Thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBank CN Hà Nội

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 69)

2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng của ABBANK- CN Hà Nội

ABBANK- chi nhánh Hà Nội ngày càng có sự quan tâm sát sao hơn tới vấn đề rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, vì cả những lý do khách quan và chủ quan mà rủi ro tín dụng vẫn luôn là vấn đề nổi cộm và đƣợc Ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng.

Trong khuôn khổ đề tài này, học viên chỉ đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của các khoản dƣ nợ nội bảng, không đi vào phân tích các khoản nợ ngoại bảng, các khoản nợ mà Ngân hàng phải trả thay cho khách hàng theo cam kết.

Để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ABBANK- chi nhánh Hà Nội, học viên xin đƣợc đi sâu hơn vào phân tích tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh và sơ

61

lƣợc qua tình hình nợ xấu và việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2010-2013.

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ của ABB – CN HN giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu/ Năm 2010 2011 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2013 Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng dƣ nợ 3.995 5.243 31 4.780 (9) 4.548 (5)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ABB – CN HN)

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ dƣ nợ ABBANK- chi nhánh Hà Nội

Tổng dƣ nợ của ABBANK- chi nhánh Hà Nội tăng mạnh vào năm 2011 (5.243 tỷ đồng) tăng 31% so với năm 2010 và bắt đầu giảm vào năm 2012 đến 2013 (4.780 tỷ đồng năm 2012 và 4.548 tỷ đồng năm 2013). Tốc độ tăng trƣởng giảm là do chịu ảnh hƣởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng

62

trƣởng kinh tế bị suy giảm, xuất khẩu giảm sút mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay của ABB – CN HN giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dƣ nợ 3.995 100 5.243 100 4.780 100 4.548 100 I Theo loại tiền tệ

1 Nội tệ 3.596 90 5.033 96 4.493 94 4.321 95 2 Ngoại tệ (quy đổi VND

tại thời điểm báo cáo) 399

10

210 4 287 6 227 5 II Theo thời hạn cho vay

1 Ngắn hạn 2.730 68 4.237 81 4.302 90 2.956 65 2 Trung hạn 675 17 723 14 96 2 1.092 24 3 Dài hạn 590 15 283 5 382 8 500 11 III Theo thành phần kinh

tế 1 DNNN 954 24 903 17 730 15 510 11 2 DNNQD 1.719 43 2.896 55 2.905 60 2.990 64 3 HTX 497 12 695 13 455 10 418 9 4 Hộ sản xuất, cá nhân 825 21 749 15 717 15 728 16 IV Theo TSĐB 1 Có TSĐB 2.593 65 3.651 70 3.512 73 3.443 74 2 Không có TSĐB 1.402 35 1.592 30 1.268 27 1.202 26

63 * Cơ cấu tín dụng theo khách hàng:

Dƣ nợ cho vay các tổ chức kinh tế của ABBANK- chi nhánh Hà Nội có xu hƣớng giảm dần, trong khi dƣ nợ cho vay cá nhân lại có dấu hiệu tăng vào năm 2013. Năm 2010, dƣ nợ cho vay cá nhân đạt 825 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh, trong khi dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 3.170 tỷ đồng chiếm 79% tổng dƣ nợ.Năm 2013, dƣ nợ cho vay cá nhân bắt đầu tăng trở lại đạt mức tăng trƣởng cao với hơn 728 tỷ đồng, chiếm 16 % tổng dƣ nợ cho vay. Trong khi đó, dƣ nợ cho vay tổ chức kinh tế giảm dần tỷ trọng trên tổng dƣ nợ cho vay, năm 2013 đạt trên 4.063 tỷ đồng, chiếm 84 % tổng dƣ nợ cho vay.

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dƣ nợ theo khách hàng

Xét phân loại khoản vay theo thời gian, trong giai đoạn từ 2010 đến 2013 dƣ nợ cho vay ngắn hạn của ABBANK- chi nhánh Hà Nội luôn chiếm ƣu thế hơn cho vay trung – dài hạn, tỷ trọng so với tổng dƣ nợ luôn cao hơn. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2012, giá trị các khoản vay ngắn hạn của ABBANK- chi nhánh Hà Nội đều tăng khá nhanh và tăng nhiều nhất là vào năm 2011.

64

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền cho vay

Tính đến năm 2010 tổng dƣ nợ của ABBANK- chi nhánh Hà Nội là 3.995 tỷ, trong đó dƣ nợ bằng VNĐ chiếm 90% trong tổng dƣ nợ và dƣ nợ bằng ngoại tệ chỉ chiếm 10%. Sang năm 2012 dƣ nợ bằng VND chiếm tỷ trọng cao nhất trong vòng 4 năm từ 2010 – 2013 đạt 96% trong tổng số dƣ nợ. Nhìn chung, trong vòng 4 năm qua, cơ cấu dƣ nợ bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao đạt từ 90 – 96% trong tổng số dƣ nợ cho vay của ABBANK- chi nhánh Hà Nội.

65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về tốc độ dƣ nợ theo loại tiền, ta thấy dƣ nợ cho vay bằng VNĐ tăng mạnh vào năm 2011 và bắt đầu giảm vào năm 2012, đến năm 2013 dƣ nợ cho vay bằng VND giảm xuống còn 4.321 tỷ đồng ( giảm 4% so với năm 2012). Trong khi đó dƣ nợ cho vay bằng ngoại tệ giảm mạnh vào năm 2011 ( giảm 47% so với năm 2010) và tăng trở lại vào năm 2012 (tăng 37% so với năm 2011).

Trong cấu trúc dƣ nợ theo thời hạn cho vay, dƣ nợ ngắn hạn thƣờng chiếm tỉ trọng cao nhất, nó phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng (trong đó, nguồn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao).

Trong cơ cấu dƣ nợ theo thành phần kinh tế, dƣ nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, thƣờng trên 50%. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhà nƣớc có cơ cấu ngày một giảm, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế; ngày càng nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc thành lập và chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ trên địa bàn.

Trong quá trình phát triển tín dụng, doanh số cho vay, Chi nhánh luôn đặc biệt quan tâm đến chất lƣợng tín dụng, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt của hoạt động kinh doanh. Do vậy, công tác nghiên cứu và đánh giá rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển đi lên của chi nhánh.

2.2.1.2. Tình hình nợ quá hạn tại ABBANK- chi nhánh Hà Nội

Rủi ro tín dụng chủ yếu xuất phát từ các khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nhất rủi ro tín dụng và tổn thất của Ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh trong thời gian qua nhƣ sau:

Bảng 2.4: Nợ quá hạn từ năm 2010 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn 75,465 102,987 712,768 866,871 Tổng dƣ nợ 3.995 5.243 4.780 4.548 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ (%) 1,889 1,964 14,912 19,061

66

Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn ABBANK Hà Nội

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hƣớng tăng dần theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dƣ nợ. Năm 2010 nợ quá hạn là 75,465 tỷ đồng đến năm 2011 nợ quá hạn đã tăng 102,987 tỷ đồng tƣơng đƣơng 136% so với năm 2010. Năm 2012 nợ quá hạn tiếp tục tăng mạnh lên 712,768 tỷ đồng. Tốc độ tăng nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng tổng dƣ nợ. Cùng với sự gia tăng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ cũng tăng theo, năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,89%, đến năm 2011 là 1,964%, năm 2012 là 14,912% và năm 2013 là 19,061%. Nợ quá hạn có bƣớc tăng trƣởng nhảy vọt từ năm 2011 so với năm 2012 theo xu thế chung của nền kinh tế chứng tỏ rủi ro tín dụng của ABBANK – CN Hà Nội là rất lớn, không thể tránh khỏi trƣớc sự suy thoái của nền kinh tế.

Mặc dù, xu hƣớng gia tăng của nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Chi nhánh, nhƣng đây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh đã xuất hiện nhiều biểu hiện không tích cực. Do vậy Chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và chặt chẽ hơn.

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn nhƣ vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh trong năm. Một phần là do nợ quá hạn của năm trƣớc chƣa đƣợc xử lý thu hồi đã chuyển sang năm sau. Có nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá

67

hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc ngành xây dựng. Họ có nhiều phƣơng án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhƣng để có đƣợc khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt, do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phƣơng án khác. Ngoài ra, việc tiêu thụ hàng hoá khó khăn, tình trạng “ế hàng” thƣờng xuyên xảy ra tại các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Việc mất hợp đồng, các đơn đặt hàng, đối tác chậm thanh toán tiền hàng…liên tiếp xảy ra khiến các doanh nghiệp bị lỗ gây khó khăn về tài chính. Ngoài các nguyên nhân trên, nợ quá hạn của Chi nhánh còn xuất phát từ các nguyên nhân khác: khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, khách hàng cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng, khách hàng bị ốm đau, ốm chết… Năm 2013 Chi nhánh đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, cũng nhƣ áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhƣng trong năm vẫn thu hồi không đƣợc nhiều.

Chi tiết về tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua nhƣ sau:

 Nợ quá hạn theo thời hạn vay

Bảng 2.5: Phân nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Đơn vị: tỷ đồng Nợ quá hạn Ngắn hạn Tỷ trọng/dƣ nợ quá hạn (%) Trung hạn Tỷ trọng/dƣ nợ quá hạn (%) Năm 2010 45.403 60% 30.062 40% Năm 2011 70.412 68% 32.575 32% Năm 2012 609.310 85% 103.458 15% Năm 2013 654.258 75% 212.613 25%

68

Biểu đồ 2.10: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Từ số liệu trên có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với vay trung dài hạn, năm 2012, tỷ lệ này tới 85% nợ quá hạn của Chi nhánh. Nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhƣ vậy do các khoản nợ trung dài hạn chƣa đến hạn thu nợ và nợ gốc đƣợc chia nhỏ ra thanh toán định kỳ hàng tháng, quí nên khả năng thanh toán thƣờng tốt hơn, có thể trong tƣơng lai mới bộc lộ rủi ro. Trong khi các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn, khách hàng chƣa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân quá hạn chính do khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng cố tình không trả nợ Ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích…Ngoài những nguyên nhân trên, nợ quá hạn còn xuất phát từ lý do khách hàng bị chết, ốm đau…(mặc dù nguyên nhân này không phải là nhiều).

Nợ trung dài hạn chủ yếu đầu tƣ tài sản dài hạn (tài sản cố định), phục vụ đời sống. Trong các khoản nợ trung hạn quá hạn trên, các khoản nợ cho vay tiêu dùng (khách hàng trả nợ bằng lƣơng, không có tài sản đảm bảo) quá hạn khá nhiều (do khách hàng không trả nợ là chủ yếu). Tuy rằng, tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng trung hạn bị quá hạn không nhiều nhƣng đây cũng là một trong những nguyên nhân mà trong thời gian gần đây, việc cho vay tiêu dùng của Chi nhánh cũng bị hạn chế.

69

Tình hình nợ quá hạn theo đồng tiền cho vay trong thời gian qua nhƣ sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo loại tiền cho vay

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ quá hạn Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nợ quá hạn Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nội tệ 71,92 3.596 2,0 91,42 5.033 1,82 685.12 4.493 15,25 813,252 4.321 18,82 Ngoại tệ (qui đổi

VND tại thời điểm báo cáo)

3,545 399 0,9 11,567 210 5,51 27,648 287 9,63 53.619 227 4,41

(Nguồn: báo cáo phân loại nợ năm 2006-2009 của ABBANK- chi nhánh Hà Nội)

Biểu đồ 2.11: Nợ quá hạn theo loại tiền cho vay

Từ bảng số liệu trên cho thấy từ năm 2010-2013, nợ quá hạn của đồng nội tệ luôn cao hơn ngoại tệ. Tỷ lệ này cũng tƣơng đối phù hợp thực tế là dƣ nợ nội tệ cao hơn dƣ nợ ngoại tệ. Tỷ lệ nợ ngoại tệ quá hạn trên dƣ nợ ngoại tệ có xu hƣớng tăng lên, năm 2012, tỷ lệ này cao nhất với mức dƣ nợ ngoại tệ bị quá hạn cũng cao nhất. Trong dƣ nợ ngoại tệ, dƣ nợ cho vay bằng đồng USD là chủ yếu. Nợ quá hạn ngoại tệ có nguyên nhân bắt nguồn từ tình hình tài chính doanh nghiệp (do khó khăn trong

70

khâu tiêu thụ, khách hàng chậm thanh toán, làm ăn bị lỗ…) nhƣng một phần bị quá hạn do khó khăn trong việc tìm nguồn USD để thanh toán các khoản nợ. Có những thời điểm khách hàng không thể mua đƣợc đồng USD, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ ngoại tệ bị quá hạn.

* Nợ quá hạn theo từng loại hình khách hàng

Cụ thể số liệu theo tiêu chí nợ quá hạn theo loại khách hàng nhƣ sau:

Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo loại hình khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

Nợ quá hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DNNN 10,472 9,124 75,623 25,965 DNNQD 40,091 58,147 429,853 519,651 HTX 2,25 5,07 5,06 6,52 HSX,Cá nhân 22,652 30,646 202,232 314,735 Tổng cộng 75,465 102,987 712,768 866,871

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ các năm 2010-2013 của ABBANK Hà Nội)

Dƣ nợ quá hạn của nhóm khách hàng DNNN năm 2012 ở mức cao nhất và giảm mạnh vào năm 2013. Với những số liệu trên cho thấy những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm nợ quá hạn đối với loại hình DNNN (mà trƣớc đây và hiện nay còn “mang tiếng” là làm ăn kém hiệu quả…), cũng là thể hiện việc cho vay có chọn lọc khi cấp tín dụng cho loại khách hàng đặc biệt này do đây cũng là đối tƣợng khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo là chủ yếu.

Dƣ nợ quá hạn của nhóm khách hàng là DNNQD trong giai đoạn 2010-2013 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số dƣ nợ quá hạn của Chi nhánh . Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng DNNQD trên dƣ nợ tăng đột biến trong năm 2012, từ 40,091 tỷ đồng lên 429,583 tỷ đồng, mức tăng gấp hơn 10 lần. Điều này cũng phản ánh đúng tình hình suy thoái kinh tế những năm 2012 kèm theo chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc, dẫn đến những khách hàng vay ngắn hạn muốn gia hạn khoản vay bị từ chối và dẫn đến quá hạn. Sang năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn vào thời điểm 31/12/2013 tăng nhẹ lên 519,651 tỷ đồng tƣơng ứng với tổng nợ quá hạn cũng tăng lên.

71

Điều này chứng tỏ trong năm 2013 ABBANK- chi nhánh Hà Nội đã khống chế và xử lý nợ tốt, con số nợ quá hạn không tăng đột biến nhƣ năm 2012. Nhìn chung nợ quá hạn của ngân hàng trong 2 năm trở lại đây đang ở mức cao theo tình hình chung của thị trƣờng. Với dƣ nợ luôn cao nhất so với dƣ nợ của các nhóm khách hàng khác, đây là vấn đề cần giải quyết đối với Chi nhánh khi mà xu hƣớng tƣ nhân hoá các thành phần kinh tế đã và đang diễn ra. Việc áp dụng chặt chẽ, đẩy đủ các điều kiện vay vốn là cần thiết để lành mạnh hoá dƣ nợ cho vay đối với các DNNQD.

Đối với nhóm khách hàng là HTX, tỷ lệ nợ quá hạn là rất thấp, tƣơng ứng với mức dƣ nợ thấp của nhóm khách hàng này. Tại Chi nhánh, số lƣợng khách hàng là HTX không nhiều (trong giai đoạn 2010-2013, chỉ khoảng 4-7 HTX vay vốn tại

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 69)