Mô hình quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 87)

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức quản lý rủi ro tín dụng

(Nguồn: Khối Quản lý rủi ro)

Diễn giải các khái niệm trong sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý rúi ro tín dụng: Tuyến phòng vệ thứ nhất: bao gồm các đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh, các đơn vị hỗ trợ, có trách nhiệm quản lý rủi ro trong mọi hoạt động tín dụng.

Tuyến phòng vệ thứ hai: bao gồm Khối Quản lý rủi ro và Khối Quản lý tín dụng.

+ Khối Quản lý rủi ro: Quản lý trạng thái rủi ro và hiệu quả của danh mục tín dụng. Thực hiện tham mƣu, xây dựng chính sách, các công cụ và giám sát quản lý rủi ro tín dụng, chính sách quản lý tài sản đảm bảo, các công cụ giám sát rủi ro tín dụng. Rà soát trƣớc và sau ban hành đối với toàn bộ các sản phẩm, quy trình liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

+ Khối Quản lý tín dụng: Quản lý số liệu danh mục tín dụng của toàn hệ thống, đầu mối cung cấp thông tin tín dụng trong ngân hàng, lập báo cáo tín dụng; Phối hợp với Khối Quản lý rủi ro thực hiện công tác giám sát, điều tiết danh mục tín dụng theo chức năng nhiệm vụ.

Tuyến phòng vệ thứ ba: kiểm toán nội bộ, có trách nhiệm kiểm tra tính tuân thủ trong mọi hoạt động nghiệp vụ liên quan đến công tác tín dụng, QLRRTD.

79

Ủy ban, Hội đồng: là các đơn vị chức năng đƣợc thành lập theo cơ cấu tổ chức của ABBANK bao gồm:

+ Ủy ban Quản lý rủi ro (RMC) + Hội đồng xử lý rủi ro

+ Hội đồng trực thuộc ban điều hành: Hội đồng rủi ro (ERC), Hội đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 87)