* Nguyên nhân chủ quan
Một là: Một số quy định về quản lý tín dụng nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mới ban hành chƣa thật sự phù hợp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập quốc tế do chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của yêu cầu “an toàn” trong hoạt động tín dụng.
Để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, chính sách phân loại nợ của ABBANK có phần “dễ dãi” so với thông lệ quốc tế. Nếu ABBANK qui định chặt chẽ, trong khi các NHTM khác thì dễ dàng hơn, thì năng lực cạnh tranh của ABBANKsẽ giảm. Đây là vấn đề có tính logic mà chính sách quản lý tín dụng vĩ mô của NHNN phải chú ý để giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, bản thân ABBANKcần phải kiên quyết hơn trong việc đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Hai là: Khả năng kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nội dung quản trị rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế.
Tình trạng nói trên do hai nguyên nhân chủ yếu:
+ Thứ nhất, hệ thống công nghệ quản lý tín dụng lạc hậu không đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý tín dụng tập trung. ABBANK đang thực hiện đề án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng T24 để khắc phục tồn tại này nhƣng triển khai chậm, còn nhiều lỗi phát sinh và một số bất cập khác về tính ổn định của hệ thống cũng nhƣ trình độ của ngƣời sử dụng.
+ Thứ hai, bộ máy kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng đang trực thuộc sự điều hành và quản lý của Giám đốc các chi nhánh, do đó, hiệu lực kiểm tra giám sát
103
độc lập không cao. Cán bộ kiểm tra và kiểm soát vẫn có những mối quan hệ về gia đình, tình cảm và nể nang nên chất lƣợng kiểm tra, kiểm soát chƣa cao.
Ba là: Chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu hội nhập. Điều này nói lên rằng có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng, nhƣng khả năng nắm bắt nghiệp vụ mới, ứng dụng công nghệ tin học để quản lý tín dụng sẽ có thể bị hạn chế.
Ở một khía cạnh khác, chất lƣợng nhân viên tuyển mới đôi khi không cao bằng các NHTM khác, trong khi đó, cũng nhƣ các NHTM quốc doanh khác, ABBANK cũng phải đối diện với bài toán “chảy máu chất xám” do những nhân viên có năng lực, kinh nghiệm thƣờng bị lôi cuốn bởi chế độ tiền lƣơng, thƣởng… và dẫn tới xu hƣớng rời bỏ ABBANK.
Nguyên nhân khách quan:
Một là, nhiều khách hàng có năng lực tài chính yếu kém, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có tỷ suất sinh lời thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng, kinh doanh ngành nghề có mức độ rủi ro cao. Khi kinh doanh gặp khó khăn thì thiếu nguồn trả nợ ngân hàng. Trình độ hạn chế nên không kế hoạch hoá đƣợc kế hoạch, mục đích kinh doanh dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không đủ năng lực trong điều hành, không kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh nên không xác định đƣợc nguồn trả nợ tiền vay theo chu kỳ luân chuyển của vật tƣ hàng hoá và dòng tiền dùng để trả nợ ngân hàng.
Hai là, Môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ: Nguyên nhân này
làm kìm hãm hiệu quả của công tác quản trị RRTD tại ABBANK. Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dƣới luật hƣớng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vƣớng mắc bất cập nhƣ một số văn bản về việc cƣỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp khách hàng không trả đƣợc nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên
104
thực tế, các NHTM không làm đƣợc điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đƣờng tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết đƣợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Vì thế các khoản vay mặc dù có tài sản thế chấp bảo đảm nhƣng không có khả năng thu hồi. Hệ thống pháp luật của nƣớc ta có nhiều chuyển biến tích cực, nhƣng so với yêu cầu của một nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng thì vẫn còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, gây khó khăn trong quá trình vay vốn, phát mại tài sản.
Ba là, Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở Việt Nam chƣa có
một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật và ngoài ra việc kết nối thông tin với trang Web – CIC còn nhiều trục trặc, chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tƣơng xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trƣờng thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
Bốn là, là quy định về trích lập dự phòng rủi ro cũng có sự khác biệt lớn so
với thông lệ quốc tế:
-Về thời gian trích lập dự phòng rủi ro: thông lệ quốc tế mang tính cập nhật cao; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN chỉ trích lập 4 lần trong một năm, vào ngày cuối cùng của tháng thứ hai hàng quí.
Những khác biệt nêu trên làm cho lƣợng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN còn quá nhỏ so với thông lệ quốc tế.
105
Năm là, một số quy định về đảm bảo tiền vay và tài sản đảm bảo thiếu văn
bản hƣớng dẫn rõ ràng:
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 và Nghị định 85/2002- NĐ- CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ: Theo điều 12 chƣa quy định về giữ giấy tờ đối với tài sản không có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ví dụ nhƣ dây chuyền máy móc thiết bị, máy thi công, xe ô tô, phƣơng tiện vận chuyển... nhƣng cho đến nay Chính phủ vẫn chƣa có bổ sung và hƣớng dẫn cụ thể vấn đề trên .
- Đăng ký giao dịch đảm bảo là bất động sản:
Trƣớc khi có Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời việc đăng ký giao dịch đảm bảo đƣợc thực hiện theo Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ và Thông tƣ liên tịch số 03/2003/TTLT-BTP- BTNMT ngày 4/7/2003 của Bộ tƣ pháp – Bộ tài nguyên và môi trƣờng.
Khi Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 ra đời thay thế các điểm d và điểm đ khoản 1, điểm d và điểm d khoản 2 điều 8 và khoản 4 và khoản 5 điều 25 của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy việc đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất chƣa có cơ quan thực hiện việc trên. Đến nay Chính phủ, các bộ có liên quan cũng chƣa có hƣớng dẫn việc đăng ký tài sản bảo đảm trên.
Khó khăn khi xác định bên bảo đảm là hộ gia đình cũng nhƣ quy định về định đoạt tài sản của hộ gia đình. Tại khoản 2 Điều 109 của Bộ Luật Dân sự quy định: “Việc định đoạt tài sản là tƣ liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải đƣợc các thành viên từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải đƣợc đa số thành viên từ đủ mƣời lăm tuổi trở lên đồng ý”. [10, tr 89]. Quy định này khi áp dụng vào giao dịch bảo đảm có thể phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau.
Sáu là, Môi trƣờng kinh tế - xã hội và tự nhiên có nhiều biến động phức tạp
106
Ví dụ cụ thể nhƣ lạm phát tăng cao năm 2008, ảnh hƣởng khủng hoảng tài chính thế giới từ cuối năm 2008 đến hết năm 2009 hay khủng hoảng kinh tế 2012. Tất cả những diễn biến đố tác động rất lớn đến quản trị rủi ro tín dụng.
Thị trƣờng hàng hoá nói chung, thị trƣờng nông lâm thuỷ hải sản nói riêng biến động mạnh và bị tác động lớn của thị trƣờng thế giới, gây rủi ro cho ngƣời sản xuất và rủi ro tín dụng ABBANK.
Bẩy là , Thiên tai thƣờng xuyên xẩy ra trên diện rộng ở nhiều nơi, gây thiệt
hại lớn về tài sản và tính mạng con ngƣời, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quản trị rủi ro tín dụng, song bảo hiểm nông nghiệp chƣa phát triển.
Điều hành chính sách tiền tệ và quản lý tiền tệ - hoạt động ngân hàng của của NHNN đôi khi còn bị động chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.
NHTW các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới đang chuyển mạnh sang sử dụng các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ và giảm bớt các biện pháp hành chính trong quản lý hoạt động ngân hàng - tiền tệ. Song tại Việt Nam trong thời gian gần đây NHNN có xu hƣớng quay về các công cụ trực tiếp, các biện pháp hành chính, nhƣ lãi suất, quy định về tỷ lệ cho vay, khống chế tốc độ tăng trƣởng tín dụng,…gây ra khủng hoảng thanh khoản, lãi suất biến động mạnh và bị động trong điều hành tín dụng nói chung cũng nhƣ quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Tình hình đó cũng gây nhiều khó khăn khác cho hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên toàn hệ thống ABBANK.
107
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH- CHI NHÁNH HÀ NỘI. 3.1. CHIẾN LƢỢC VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH- CN HÀ NỘI
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh
+ Phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập
+ Phát triển thƣơng hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp của ABBANK theo định hƣớng “ngân hàng thân thiện” đúng với phƣơng châm “Trao giải pháp- Nhận nụ cƣời”
+ Lành mạnh hoá tài chính, thông qua việc cải thiện chất lƣợng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động
+ Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.
+ Triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế
+ Nâng cao năng suất lao động; đầu tƣ vào con ngƣời và phát triển năng lực nhân viên; tăng cƣờng đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên; tích cực áp dụng công nghệ thông tin
+ Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đƣa ABBANK trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động
+ Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
+ Xây dựng ABBANK trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn. Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2020, ABBANK đã vạch ra những mục tiêu cho từng năm. Năm 2014 đƣợc dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, kinh tế chƣa
108
phục hồi, lãi suất có xu hƣớng giảm, NHNN giám sát tuân thủ chặt chẽ và tiếp tục thanh tra hoạt động tín dụng hoặc thanh tra toàn diện các ngân hàng nhằm mục tiêu thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ ngân hàng. ABBANK đã đề ra một kế hoạch khắc phục khó khăn, duy trì ổn định, phục hồi nợ xấu, tăng trƣởng cân đối và bền vững. Cụ thể nhƣ sau:
Tổng tài sản tăng 15% so với năm 2013, đạt 66.178 tỷ đồng Huy động tăng 8% so với năm 2013, đạt 55.381 tỷ đồng
Lợi nhuận trƣớc thuế tăng 110% so với năm 2013, đạt 400 tỷ đồng
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng
Trong những năm qua, với tƣ cách là Chi nhánh cấp 1, loại 1 trong hệ thống ABBANK, ABBANK- chi nhánh Hà Nội đã và đang tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động cho vay của Chi nhánh. Chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Dựa trên những nền tảng đã đạt đƣợc trong thời gian qua cũng nhƣ định hƣớng của ABBANK, Chi nhánh đã đƣa ra những mục tiêu tín dụng cần đạt đƣợc năm 2014 nhƣ sau:
- Thực hiện cho vay theo chỉ đạo của ABBANK trong từng thời kỳ.
- Chú trọng nâng cao chất lƣợng thẩm định, chất lƣợng kiểm tra trƣớc trong và sau khi cho vay
- Tiếp tục khai thác đầu tƣ đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch trong đó chất lƣợng tín dụng phải đƣợc quan tâm hàng đầu.
- Trích lập rủi ro đúng chế độ, thu nợ đã xử lý rủi ro triệt để theo kế hoạch của ABBANK.
- Tập trung ƣu tiên vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất tƣ nhân cá thể. Nâng dần tỷ lệ đầu tƣ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng nhƣ hạn chế đầu tƣ tín dụng có thời hạn dài
- Cấp tín dụng theo phƣơng châm đảm bảo an toàn, hiệu quả theo định hƣớng phát triển kinh tế trên địa bàn Hà Nội
109
- Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi lƣơng tối đa theo qui định của ABBANK và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế với Ngân sách.
3.1.3. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:
Đối tƣợng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.
Nói nhƣ vậy để thấy, muốn tồn tại và phát triển, các NHTM phải có đủ năng lực quản trị rủi ro nói riêng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng nói chung. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trƣờng.
Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ABBANK- chi nhánh Hà Nội đã gặt hái đƣợc khá nhiều thành công, chất lƣợng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hiện tại lại chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản trị đề ra hiện nay. Đồng thời, trƣớc những thời cơ và thách thức, định hƣớng