗ trợ có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động cơ sở và hỗ trợ lẫn nhau.Các hoạt động hỗ trợ bao gồm hoạt động quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, hoạt động thu mua nguyên liệu và cơ sở hạ tầng.

- Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là tất cả những hoạt động lien quan đến con người, bao gồm hoạt động tuyển dụng, đào tạo và đề bạt tất cả các loại nhân viên, hệ thống tiền lương, môi trường làm việc, hoạt động của tổ chức công đoàn, việc khuyến khích công nhân và mức độ thoả mãn với công việc.

- Việc phát triển công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển, mọi quan hệ trong công tác giữa các nhân viên nghiên cứu và phát triển các bộ phận khác, chất lượng của phòng thí nghiệm và các phương tiện nghiên cứu, trình độ và kinh nghiệm của thợ kỹ thuật và các nhà khoa học, các chính sách khuyến khích sang tạo và đổi mới.

- Các hoạt động thu mua nguyên liệu bao gồm việc đa dạng hoá các nguồn cung cấp để tránh việc phụ truộc vào một nhà cung cung cấp duy nhất từ đó gây khó khăn cho doanh nghiệp.Hoạt động thu mua nguyên vật liệu phải nhanh chóng, đúng hạn, với chi phí thấp nhất có thể và có chất lượng đảm bảo.Phải tạo mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp đáng tin cậy. Hoạt động thu mua nguyên vật liệu có tốt hay không đóng góp rất nhiều vào chất lượng sản phẩm sau này.

- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bao gồm khả năng thu hút các nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tư và bổ xung vào nguồn vốn lưu động , hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ngắn hạn và dài hạn, tính kịp thời và chính xác của thông tin quản lý về môi trường cạnh tranh, mối quan hệ với người hoạch định chính sách. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp còn bao gồm khả năng phát hiện ra các cơ hội về thị trường sản phẩm mới và các đe doạ tiềm tàng từ môi trường, chất lượng của hệ thống kế hoạch hoá chiến lược để đạt mục tiêu của doanh nghiệp.

Mô hình chuỗi giá trị được sử dụng để đánh giá tác động của các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong của doanh nghiệp.Từ đó mà các nhà quản lý có thể hiểu hơn về khả năng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Phát triển chiến lược marketing cho các Công ty cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho mạng di động Mobifone trên địa bàn Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w