Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, thu hồi nợ đã

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 134)

lý rủi ro.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện trích lập quĩ dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo qui định của NHNN và ABBANK. Giải pháp ở đây cần quan tâm đó là làm thế nào để việc phân loại nợ đƣợc chính xác, phản ánh đúng bản chất của khoản nợ, từ đó việc trích lập dự phòng đƣợc thực hiện tốt để phòng ngừa rủi ro xảy ra, không ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng.

Việc phân loại nợ chính xác đƣợc thực hiện chủ yếu ở khâu tác nghiệp. Việc nhập dữ liệu từ hồ sơ vào phần mềm phải thực hiện tốt...Ngoài ra, trong quá trình theo dõi các nhóm nợ, cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá thực chất của khoản vay đƣợc nằm ở nhóm nợ nào để xếp loại. Đây là vấn đề khá khó khăn bởi vì việc đánh giá mức độ rủi ro của món vay, nhìn thấy dấu hiệu rủi ro của nó không phải là dễ dàng. Xếp loại khoản vay chính xác giúp Ngân hàng có mức trích rủi ro phù hợp, đề phòng tổn thất có thể xảy ra.

Việc tăng cƣờng trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải đƣợc thực hiện hợp lý và kịp thời. Nguồn dự phòng dồi dào giúp cho Ngân hàng có thể bù đắp kịp thời khi có tổn thất tín dụng xảy ra, không làm gián đoạn kế hoạch cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay có rất nhiều biến động bất lợi gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng. Sử dụng hợp lý nguồn dự phòng tức là dùng quỹ dự phòng để bù đắp cho những tổn thất tín dụng phải theo thứ tự ƣu tiên: trƣớc hết là cho những khoản nợ không có khả năng thu hồi, tiếp đến là những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và sau đó mới đến những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì hạn chế tối đa việc sử dụng quỹ dự phòng bằng việc phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, qua đó, Ngân hàng

126

có những biện pháp thích hợp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng để thu hồi đƣợc vốn vay một cách nhanh nhất mà không cần dùng đến quỹ dự phòng.

Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro cần đƣợc quan tâm tốt hơn tới việc phát mại tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần phối kết hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, thuyết phục khách hàng cùng hợp tác nhằm đẩy nhanh tốc độ phát mại tài sản để thu hồi sớm nhất nợ của khách hàng. Trong trƣờng hợp ngƣời vay không chịu giao tài sản bảo đảm cho Ngân hàng khi không trả đƣợc nợ, Ngân hàng có thể thực hiện một số giải pháp tạm thời nhƣ: dùng tài sản bảo đảm để cho thuê; dùng tài sản bảo đảm làm vốn góp liên doanh; nếu tài sản bảo đảm là nhà ở có địa điểm thuận lợi (ở mặt đƣờng, gần khu dân cƣ hoặc trung tâm thành phố) có thể dùng nó làm địa điểm giao dịch… Nhƣ vậy, Ngân hàng sẽ có thêm đƣợc một khoản thu và giảm đƣợc các chi phí bảo quản, chi phí quản lý tài sản bảo đảm.

3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi nhánh

Đội ngũ cán bộ luôn là yếu tố quyết định hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chính là nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng nhằm mang lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho Ngân hàng, giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra. Trong giải pháp này, cần chú trọng một số nội dung sau:

- Cải tiến khâu tuyển dụng, bố trí cán bộ

Đây là khâu đầu vào quan trọng, do vậy cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát, không chỉ có kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, khả năng giao tiếp… có nhƣ vậy thì mới có thể tuyển dụng đƣợc những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc. Đồng thời, bố trí cán bộ vào các vị trí công việc phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn khai thác tối đa hiệu quả công việc. Sau khi cán bộ đƣợc tuyển dụng, Chi nhánh nên có thời gian đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ mới, khi đã đánh giá là đạt tiêu chuẩn thì mới cho làm công tác tín dụng nhằm giảm rủi ro trong khâu tác nghiệp cho vay của Ngân hàng.

127

- Đánh giá chất lƣợng, kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của Chi nhánh. Trong thời gian qua, công tác bồi dƣỡng cán bộ, trong đó có cán bộ tín dụng đƣợc thực hiện hàng năm, chủ yếu thông qua các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, mở lớp học đào tạo nghiệp vụ ngân hàng cơ bản…Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của các buổi học này chƣa đƣợc thực hiện. Chi nhánh cần phải có tiêu thức đánh giá kết quả những buổi học tập nhƣ thế này, nếu không công tác đào tạo này chỉ là mang tính hình thức. Việc đánh giá chất lƣợng đào tạo sẽ giúp Chi nhánh đƣa ra nội dung học, phƣơng pháp, thời gian, đối tƣợng học để nâng cao hiệu quả, đạt đƣợc mục đích đào tạo.

Ngoài ra, Chi nhánh nên tạo điều kiện giao lƣu giữa các cán bộ làm công tác tín dụng để có thể học hỏi nhau những kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện cho vay. Thông qua việc giao lƣu này, họ có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức. Điều này khá quan trọng, bởi lẽ, trong công tác cho vay, kinh nghiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng.

- Nâng cao ý thức tìm hiểu thông tin liên quan đến tín dụng

Chi nhánh cần yêu cầu các CBTD phải tự mình tìm hiểu thêm các thông tin khách hàng, thông tin kinh tế xã hội, thị trƣờng. giá cả…nhằm có những kiến thức phục vụ cho công tác cho vay (nhất là tìm hiểu trên tạp chí Thông tin tín dụng, thực tế rất ít cán bộ tín dụng đọc các loại tài liệu này trong khi nó rất hữu ích cho công tác cho vay). Các thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông này đôi khi lại là đầu mối khá quan trọng để các cán bộ tín dụng sử dụng trong hoạt động cho vay của mình.

Yêu cầu mỗi cán bộ phải nâng cao tính chính xác trong tác nghiệp, nhất là trong kỹ thuật nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ trong hoạt động cho vay.

- Rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, thực hiện tốt “chuẩn mực văn hóa doanh nghiệp”.

Để làm đƣợc điều này, chế độ đãi ngộ thƣởng phạt phân minh cần đƣợc thực hiện triệt để nhằm khuyến khích những cán bộ có năng lực, tinh thần trách nhiệm trong công việc, làm tốt công tác cho vay (đƣa ra tiêu chí cụ thể là không có nợ quá hạn, nợ xấu, có đạo đức nghề nghiệp tốt); đồng thời có chế tài nghiêm khắc với

128

những cán bộ suy thoái đạo đức nghề nghiệp, móc ngoặc với khách hàng, tƣ lợi cá nhân mà gây ra hậu quả xấu đối với Ngân hàng. Những đối tƣợng cán bộ đó cần có những biện pháp kỷ luật cứng rắn (cảnh cáo, phạt lƣơng, giảm cấp bậc, thậm chí là đuổi việc hoặc cần đến sự can thiệp của pháp luật nếu cần thiết…). Ngân hàng cũng cần đƣa ra qui chế gắn mức thu nhập, thƣởng với kết quả công việc của từng cá nhân để khuyến khích sự chủ động trong công việc. Qui chế làm việc đƣa ra phải gắn trách nhiệm cá nhân với kết quả công việc. Cán bộ gây ra nợ xấu, nợ quá hạn phải theo tận cùng món vay đó để thu hồi nợ cho Ngân hàng, tránh trƣờng hợp “kẻ ăn ốc, ngƣời đổ vỏ” sẽ làm giảm tính chịu trách nhiệm của cán bộ.

Đối với cán bộ có thành tích tốt, cần biểu dƣơng, khen thƣởng cả về vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả họ mang lại, thậm chí có thể đề xuất nâng lƣơng trƣớc hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn. Thông qua đó nâng cao đƣợc tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và hiệu quả làm việc.

- Tăng cƣờng năng lực điều hành hoạt động của Ban lãnh đạo.

Lãnh đạo của Chi nhánh hay PGD phải là những ngƣời có năng lực điều hành, quản trị nhân sự tốt và có kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ ngân hàng. Thông qua đó, việc bố trí đúng ngƣời đúng việc mới đảm bảo đƣợc thực hiện tốt. Cũng nhờ đó, công tác điều hành tín dụng đƣợc thực hiện theo đúng qui định của pháp luật và của ABBANK, đối phó đƣợc với những khó khăn trong hoạt động cho vay. Ngƣời lãnh đạo cũng cần có tƣ cách đạo đức tốt để đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, an toàn. Do vậy, bản thân ngƣời Lãnh đạo của Chi nhánh, PGD cũng phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm quản trị của mình nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng.

3.2.7. Ứng dụng đầy đủ và đồng bộ công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động tín dụng. tín dụng.

Tín dụng hiện đại sử dụng thông tin đa dạng, trực tuyến và tập trung. Với hệ thống công nghệ xử lý tập trung sẽ giúp các cấp lãnh đạo và Trung tâm Điều hành kiểm soát đƣợc chất lƣợng và hiệu quả trong đầu tƣ tín dụng cũng nhƣ chấp hành các định hƣớng và mục tiêu tín dụng đƣợc đề ra cho từng thời kỳ của từng chi

129

nhánh và toàn hệ thống; ngoài ra, cũng giúp đội ngũ cán bộ tín dụng có đủ thông tin để tham mƣu trong quyết định cho vay nhƣ thông tin về khách hàng, thông tin về rủi ro và cạnh tranh ngành, rủi ro về thị trƣờng…

Muốn kiểm soát đƣợc các luồng thông tin của khách hàng vay vốn tại ABBANK một cách kịp thời, đầy đủ, rất cần thiết phải tiếp tục triển khai chƣơng trình T24 tới tất cả các chi nhánh chƣa sử dụng chƣơng trình này.

Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị, máy vi tính cho những chi nhánh ở địa bàn miền núi, các vùng xa xôi hẻo lánh, những nơi kém phát triển… kết hợp với việc cử cán bộ tới những chi nhánh này để triển khai, đào tạo giúp chi nhánh sử dụng máy móc vào phục vụ hoạt động của mình.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Trong thời gian qua, NHNN đã có nhiều văn bản hƣớng dẫn nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro. Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành một loạt chỉ thị nhƣ sau:

+ Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 yêu cầu các NHTM tuân thủ đúng các quy định về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay, bảo đảm tăng trƣởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, đảm bảo chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

+ Quyết định 783/2005/QĐ- NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốc NHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung đƣợc sửa đổi quy định theo hƣớng trao nhiều quyền phán quyết, hoặc tạo cơ sở pháp lý cho TCTD chủ động thực hiện theo đặc thù kinh doanh. Ví dụ: việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM + Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý

130

rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2007, khi vốn tín dụng có xu hƣớng tăng trƣởng ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm trƣớc và mục tiêu cả năm; chất lƣợng tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực chƣa cao; cho vay để đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán biến động, việc thu thập thông tin từ thị trƣờng để đánh giá, quản trị rủi ro còn bất cập, ngày 28/05/2007, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lƣợng tín dụng và cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đây là những biện pháp và chỉ dẫn cần thiết giúp các TCTD trong việc tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng tăng cƣờng phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn hệ thống trong điều kiện hiện nay.

+ Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

+ Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, học viên xin kiến nghị một số giải pháp đối với NHNN nhƣ sau:

- Bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng bảo đảm việc kiểm soát hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất, mọi hành vi vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải đƣợc xử lý một cách nghiêm túc. Ngoài ra, cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung

131

ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN.

- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tại Trung tâm thông tin tín dụng (trung tâm CIC), bảo đảm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trung tâm phòng ngừa rủi ro của các NHTM đã đi vào hoạt động đƣợc nhiều năm song chƣa thực sự phát huy hiệu quả, thông tin thu thập đƣợc chƣa nhanh nhạy, phong phú và chính xác. Do vậy, các ngân hàng chƣa khai thác đƣợc nhiều thông tin phục vụ công tác tín dụng. Để có thể phát huy đƣợc vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, trung tâm CIC cần cập nhật thông tin một cách nhạy bén, thƣờng xuyên cảnh báo những khách hàng có vấn đề để các NHTM đƣợc biết. Đồng thời, cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng đảo nợ hoặc tình trạng chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng.

- Đƣa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hƣớng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cánh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Chi nhánh Hà Nội (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)