Kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng TMCP An Bình CN Hà Nội

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 93)

Phân tán rủi ro và đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng

ABBANK- CN Hà Nội tung ra các sản phẩm tín dụng hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tƣợng cụ thể, ABBANK- CN Hà Nội đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanh với tốc độ nhanh. Hơn nữa việc đa dạng danh mục cấp tín dụng còn giúp ABBANK- CN Hà Nội giảm tối đa rủi ro do các

85

khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng, tính chất sở hữu, theo ngành hàng, theo sản phẩm...

Nét nổi bật của hoạt động đầu tƣ tín dụng của ABBANK- CN Hà Nội là có sự tăng trƣởng cao, tiếp tục duy trì các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tƣợng khách hàng vay mới. Các sản phẩm của ABBANK- CN Hà Nội đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế ngoài quốc doanh.

Cho vay từng lần áp dụng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thƣờng xuyên hoặc những khách hàng không có đủ điều kiện để đƣợc cấp hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay vốn khách hàng và ABBANK- CN Hà Nội xác định rõ mục đích vay vốn, số vốn cho vay, thời hạn, lãi suất và các điều kiện khác của khoản vay. Mỗi lần vay hai bên lập một hồ sơ tín dụng, ký hợp đồng tín dụng và khế ƣớc riêng biệt.

Cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng có đủ điều kiện: hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả cho một giai đoạn nhất định, đƣợc ABBANK- CN Hà Nội đánh giá là khách hàng có đủ uy tín. ABBANK- CN Hà Nội và khách hàng căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của khách hàng để xác định và thỏa thuận mức dƣ nợ tối đa khách hàng đƣợc phép vay và duy trì hạn mức đó trong một thời gian nhất định. Hai bên ký hợp đồng hạn mức tín dụng quy định về giá trị hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức, phƣơng thức giải ngân và các điều kiện khác của các khoản vay trong hạn mức. Trong phạm vi giá trị hạn mức đã thỏa thuận, mỗi lần giải ngân khách hàng lập đề nghị giải ngân và gửi các tài liệu liên quan đến khoản vay cho ABBANK- CN Hà Nội xem xét và giải ngân. Mỗi lần giải ngân hai bên ký khế ƣớc nhận nợ. Điều kiện giải ngân và các điều kiện khác phải phù hợp với quy định trong Hợp đồng hạn mức đã ký. Thời hạn duy trì hạn mức phù hợp với thời gian thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng và quy định của ABBANK.

Cho vay theo dự án đầu tƣ áp dụng với các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống. Những dự án đầu tƣ bao gồm: Đầu tƣ mới, mở rộng, sửa chữa, thay thế, nâng cấp và đầu tƣ tài chính.

86

Cho vay hợp vốn: ABBANK- CN Hà Nội cùng với các tổ chức tín dụng khác cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phƣơng án vay vốn của khách hàng. Cho vay hợp vốn áp dụng trong các trƣờng hợp nhu cầu vốn của khách hàng vƣợt quá khả năng cho vay của ABBANK- CN Hà Nội, hoặc trong các trƣờng hợp ABBANK- CN Hà Nội xét thấy cần chia sẻ rủi ro. ABBANK- CN Hà Nội có thể cho vay hợp vốn với tƣ cách là một ngân hàng đầu mối hoặc một ngân hàng tham gia.

Cho vay trả góp: khi cho vay, ABBANK và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc đƣợc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phƣơng thức cho vay mà ABBANK- CN Hà Nội thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng đƣợc chi vƣợt trên số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Đây là hình thức thu hút khách hàng cá nhân và làm đa dạng hình thức cho vay của ABBANK- CN Hà Nội, bắt kịp với xu hƣớng hiện đại của ngành ngân hàng. Nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, hoạt động thẻ đƣợc Ngân hàng chú trọng phát triển.

Ngoài việc đa dạng hóa đối tƣợng cho vay, hình thức cho vay, ABBANK- CN Hà Nội còn cung cấp sản phẩm tín dụng đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cƣ và doanh nghiệp nhằm thỏa mãn khách hàng. ABBANK- CN Hà Nội cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân với các sản phẩm nhƣ: cho vay mua bất động sản, mua ô tô, tiêu dùng, du học, cho vay hộ kinh doanh cá thể, thấu chi... Ngân hàng có các sản phẩm tín dụng phù hợp với mọi thành phần dân cƣ, phục vụ mọi mặt của đời sống dân cƣ với thời hạn cho vay ƣu đãi kèm theo những điều khoản, điều kiện cho vay linh hoạt.

Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

ABBANK- CN Hà Nội rất chú trọng nâng cao năng lực và chất lƣợng quản trị rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng,

87

kiện toàn mô hình tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để đảm bảo an toàn hệ thống. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu mới, tăng cƣờng công tác thu hồi nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở dƣới mức 3% vào thời điểm 31/12/2014.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là một chức năng quan trọng của Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà ABBANK- CN Hà Nội sử dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. ABBANK- CN Hà Nội đặc biệt chú trọng phƣơng pháp kiểm tra tại chỗ góp phần quản lý rủi ro trực tiếp trong quá trình cho vay. Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng theo định kỳ hoặc đột xuất với tƣ cách là một bộ phận đứng ngoài và độc lập với quy trình tín dụng

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ kiểm tra việc tuân thủ chính sách, quy trình nghiệp vụ tín dụng, kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định. Các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán trên tờ trình thẩm định. Kiểm tra quá trình giải ngân: đối chiếu, lấy xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trƣờng hợp vay hộ, lập hồ sơ giả để vay vốn, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích xin vay hay không. Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo, kiểm tra việc đánh giá lại tài sản đảm bảo có đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hay không.

Những sai phạm thƣờng đƣợc phát hiện: Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh sơ sài, thiếu biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay. Chƣa thực hiện đánh giá lại tài sản bảo đảm định kỳ… Về giải ngân và quản lý trong khi cho vay: thiếu bảng kê rút vốn, thiếu căn cứ giải ngân, chƣa thực hiện rà soát khoản vay theo định kỳ, chƣa thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên đối với các khoản nợ xấu.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: ABBANK- CN Hà Nội thực hiện phân loại nợ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nƣớc. Việc phân loại nợ đƣợc thực hiện ít nhất một quý một lần, riêng đối với các khoản nợ xấu, ABBANK- CN Hà Nội thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ

88

sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng.

ABBANK- CN Hà Nội đang hƣớng tới phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, trong đó kết quả xếp hạng khách hàng đƣợc coi là cơ sở chủ yếu cho việc phân loại nợ; đồng thời, tiến tới thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chủ động đối phó với mọi tình huống rủi ro xảy ra.

Hiện tại, căn cứ vào quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc. ABBANK- CN Hà Nội tiến hành phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp định lƣợng. Nhằm tiến dần tới thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu tại điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nƣớc và đáp ứng các quy định của Ủy ban Basel 2. ABBANK- CN Hà Nội đang nghiên cứu nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phƣơng pháp định tính. Sau khi đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc phê duyệt, ABBANK- CN Hà Nội sẽ tiến hành phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng theo phƣơng pháp định tính để thể hiện đúng bản chất về việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đối với 5 nhóm nợ quy định Khoản 1 Điều này nhƣ sau:

- Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 100%.

Theo số liệu của Chi nhánh về trích lập dự phòng trong giai đoạn năm 2010- 2013, có bảng số liệu sau:

89

Bảng 2.11: Tỷ lệ dự phòng RRTD

Đơn vị: tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DPC DPCT DPC DPCT DPC DPCT DPC DPCT 19,21 28,73 21,23 31,2 38,43 73,13 36,75 113,48 Tỷ lệ dự phòng RRTD (%) 47,94 = 0,12 52,43 = 0,01 111,57 = 2,33 150,23 = 3,3 3.995 5.243 4.780 .548

(Nguồn: báo cáo phân loại nợ các năm 2010-2013 của ABB Hà Nội)

Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập nhằm bù đắp tổn thất tín dụng xảy ra. Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc tính vào chi phí của Ngân hàng và làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, mức trích dự phòng rủi ro của Chi nhánh trong thời kỳ này có xu hƣớng tăng lên rõ rệt, đặc biệt vào năm 2012 và năm 2013, khi nền kinh tế suy thoái, làm lợi nhuận của ngân hàng cũng nhƣ của chi nhánh đều giảm, lợi nhuận trƣớc thuế toàn hàng năm 2013 xấp xỉ 191 tỷ đồng, giảm 61% so với năm 2012 và chỉ đạt 29% so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 cũng tăng vọt lên 4,8%. Điều này cũng cho thấy Chi nhánh cần hết sức nỗ lực trong thời gian tới để nhằm đảm bảo chất lƣợng các khoản nợ ở mức độ tốt nhất có thể.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 93)