Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 142)

- Chính phủ cần xây dựng một cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể hoạt động và phát triển

Các chính sách của Chính phủ cần có sự đồng bộ, giảm sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, tăng tính thống nhất và ổn định, tạo hành lang pháp lý an toàn, bền vững, ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế cho các doanh nghiệp, cá nhân trong nƣớc. Giải pháp này vừa là cơ sở xây dựng thể chế kinh tế cũng vừa là công cụ bảo vệ cho các chủ thể kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Việc cải cách hành chính cần đƣợc thực hiện triệt để và nhanh chóng để giúp đỡ các thành phần kinh tế phát triển, nhất là các DNNQD và HSX cá thể còn yếu

134

kém về vốn, trình độ quản lý, kiến thức pháp luật, thị trƣờng…Hiện nay, rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp là khá nhiều, Chính phủ cần xem xét vấn đề này và giải quyết cho các doanh nghiệp, giảm chi phí hành chính, “chi phí bôi trơn” do các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp vốn đang còn gặp khó khăn trong đợt suy thoái kinh tế. Chính phủ cũng cần có những cơ chế hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ khi nƣớc ta thực hiện hội nhập nền kinh tế, tháo gỡ dần những khó khăn khi mà tiến trình hội nhập đang thực hiện.

Chính phủ phải có cơ chế để phát triển đồng bộ, hiệu quả các thị trƣờng, có những biện pháp ổn định thị trƣờng, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo đƣợc “tấm đệm” để tránh đƣợc những cơn sốc kinh tế nhƣ thời gian vừa qua. Nhất là đối với thị trƣờng ngoại hối, doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về ngoại tệ, nhất là đôla Mỹ vào thời điểm quí III hàng năm cho hoạt động nhập khẩu. Sự tồn tại của thị trƣờng “chợ đen” đã và đang bóp méo thị trƣờng ngoại hối chính thức, làm giảm hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua công cụ tỷ giá hối đoái hiện nay. Sự kết hợp của thị trƣờng “chợ đen” và giao dịch mua bán ngoại tệ “ngầm” thông qua tài khoản ngân hàng giữa các doanh nghiệp đã khiến các doanh nghiệp ngoài khó khăn về nguồn cung ngoại tệ còn bị chồng chất thêm gánh nặng về chi phí mua ngoại tệ, đẩy chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh lên, làm giảm sự cạnh tranh của doanh nghiệp và làm tăng nguy cơ lạm phát, gây bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô cũng nhƣ đời sống kinh tế xã hội trong nƣớc.

Chính phủ cần tạo lập hệ thống pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tài chính ngân hàng, giúp các định chế tài chính dần dần tiến tới quá trình hội nhập. Cho các tổ chức tín dụng thời gian và lộ trình cần thiết để các tổ chức tín dụng nâng cao qui mô, chất lƣợng hoạt động gần hơn với điều kiện quốc tế. Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoàn thành công việc này, chỉ đạo ban hành các văn bản pháp lý chỉ đạo hoạt động các định chế tài chính phù hợp với các thông lệ, luật pháp quốc tế vì tiến trình hội nhập kinh tế nƣớc ta với thế giới ngày càng gần và sâu hơn.

135

Trong vấn đề pháp lý, Chính phủ nên có giải pháp hữu hiệu để giảm dần thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch mua bán hiện nay. Giải pháp này sẽ giúp các NHTM quản lý luồng tiền của khách hàng rất tốt, tăng hiệu quả quản lý nợ, giảm rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.

- Tăng cƣờng công tác thi hành án dân sự

Hiện nay, các NHTM còn gặp nhiều khó khăn trong khâu phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ do các thủ tục thi hành án. Việc gây khó khăn của một số bộ phận cán bộ thi hành án đã khiến công tác phát mại tài sản tốn kém về thời gian và “chi phí”. Chính phủ cần có biện pháp đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự, giảm bớt các thủ tục rƣờm rà, qui định trách nhiệm, nghĩa vụ và có chế tài xử phạt đối với các cán bộ có thái độ gây phiền nhiễu trong quá trình làm việc. Điều này giúp các ngân hàng xử lý tài sản phát mại nhanh chóng để thu hồi nợ, giảm tiêu cực trong quá trình thực hiện. Đây là vấn đề nổi cộm cần giải quyết vì tình trạng bị gây nhũng nhiễu, phiền hà khiến các ngân hàng mất nhiều “chi phí bôi trơn”, gây tổn thất thêm các ngân hàng khi không thu hồi đƣợc nợ.

- Tăng cƣờng giám sát quản lý hoạt động các doanh nghiệp

Có một vấn đề tồn tại, đó là hiện nay hoạt động các doanh nghiệp không đƣợc giám sát chặt chẽ, còn khá lỏng lẻo. Rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhƣng không có mã số thuế, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh không hoạt động…nhƣng các cơ quan có thẩm quyền không đƣợc biết. Chính phủ cần có biện pháp quản lý các doanh nghiệp chặt chẽ hơn, điều này hỗ trợ rất tốt cho các ngân hàng, tránh bị rủi ro, lừa đảo.

Ngoài ra, việc giám sát, tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nhà nƣớc, các tổng công ty nhà nƣớc…phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch, giúp lành mạnh hoá các doanh nghiệp này, hỗ trợ cho ngân hàng trong hoạt động cho vay các doanh nghiệp, giúp giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vụ việc của Tập đoàn Vinashin vừa qua là một bài học lớn cho Chính phủ trong vấn đề quản lý các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nƣớc bởi lẽ hệ luỵ của nó sẽ còn để lại trong thời gian dài cho các NHTM khi một số lƣợng lớn vốn đầu tƣ của các Ngân

136

hàng còn nằm ở đó, gây tổn thất nhiều cho các NHTM. Chính vì điều này, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc cần đƣợc quan tâm chú trọng thực sự, khách quan, trung thực để không gây những “cú sốc” lớn không chỉ cho ngân hàng mà còn cho nền kinh tế nhƣ vụ việc của Vinashin vừa quan, bởi vì dƣ nợ vay của các Tập đoàn, Tổng công ty này không hề nhỏ, nhất là so với số vốn điều lệ của các NHTM còn khá khiêm tốn nhƣ hiện nay.

137

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng việc các NHTM phải đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đƣợc. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Trong thông lệ quốc tế, tổn thất 1% tổng dƣ nợ bình quân hàng năm là một ngân hàng có trình độ quản lý tốt và hoàn toàn không tác động xấu đến ngân hàng.

Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng nhằm hoàn thiện trong các điều kiện mới để đạt đƣợc tỷ lệ lý tƣởng nói trên.

Hiện nay, cũng nhƣ trong nhiều năm tới hoạt động tín dụng vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu, hoạt động đem lại thu nhập lớn nhất cho các NHTM ở nƣớc ta nói chung trong đó có ABBANK- chi nhánh Hà Nội. Song phát triển tín dụng, mở rộng cho vay phải đi đôi với tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu trong ngân hàng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với những diễn biến phức tạp và khó lƣờng của thị trƣờng tài chính, thị trƣờng hàng hoá, thiên tai, chính trị …làm cho rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là những NHTM mà đối tƣợng khách hàng chịu tác động của các rủi ro đa dạng nhƣ ABBANK.

Thời gian qua, tuy các ngân hàng nói chung, ABBANK- chi nhánh Hà Nội nói riêng đã coi vấn đề quản trị rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng trong công tác quản trị của mình cũng nhƣ đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Song, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa thực sự nhƣ mong muốn. Do vậy, việc tìm các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Vì vậy không ngừng tăng cƣờng và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng càng có tính cấp bách.

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các vấn đề chính sau đây:

-Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng, luận văn đã làm rõ nội dung quản trị rủi ro tín dụng,

138

các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng.

-Đƣa ra một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Uỷ ban Basel, trực tiếp là Basel II, trên cơ sở đó Luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM Việt Nam.

- Nêu lên tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của ABBANK- chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây, một NHTM có thị phần tín dụng lớn nhất, nhƣng có tỷ lệ nợ xấu vào loại thấp trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Tập trung phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ABBANK- chi nhánh Hà Nội trên các góc độ: mô hình quản lý tín dụng, các cơ chế chính sách quản lý tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, một số nội dung khác có liên quan.

- Đánh giá những ƣu điểm, luận án cho rằng, quản trị rủi ro tín dụng đã làm cho nợ xấu của ABBANK- chi nhánh Hà Nội đƣợc kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm cho lợi nhuận tăng bền vững, hoạt động kinh doanh của ABBANK- chi nhánh Hà Nội ổn định. Bên cạnh đó thì còn một loạt hạn chế, nhƣ mô hình chƣa phù hợp, chất lƣợng cán bộ còn hạn chế, công nghệ ngân hàng áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu,… Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân chủ quan từ chính ABBANK- chi nhánh Hà Nội cùng các chi nhánh và các nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng của nền kinh tế cũng nhƣ các cơ quan quản lý, điều hành

có liên quan.

- Sau khi nêu lên định hƣớng hoạt động kinh doanh và định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng, các giải pháp đƣợc đề suất có tính logic, sát thực tiễn và có tính khả thi bởi vì nó xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế, nguyên nhân chủ quan của ABBANK- chi nhánh Hà Nội, trong đó tập trung vào quản trị điều hành, vào cán bộ, vào công nghệ, tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát nội bộ,…

139

Các kiến nghị đƣợc đề xuất chủ yếu dựa trên những nguyên nhân khách quan, tập trung vào hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay, điều hành chính sách tiền tệ, quản lý hoạt động ngân hàng, ….

Quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề rộng và phức tạp, đối với ABBANK- chi nhánh Hà Nội thì càng phức tạp hơn. Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu, luận văn đã tham khảo nhiều đề tài và công trình nghiên cứu có liên quan, bám sát thực tiễn và phân tích thực tiễn trên nhiều góc cạnh khác nhau, với sự giúp đỡ của Thầy hƣớng dẫn, các đồng nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện có hạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Học viên xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cơ sở đào tạo, của bạn bè, của cơ quan,…cũng nhƣ những ý kiến đóng góp chân thành.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Định – Trƣờng Đại học Kinh Tế- Đại học Quốc gia Hà Nội - đã tận tình hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.

Hy vọng rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng nói trên sẽ giúp cho ABBANK- chi nhánh Hà Nội phát triển vững mạnh hơn trên con đƣờng hội nhập vào thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới .

140

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. ABBANK (các năm từ 2010 đến 2013), Báo cáo thường niên, Tp Hồ Chí Minh.

2. ABBANK (các năm từ 2010 đến 2013) Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, Báo cáo hoạt động tín dụng, Tp Hồ Chí Minh.

3. ABBANK (các năm từ 2010 đến 2013), Báo cáo công tác quản trị

rủi ro tín dụng, Tp Hồ Chí Minh.

4. ABBANK (năm 2011) Sổ tay tín dụng, Tp Hồ Chí Minh.

5. Bộ Tài chính (2012), “Căn bệnh nợ xấu của NHTM”, Tạp chí

Tài chính (5), Tr.20-22,28.

6. Trần Đình Định (2008), “Những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về

và quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại”, NXB

Tƣ Pháp, Hà Nội.

7. Hiệp Hội Ngân hàng (từ 2010 đến 2013), Tạp chí Thị trường tài

chính Tiền tệ, Hà Nội.

8. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng- nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16), Tr.33-35.

9. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trƣờng tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

10. NHNN Việt Nam (các năm từ 2002 đến 2013), Hệ thống các văn

bản pháp luật về hoạt động ngân hàng, xuất bản hàng tháng, Hà Nội.

11. NHNN Việt Nam (từ 2010 đến 2013), Tạp chí Ngân hàng, Hà Nội.

12. Quốc Hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010),

Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD, NXB Pháp lý, Hà Nội.

13. Rose P.S. (2004), Quản trị NHTM, NXB Tài chính, Hà Nội.

141 Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê, Hà Nội. Website 17. www.sbv.gov.vn 18. www.abbank.vn 19. www.mof.gov.vn 20. www.bot.gov.tl 21. www.vnba.org.vn

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)