Qui trình cho vay bao gồm tất cả các nội dung liên quan từ quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thẩm định đến giải ngân và sau giải ngân của hoạt động
111
tín dụng. Qui trình cho vay quyết định kết quả món vay. Qui trình cho vay thực hiện tốt sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng của món vay. Hoạt động tín dụng chịu ảnh hƣởng biến động của môi trƣờng kinh doanh (thị trƣờng, ngành nghề kinh doanh, tình hình chính trị xã hội, pháp luật…). Do vậy, qui trình cho vay phải đi trƣớc một bƣớc, phù hợp với thực tại và xu thế phát triển của kinh tế xã hội trong tƣơng lai. Đồng thời, qui trình cho vay phải phù hợp với sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng, xu thế quốc tế hoá, đảm bảo là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.
Thông thƣờng, một qui trình cho vay phải đầy đủ các khâu: - Tiếp nhận hồ sơ xin vay
- Thẩm định cho vay
- Quyết định cho vay, thực hiện quyết định và ký hợp đồng tín dụng - Giải ngân
- Kiểm soát tín dụng
Căn cứ vào tình hình thực tế trong thời gian qua, để xác lập một qui trình cho vay đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của đồng vốn, học viên xin đƣa ra một số nội dung cần hoàn thiện trong qui trình cho vay tại Chi nhánh nhƣ sau:
* Chú trọng công tác thu thập thông tin khi tiếp nhận hồ sơ xin vay
Đây là khâu căn bản đầu tiên của qui trình tín dụng, yếu tố quan trọng trong khâu này là giá trị pháp lý của bộ hồ sơ xin vay. Rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu hồ sơ này không đảm bảo tính trung thực. Hồ sơ này cũng là căn cứ xác nhận trách nhiệm của ngân hàng (trách nhiệm thầm định hồ sơ làm cơ sở cho vay). Một bộ hồ sơ đƣợc yêu cầu bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, và giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo. Thông qua hồ sơ này, cán bộ tín dụng thẩm định năng lực pháp lý, năng lực hành vi của khách hàng; tính khả thi, hiệu quả của dự án; rủi ro và những biện pháp khắc phục những rủi ro này; khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng; tính pháp lý của tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ.
Cán bộ tín dụng phải thu thập đầy đủ thông tin cần thiết theo yêu cầu của qui trình và đảm bảo tính trung thực, chính xác, cập nhật của hồ sơ. Hiện nay, có nhiều kênh thông tin để cán bộ tín dụng có thể khai thác: thông tin CIC, thông tin trên
112
mạng, thông tin từ đối tác... Thông tin tín dụng là một trong những nền tảng quan trọng của một món vay an toàn. Đây là cơ sở để thực hiện khâu thẩm định món vay do vậy công tác thu thập thông tin phải đƣợc chú trọng khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng.
Thông tin là cơ sở của thẩm định và quyết định tín dụng (quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng). Khi quyết định cho vay, có hai loại sai lầm cán bộ tín dụng có thể gặp phải. Đó là:
+ Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt. + Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Quyết định sai lầm này có thể dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, gây ra nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính, hoặc thiệt hại về uy tín và làm mất cơ hội cho vay, giảm thu nhập ngân hàng.
Để hạn chế sai lầm, Ngân hàng cần chú trọng tốt công tác thu thập, khai thác tối đa nguồn thông tin có thể và phân tích thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định. Hiện nay, một số ngân hàng thực hiện trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những ngƣời có năng lực phân tích thông tin và ra phán quyết.
* Tăng cường hiệu quả thẩm định hồ sơ cho vay
Đây là nội dung hết sức quan trọng trong một qui trình cho vay, đóng vai trò quyết định đến sự an toàn hiệu quả của món vay. Để nâng cao hiệu quả thẩm định món vay phải thực hiện thẩm định các vấn đề sau:
- Thẩm định về phƣơng diện tài chính đối với doanh nghiệp, trong đó ghi rõ: + Nguyên tắc thẩm định, phân tích (xác định cơ sở để phân tích là gì: báo cáo tài chính thời kỳ nào, đã quyết toán thuế hay chƣa, những loại báo cáo tài chính nào cần phân tích…)
+ Nội dung các chỉ tiêu tài chính để phân tích (bao gồm các chỉ tiêu cơ bản phản ánh khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, hiệu quả hoạt động tài sản, khả năng sinh lời...). Đây cũng là một cơ sở quan trọng giúp Ngân hàng xác định đƣợc vòng
113
quay vốn để tính toán thời hạn vay vốn, xác định vốn tự có để đƣa ra hạn mức tín dụng, xác định trình độ quản lý và sử dụng tài sản, vốn của doanh nghiệp.
- Thẩm định tính khả thi của phƣơng án, dự án
+ Đối với cho vay ngắn hạn (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng) cần thẩm định thị trƣờng cung cấp đầu vào, thị trƣờng tiêu thụ, phân tích phƣơng diện tài chính của phƣơng án…Việc thẩm định này đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng, hoá đơn…hoặc thông qua thực tế đối tác của khách hàng.
+ Cho vay trung dài hạn, cần chú trọng: > Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án > Phân tích thị trƣờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm > Thẩm định về phƣơng diện kỹ thuật của dự án
> Phân tích rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro của dự án > Phân tích về phƣơng diện tài chính và tính hiệu quả của dự án > Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay
- Thẩm định về tài sản đảm bảo tiền vay. Nội dung thẩm định gồm: + Các biện pháp bảo đảm tiền vay
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản (tài sản cầm cố, tài sản thế chấp, tài sản bảo lãnh, tài sản hình thành từ vốn vay) cần kiểm tra và định giá tài sản bảo đảm làm căn cứ xác định mức cho vay. Kiểm tra tài sản bảo đảm: thực trạng tài sản (ví dụ: hình thái bên ngoài tài sản là động sản, vị trí địa lý tài sản là bất động sản), tình trạng pháp lý của ngƣời thế chấp - bảo lãnh, thông qua đó có thể xác định lợi thế và rủi ro có thể đối với tài sản đó để ra quyết định nhận hay không nhận tài sản và làm cơ sở định giá tài sản bảo đảm, mức cho vay tối đa tính trên giá trị tài sản bảo đảm
* Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tín dụng
Kiểm soát tín dụng muốn nhấn mạnh ở đây là kiểm soát sau cho vay với mục đích bảo đảm cho tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và khắc phục kịp thời những sai phạm có thể ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ sau này, có thể đƣợc thực hiện định kỳ hoặc bất thƣờng đối với các khoản vay. Nội dung của kiểm soát sau:
114
+ Kiểm soát để đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của khách hàng để đảm bảo việc thanh toán theo đúng hạn (thông qua việc theo dõi các tài khoản thuộc khoản mục vốn lƣu động của khách hàng… )
+ Thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo tiền vay
Tài sản đảm bảo có thể nói là “cứu cánh”của khoản vay khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. Phát mại tài sản đảm bảo là để Ngân hàng thu hồi nợ. Qua thực tế, có thể nói hiện nay vấn đề này chƣa đƣợc các cán bộ tín dụng quan tâm sâu xát. Tài sản đảm bảo có thể biến động về giá trị, nhất là tài sản là động sản nhƣ máy móc, phƣơng tiện đi lại…do các điều kiện khách quan hay chủ quan. Ngân hàng chỉ nắm trong tay giấy tờ về tài sản trong khi việc sử dụng tài sản do khách hàng thực hiện. Việc định giá lại tại sản đảm bảo cần phải đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, cần phải đƣợc đi vào thực tế trong qui trình cho vay của cán bộ tín dụng bởi tính bất ổn định của các thị trƣờng trong thời gian qua, nhất là thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán...cũng nhƣ sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, đặc biệt đối với khấu hao vô hình. Việc đánh giá chất lƣợng và tình trạng của tài sản đảm bảo cần đƣợc chú trọng. Đối với máy móc, trang thiết bị, dây chuyền…cần kiểm tra khấu hao, chất lƣợng…Đối với bất động sản, cần đánh giá giá trị thị trƣờng của tài sản, tính pháp lý của ngƣời bảo lãnh...Quản lý tốt tài sản bảo đảm là vàng bạc kim khí đá quý, phƣơng tiện vận tải, các loại xe máy chuyên dùng thi công đƣờng bộ, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, hàng hoá, nguyên vật liệu…
Do vậy, việc theo dõi biến động giá trị tài sản sẽ giúp cán bộ có biện pháp xử lý cần thiết, cán bộ tín dụng có thể thu hồi một phần nợ tƣơng ứng với giá trị giảm của tài sản. Đồng thời, thông qua theo dõi tài sản có thể phát hiện ra dấu hiệu bất thƣờng của nó: tính pháp lý của ngƣời thế chấp bảo lãnh, tình trạng tài sản…để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, xem xét các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của khách hàng. Việc đánh giá này đƣợc thực hiện thông qua kiểm tra các chứng từ sổ sách, báo cáo, tình hình thị trƣờng (thị trƣờng tiêu thụ và cung cấp đầu vào…)
115
+ Kiểm tra hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Thông qua đó có thể đánh giá sơ lƣợc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để kiểm soát món vay. Mặt khác, có thể kiểm tra dòng tiền vào ra của khách hàng, từ đó hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn , sử dụng vốn sai mục đích của khách hàng, hạn chế rủi ro có thể xảy ra do việc chiếm dụng đó.
+ Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kì.
+ Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra hàng tồn kho, hoá đơn xuất bán, phiếu nhập kho…để đảm bảo việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, tiến độ phù hợp thời hạn cho vay.
+ Kiểm tra nơi cƣ trú của khách hàng vay vốn.
Ngoài những vấn đề nêu trên về việc kiểm tra tín dụng, một vấn đề cũng cần lƣu ý, đó là, trên thực tế, ít khi cán bộ kiểm soát, Giám đốc hoặc phó Giám đốc thực hiện thẩm định thực tế khách hàng cùng với cán bộ. Công việc này chủ yếu giao cho cán bộ tín dụng thực hiện. Tuy nhiên, vai trò kiểm tra, kiểm soát của cấp trên cũng rất cần thiết. Bởi vì, với những kinh nghiệm, kiến thức của họ, sự an toàn của món vay có thể sẽ nâng cao hơn, nhất là đối với các món vay có giá trị lớn hoặc thấy cần kiểm tra (tình hình tài chính, phƣơng án cho vay có vấn đề, mặt hàng có sự biến động trên thị trƣờng), cấp trên cũng phải tham gia kiểm soát sau cùng với CBTD.
Trong giải pháp hoàn thiện chính sách khách hàng, cần chú ý một số nội dung:
- Thực hiện tín dụng chọn lọc
Việc chọn lọc đối tƣợng cho vay không chỉ dừng ở khách hàng vay vốn (chọn khách hàng có phƣơng án, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả thi, hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch, vững chắc…) mà còn ở các lĩnh vực, đối tƣợng cho vay, đảm bảo ít rủi ro, không ảnh hƣởng nhiều đến khả năng trả nợ…
Tại mỗi thời kỳ, Chi nhánh cần phân tích tình hình môi trƣờng đầu tƣ, phân tích sự biến động ngành nghề sản xuất kinh doanh, biến động giá cả, thị trƣờng tiêu thụ…Hiện nay, các chủ thể kinh tế đang hoạt động trong một môi trƣờng luôn thay
116
đổi, nếu đầu tƣ dàn trải, không tính đến sự rủi ro của lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh thì khả năng xảy ra tổn thất sẽ nhiều hơn.
- Hoàn thiện việc xếp loại khách hàng
Hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng quyết định 1406 về “xếp loại khách hàng” áp dụng đối với toàn bộ hệ thống ABBANK. Chi nhánh hiện chƣa có văn bản riêng nào về chính sách khách hàng chính thức. Quyết định 1406 hƣớng dẫn phân loại khách hàng doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất dựa trên tiêu chí về tài chính, việc thanh toán nợ, về nhân thân doanh nghiệp và dựa trên tình hình quan hệ nợ vay, tính tuân thủ pháp luật của các hộ cá thể. Nếu chỉ tuân theo các tiêu chí này để có quyết định về cho vay có bảo đảm tài sản, ƣu đãi về lãi, phí dịch vụ, đƣa ra quyết định tiếp tục phát triển dƣ nợ hay thu hồi…thì quả thực là không hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Bởi lẽ, cơ sở tính toán các chỉ tiêu này không phải lúc nào cũng hoàn toàn chuẩn xác. Do vậy, việc xây dựng chính sách khách hàng là một chiến lƣợc quan trọng nhằm phân tích, đánh giá khách hàng một cách toàn diện, sâu sắc, dựa trên những cơ sở đánh giá đáng tin cậy (trên sổ sách, báo cáo cũng nhƣ tình hình thực tế). Từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn, có những quyết sách vừa thu hút, giữ đƣợc khách hàng tốt, và thanh lọc những khách hàng kém.
- Xây dựng chính sách khách hàng theo hƣớng ƣu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng xuất khẩu, khách hàng sử dụng nhiều các dịch vụ của Ngân hàng (thanh toán quốc tế, các dịch vụ khác).
Xu hƣớng tƣ nhân hoá nền kinh tế đã tạo điều kiện thành lập ngày càng nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, qui mô nguồn vốn các doanh nghiệp này còn nhỏ. Vì vậy, họ rất cần sự hỗ trợ về vốn của các ngân hàng. Với động lực tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ phát triển áp đảo các DNNN. Trong khi các DNNN mặc dù có sự tiến bộ trong cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động nhƣng số lƣợng loại hình doanh nghiệp này sẽ ngày một giảm với xu hƣớng cổ phần hoá. Chất lƣợng hoạt động kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Do vậy, để phù hợp với thực tế, Chi nhánh cần đầu tƣ tín dụng theo hƣớng ƣu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích tăng cƣờng sự an toàn hiệu quả của đồng
117
vốn cho vay, đồng thời việc hỗ trợ các loại hình doanh nghiệp này cũng là để góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc ƣu tiên các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, các khách hàng sử dụng nhiều, thƣờng xuyên các dịch vụ của Ngân hàng (thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nƣớc, dịch vụ thẻ…). Chính sách này vừa giải quyết đƣợc nguồn cung ngoại tệ cho Chi nhánh, phù hợp với chính sách chung của ABBANK, vừa giúp Chi nhánh phát triển các loại hình dịch vụ khác ngoài cho vay, tăng doanh số thu nhập từ các loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích ƣu đãi này cũng giúp Ngân hàng quản lý tốt hơn tình hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp do các giao dịch của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc thực hiện qua Ngân hàng. Điều này sẽ giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Xây dựng biện pháp hỗ trợ, tƣ vấn khách hàng, tái tài trợ khách hàng.
Vấn đề này hiện chƣa đƣợc thực hiện tại Chi nhánh do vấp phải một số khó khăn, trong đó chủ yếu do trình độ của cán bộ tín dụng có hạn. Không phải cán bộ tín dụng nào cũng có đủ trình độ, kiến thức để có thể tƣ vấn hỗ trợ khách hàng. Nội dung tƣ vấn chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là khi khách hàng gặp khó khăn. Cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu tình hình thực tế khách hàng, trong khâu nguyên liệu đầu vào, thị trƣờng tiêu thụ hay khâu điều hành...từ đó