Trong quản lý hoạt động cho vay của Chi nhánh, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay, chấn chỉnh, khắc phục sai sót, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro kịp thời; đồng thời tìm ra những điểm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay để kịp thời bổ sung, sửa đổi. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần thực hiện theo các hƣớng sau:
- Việc kiểm tra kiểm soát tín dụng phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên hoặc đột xuất theo yêu cầu phát sinh trong nội bộ Chi nhánh, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra đi kiểm tra tất cả các PGD trực thuộc hoặc tổ chức kiểm tra chéo giữa Chi nhánh và PGD, PGD với PGD với nhau để bảo đảm kết quả kiểm tra đƣợc khách quan và có hiệu quả.
- Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc chấp hành quy trình vay vốn của các cán bộ, thậm chí lãnh đạo PGD, Phòng kinh doanh; kiểm tra việc thực hiện qui định đảm bảo tiền vay; kiểm tra hồ sơ cho vay; đối chiếu thực tế với sổ sách, phần mềm; phân tích, đánh giá chất lƣợng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo…
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, một vấn đề then chốt cần giải quyết là phải sử dụng những cán bộ có trình độ, đã có kinh nghiệm làm thực tế cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, có đạo đức nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, ƣu tiên đào tạo, đặc biệt là đào tạo về pháp luật cho các đối tƣợng cán bộ này.
- Việc kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc sửa sai sau mỗi lần kiểm tra, phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, quy định rõ thời gian chỉnh sửa và ngƣời chịu trách nhiệm chỉnh sửa. Đơn vị nào đã đƣợc kiểm tra, phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không chỉnh sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những ngƣời có liên quan phải chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo ngân hàng. Đồng thời, công tác kiểm tra kiểm soát phải gắn liền trách nhiệm của ngƣời thực hiện để nâng cao tính chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
125
Những tồn tại của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong thời gian qua, đã đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra.