ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ABBANK-

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 100)

CN HÀ NỘI

2.3.1. Kết quả đạt được:

Công tác Quản trị rủi ro (QTRR) của ABBANK đƣợc thiết kế đảm bảo hƣớng tới tuân thủ các nguyên tắc QTRR do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đặt ra. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng gắn liền với chiến lƣợc kinh doanh của ABBANK nhằm kiểm soát hiệu quả các rủi ro có thể gặp phải, cũng nhƣ đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn, ổn định.

Nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng bền vững của Ngân hàng, hoạt động QTRR tín dụng của ABBANK phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn về cân bằng giữa thu nhập – rủi ro theo Khẩu vị rủi ro đã đƣợc Hội đồng Quản trị phê duyệt, nhƣ sau:

• Khu vực rủi ro đƣợc liên kết chặt chẽ với chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch vốn của ABBANK.

• Xây dựng chính sách, cơ chế và phát triển nguồn lực tín dụng.

- Các quy định, quy trình nhận diện, đánh giá, đo lƣờng, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng đƣợc quy định bằng văn bản với nội dung rõ ràng và đƣợc phổ biến tới đối tƣợng áp dụng trong toàn hệ thống, đảm bảo đủ mạnh và đƣợc áp dụng nhất quán.

- Các quy định tín dụng đã đƣợc xây dựng rõ ràng, nhất quán theo hƣớng thận trọng, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật và các cơ quan ban ngành của Nhà nƣớc, phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của ABBANK.

- Các chính sách tín dụng đã đƣợc tiến hành đào tạo cho đội ngũ cán bộ tín dụng và phổ biến trong toàn hệ thống ABBANK. Bên cạnh đó, ABBANK còn thực hiện rà soát định kỳ để cập nhật những thay đổi từ bên trong và bên ngoài ngân hàng.

92

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc hình thành theo tiêu chuẩn của NHNN, đƣợc sử dụng để theo dõi, nhận dạng, kiểm soát rủi ro trong phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tín dụng phù hợp.

• Quản lý danh mục đầu tƣ tín dụng

- Quản lý danh mục đƣợc thực hiện trên mức độ toàn danh mục, bám sát định hƣớng tín dụng/ các tiêu chuẩn và phù hợp Khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

- Năm 2013, ABBANK đã hoàn thiện cấu trúc danh mục và thực hiện việc giám sát chất lƣợng và cấu trúc của danh mục tín dụng, giám sát và giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng.

- Danh mục đầu tƣ tín dụng cũng thƣờng xuyên đƣợc rà soát định kỳ để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các hạn mức đƣợc cho phép và kiểm soát kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.

- Quản trị rủi ro tín dụng ABBANK ngày càng hiệu quả, đóng góp hàng đầu vào nâng cao hiệu quả kinh doanh bền vững của ngân hàng và góp phần quan trọng và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

- Tỷ lệ thu hồi đƣợc sau xử lý rủi ro ở quy mô và tỷ lệ lớn. Do đó, một mặt đảm bảo cho lợi nhuận của ABBANK tăng cao và bền vững, mặt khác vẫn đảm bảo mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lƣợng tín dụng đƣợc quản lý chặt chẽ.

Về sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Các chi nhánh trực thuộc ABBANK đƣợc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng mỗi quý một lần (theo điểm a khoản 1 điều 8, Quyết định số 100-1/QĐ-HĐQT.14 của Hội đồng quản trị ngày 01/06/2014 ban hành Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng) để xử lý các khoản nợ thuộc các đối tƣợng: Các khoản nợ nhóm 5; Nợ của khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

Các cơ chế chính sách tín dụng của khách hàng đã đƣợc ban hành theo đúng quy định của các văn bản nhà nƣớc phù hợp dần với thông lệ hoạt động tín dụng trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.

93

Các cơ chế, chính sách của ABBANK ra đời đã thể hiện các chủ trƣơng, định hƣớng phát triển chi phối hoạt động tín dụng với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu hợp lý của khách hàng phù hợp quy định của pháp luật và trong phạm vi cho phép của NHNN Việt Nam.

Sổ tay tín dụng đƣợc ban hành triển khai thực hiện trong toàn hệ thống, cũng nhƣ quy định về phân loại, xếp hạng, đánh giá khách hàng vay vốn dựa trên nhiều tiêu chí, chuẩn mức theo thông lệ quốc tế chẳng những giúp cho quản trị rủi ro tín dụng không ngừng nâng cao hiệu quả mà còn góp phần nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ tác phong làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tín dụng.

Để giảm thiểu rủi ro không thu đƣợc nợ trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ và thực hiện qui định chung của NHNN, ABBANK thực hiện chính sách cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Hiện nay, ABBANK- chi nhánh Hà Nội thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản theo Quyết định số 1300/QĐ-HĐQT ngày 03/12/2009 của Hội đồng quản trị ABBANK. Quyết định 1300/QĐ-HĐQT qui định phù hợp với Nghị định 163/2006/NĐ-CP của CP về giao dịch bảo đảm.

Về chính sách lãi suất tín dụng: Để tạo mối quan hệ bền vững đối với khách hàng, chính sách lãi suất của ABBANK theo đuổi bốn mục tiêu: giảm dần mức lãi suất cho vay; cho vay ƣu đãi lãi suất thấp đối với khách hàng chiến lƣợc, khách hàng truyền thống; miễn, giảm lãi suất cho khách hàng gặp khó khăn theo chính sách của ABBANK đề ra; giảm lãi suất cho vay theo chính sách của ngân hàng.

Cũng nhƣ các NHTM khác, lợi nhuận là một trong những mục tiêu của chính sách tín dụng của ABBANK. Đặc thù của cho vay khu vực nông thôn là các món vay nhỏ lẻ, địa bàn cho vay rộng, rủi ro cao, nên chi phí cho vay cao. Bởi vậy, mục tiêu của các chi nhánh ABBANK là bảo đảm lợi nhuận hợp lý để cân đối lợi ích của ngân hàng và khách hàng. Trên cơ sở phấn đấu huy động các nguồn vốn lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ các dự án của các tổ chức tài chính-tín dụng quốc tế ủy thác cho ABBANK cho vay, vốn tín dụng phát triển của Nhà

94

nƣớc để có lãi suất bình quân đầu vào thấp. Đồng thời, tiết giảm chi phí quản lý, để qua đó giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.

- Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng hiện tại đƣợc quy định rõ ràng: Quy trình nghiệp vụ đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Công nghệ thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng đã có những bƣớc cải tiến tích cực.

Kết quả của những cải tiến đó là lƣợng thông tin ngày càng tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ngoài ra, việc quan tâm khai thác thông tin khách hàng ở các chi nhánh ABBANK ngày càng tăng. Thể hiện các chi nhánh đã nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của thông tin tín dụng trong việc đầu tƣ tín dụng.

Chƣơng trình giao dịch trên máy hiện nay của đã thiết kế hệ thống thông tin tập trung về Trung tâm Điều hành (qua trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro), giúp cho việc quản lý đƣợc tập trung.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang đƣợc xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế.

Quy định chấm điểm khách hàng theo Quyết định 100-2/QĐ-HĐQT đang thực hiện tại ABBANK đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định chấm điểm khách hàng ở Sổ tay tín dụng đã xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng ở cả các chỉ tiêu định tính và định lƣợng. Điều này thể hiện hệ thống chấm điểm của ngân hàng đã ngày càng chi tiết, đầy đủ và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế hơn.

- Phân loại nợ và quản lý nợ xấu thực hiện theo đúng hƣớng dẫn của NHNN. Các cơ chế chính sách về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro hiện nay đã đƣợc ban hành và triển khai đầy đủ, Ban lãnh đạo ABBANK chỉ đạo rất kiên quyết và có các biện pháp hợp lý để các chi nhánh thực hiện.

Thực hiện Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN (đƣợc bổ sung bằng văn bản số 18/2007/QĐ-NHNN) của Thống đốc NHNN ban hành ngày 22/4/2005, và thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập

95

dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung. ABBANK có Quyết định số 100-1/QĐ-HĐQT.14 của Hội đồng quản trị ngày 01/06/2014 ban hành Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, đơn vị chủ động trong việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, đồng thời xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực, triệt để trong thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro. Theo quyết định 100-1, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung đƣợc trích 0.75%/tổng dƣ nợ. Đối với việc trích lập dự phòng cụ thể, dƣ nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm nợ có độ rủi ro từ thấp đến cao bao gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ, nợ dƣới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn. Tƣơng ứng với 5 nhóm nợ là tỷ lệ trích rủi ro cụ thể: 0%, 5%, 20%, 50%, 100%. Bên cạnh đó, ABBANK cũng đã xây dựng tỷ lệ khấu trừ khi trích dự phòng cụ thể đối với mỗi nhóm tài sản đảm bảo. Hiện tại ABBANK đã triển khai hệ thống Core Banking trên toàn hệ thống, việc phân nhóm nợ đƣợc thực hiện tự động và là cơ sở để các Chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro.

Về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: tổng số tiền phải trích lập gồm dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro cụ thể.

Dự phòng rủi ro chung phải trích lập bằng 0,75% tổng dƣ nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng cụ thể đƣợc tính cho từng khoản nợ theo công thức: R = (A – C)x r [18]

trong đó:

R: số dự phòng cụ thể phải trích; A: số dƣ gốc của khoản nợ; C: giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm; r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ dự phòng cụ thể của các nhóm nợ: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

- Đội ngũ lao động dồi dào, trình độ ngày càng chuyên sâu và trình độ nhận thức về phòng ngừa rủi ro tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao, rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của ABBANK ngày càng giảm xuống mức tối thiểu:

96

Tình hình thực tế hiện nay yêu cầu về chất lƣợng và trình độ cán bộ là một yếu tố quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm qua, bằng công tác tuyển dụng và tập trung đào tạo, đào tạo lại, trình độ cán bộ ABBANK đang ngày một nâng cao.

Thông qua việc thực hiện mô hình, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng làm cho ý thức tự giác của cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan đƣợc nâng cao. Ý thức, tác phong trong quan hệ giao dịch với khách hàng không ngừng đƣợc đổi mới. Đặc biệt là những rủi ro đạo đức, với các hành vi: cố ý làm trái, thông đồng với khách hàng để rút tiền ngân hàng, vay ké, làm giả hồ sơ, thẩm định hình thức,… trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ABBANK không ngừng giảm xuống và hầu nhƣ không còn.

Thông qua việc thực hiện các quy chế, qui định, quy trình và các lớp tập huấn cũng nhƣ qua thực tế công việc chuyên môn trình độ cán bộ, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tác nghiệp đƣợc nâng cao, chuyên nghiệp hơn.

- Công tác trích lập và xử lý rủi ro đƣợc thực hiện nghiêm túc

+ Việc quản lý rủi ro tín dụng đã đƣợc các chi nhánh trong hệ thống quan tâm sát sao, các khoản nợ rủi ro có vấn đề đã đƣợc chuyển sang nợ xấu kịp thời và trích lập theo đúng tỷ lệ trích đã quy định.

+ Công tác thông tin, báo cáo đƣợc duy trì thƣờng xuyên và tƣơng đối chính xác, kịp thời do đó Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc ABBANK luôn nắm chắc đƣợc tình hình trích lập và xử lý rủi ro của toàn hệ thống. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo tích cực và kịp thời.

+ Ý thức đƣợc vai trò của việc trích lập dự phòng, các chi nhánh ngày càng có trách nhiệm hơn trong việc trích lập cho chi nhánh mình. Do đó, số trích lập dự phòng rủi ro ngày càng phản ánh chính xác chất lƣợng nợ tại hệ thống ABBANK.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Việc tăng cƣờng này đƣợc thể hiện trên 3 góc độ:

97

+ Các văn bản, quy định và quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ không ngừng đƣợc hoàn thiện phù hợp với quy định chung và tình hình thực tế của ABBANK.

+ Cán bộ bố trí làm việc này đƣợc lựa chọn ngày càng phù hợp hơn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa vững vàng về nghiệp vụ, vừa có phƣơng pháp làm việc hiệu quả.

+ Tổ chức thực hiện thƣờng xuyên, khoa học, theo các chuyên đề và kết hợp với kiểm tra chéo.

2.3.2. Những hạn chế:

- Mô hình tổ chức hệ thống tín dụng thừa kế mô hình tín dụng truyền thống. Mô hình tổ chức của ABBANK hiện nay đã có nhiều đổi mới song vẫn thừa kế mô hình tín dụng truyền thống. Tiêu thức phân định các Phòng, Ban đƣợc thực hiện theo loại hình nghiệp vụ (trong khi ở các ngân hàng tiên tiến, các hoạt động tín dụng đƣợc phân theo tiêu thức đối tƣợng khách hàng - sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và hạn chế rủi ro).

Với tốc độ phát triển trong những năm gần đây và yêu cầu tăng trƣởng tín dụng của những năm tới, đòi hỏi quy mô hoạt động ngày càng lớn, theo hƣớng tập trung quản lý và kiểm soát tín dụng về Trung tâm Điều hành, khối lƣợng công việc sẽ ngày càng tăng, hoạt động nghiệp vụ ngày càng đa dạng và phong phú, thì mô hình trên cần đƣợc hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý mới; bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro, và phải mang tính khách quan, độc lập trong việc thẩm định, đề xuất và quyết định cho vay.

- Các cơ chế chính sách của ngân hàng còn chƣa đồng bộ và chƣa theo kịp thông lệ quốc tế.

ABBANK đã ban hành các quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng, tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách chƣa đƣợc ban hành hoặc đã ban hành nhƣng chƣa đƣợc sửa đổi bổ sung kịp thời và hệ thống hoá thành quy định chung để thực hiện nhƣ: chính sách ƣu đãi khách hàng; chính sách cạnh tranh; chính sách lãi suất…

98

Trong quy chế cho vay của ngân hàng chƣa có quy định hạn mức tín dụng cho từng ngành kinh doanh khác nhau. Điều này có thể gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nếu tập trung đầu tƣ quá nhiều cho cùng một lĩnh vực ngành nghề thì nếu có rủi ro xẩy ra thì đó sẽ là rủi ro rất lớn. Do vậy, các ngân hàng, đặc biệt là đối với ABBANK với hệ thống mạng lƣới các chi nhánh

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)