- Nhóm dịch vụ thông tin: các dịch vụ thông tin cung cấp các thông tin theo
B Phát triển chiến lược lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu:
* Khái niệm:
Lựa chọn thị trường mục tiêu là một vài đoạn thị trường mà tổ chức lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực MKT vào đó nhằm đạt được mục tiêu lợi ích của mình.
* Tiêu chuẩn đánh giá sức hấp dẫn của các đoạn thị trường:
- Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường - Mức độ hấp dẫn của cơ cấu thị trường
- Các mục tiêu và khả năng của DN
* Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu
Tùy theo số lượng phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp chọn, tùy theo khả năng của doanh nghiệp, đặc trưng của các phân đoạn và đặc điểm cạnh tranh, điều kiện kinh doanh mà doanh nghiệp chọn một trong số các phương thức đáp ứng các phân đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn như sau:
• Marketing tập trung: Doanh nghiệp nhằm vào một đoạn thị trường duy nhất nào đó phù hợp với khả năng của mình và doanh nghiệp có khả năng đáp ứng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.
Ưu điểm:
- Đây là chiến lược phù hợp với công ty có khả năng đặc biệt tài chính, công nghệ, nhân lực đáp ứng được các yêu cầu riêng của phân đoạn thị trường do với các phân đoạn thị trường khác.
- Công ty có thể tập trung được tiềm lực vào đoạn thị trường được chọn, tức là thực hiện chuyên môn hóa cao độ
- Công ty nâng cao được chất lượng, hạ giá bán, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
Nhược điểm: Độ rủi ro lớn nếu có biến động về nhu cầu thị trường
• Marketing phân biệt: Tham gia nhiều đoạn thị trường khác nhau với các chương trình Marketing phân biệt cho từng đoạn thị trường. Như vậy với mỗi đoạn thị trường, công ty xây dựng 1 chiến lược Marketing hỗn hợp riêng
Ưu điểm: Có khả năng xâm nhập sâu vào các đoạn thị trường nhờ đáp ứng nhu cầu riêng biệt của khách hàng trên mỗi đoạn, do vậy sẽ giảm bớt nguy cơ bị các đối thủ mới nhảy vào cạnh tranh. Thị trường càng cạnh tranh mạnh thì các công ty càng cần thiết sử dụng chiến lược này
Nhược điểm: Chi phí sẽ lớn (bao gồm:chi phí cải biến sản phẩm, chi phí sản xuât, chi phí quản trị hành chính, chi phí dự trữ) do phải sản xuất và bán nhiều sản phẩm. Điều mà các công ty quan tâm là phải cân đối được số đoạn thị trường phù hợp và quy mô của từng đoạn. Nếu công ty chọn quá nhiều đoạn thị trường thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh
• Marketing không phân biệt: DN bỏ qua sự khác biệt của các đoạn thị trường, tập trung vào nhu cầu phổ biến của nhiều đoạn thị trường, không phục vụ những nhu cầu khác biệt. Áp dụng chiến lược marketing đại trà: chào bán các sản phẩm giống nhau, sử dụng các chính sách marketing mix: xúc tiến, giá cả, phân phối giống nhau giữa các đoạn thị trường.
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí Marketing do hiệu quả tăng theo quy mô. Điều này giúp cho công ty đặt giá thấp, và như vậy phù hợp với thị trường nhạy cảm về giá
Nhược điểm:
-Khó khăn khi hoàn cảnh kinh doanh thay đổi bởi vì quy mô thị trường càng lớn thì càng khó thay đổi
nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Việc bỏ qua thị trường nhỏ sẽ dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn cho các đối thủ cạnh tranh xâm nhập vào thị trường
1.3.3.2. Định vịgiá trị trên thị trường mục tiêu
* Khái niệm: đó là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của tổ chức nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
* Tầm quan trọng của định vị thị trường:
· - Định vị tốt tạo ra sự khác biệt cho DN đưa ra được những chương trình marketing, đặc biệt là chương trình truyền thông một cách rõ ràng, nhất quán
- Giúp hình ảnh của DN thâm nhập vào nhận thức của KH bởi vốn quá trình nhận thức và ghi nhớ thông tin của KH là có hạn.
- Gia tăng khả năng cạnh tranh: giúp KH nhận thức rõ ràng về sự khác biệt về sản phẩm của DN so với ĐTCT.
* Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị:
- Thiết kế cho sản phẩm/thương hiệu một hình ảnh cụ thể trong tâm trí của khách hàng mục tiêu
· - Lựa chọn vị thế cho sản phẩm/thương hiệu trên thị trường mục tiêu
· - Tạo sự khác biệt cho sản phẩm/thương hiệu: trên sản phẩm vật chất; bằng dịch vụ; nhân sự; hình ảnh.