8. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa
biểu hiện qua việc làm mà họ hướng tới (đối tượng cụ thể).
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Trong số 162 khách thể nghiên cứu thì 139 người (chiếm 85.8%) đã có việc làm nhưng vẫn còn
tới 23 người (chiếm 14.2%) chưa tìm được việc làm. Điều đáng lưu ý là phần lớn việc làm hiện tại của người dân vùng đô thị hóa không trùng hợp với việc làm mong muốn của họ. Cụ thể là: 12.1% số người có việc làm cho rằng việc làm hiện tại “rất phù hợp” với mong muốn của mình, 18.6 cho là “phù hợp” nhưng có tới 69.3% cho là “”không phù hợp”. Vậy thì việc làm mong muốn của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng là gì? Vì sao lại có các tỷ lệ chênh lệch như trên? Để trả lời câu hỏi này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 7 trong phiếu trưng cầu ý kiến với nội dung: Xin ông/bà, anh/chị cho biết mức độ mong muốn của mình đối với một số việc làm dưới đây? Và chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Bảng 4: Đối tượng hướng tới của người dân ở một số vùng độ thị hóa tại Hải Phòng.
Việc làm Mức độ (%) ĐTB Thứ bậc Rất mong muốn Mong muốn Không mong muốn Làm việc ở doanh nghiệp 75.1 15.3 9.6 2.66 1 Kinh doanh 42.3 49.9 7.8 2.34 2 Nuôi trồng thủy sản 35.6 45.1 19.3 2.16 3 Làm nông nghiệp 30.1 48.8 20.1 2.08 4 Xuất khẩu lao
động 34.7 38.5 26.8 2.07 5
Cắt tóc, gội đầu,
sơn sửa móng tay 47.3 19.4 25.0 2.05 6 Chăm sóc, buôn
bán cây cảnh 9.2 74.2 16.6 1.93 7
Sửa chữa đồ điện
tử, gia dụng 11.1 69.5 19.4 1.91 8
Tiểu thủ công
nghiệp 9.2 53.4 37.4 1.72 9
Xây dựng 6.2 48.3 45.5 1.60 10
Những số liệu trên chỉ ra rằng: Việc làm được nhiều người dân mong muốn nhất là “làm việc ở doanh nghiệp” với ĐTB là 2.66, số điểm tương ứng với mức độ “cao”. Trong thời kỳ đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, cùng với nó là sự hình thành, phát triển của các doanh nghiệp, xí nghiệp trong và ngoài địa bàn. Với việc làm đều, mức thu nhập cao lại được hưởng một số chế độ đãi ngộ cơ bản, mở ra cơ hội cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và phát triển xã hội nên được làm việc ở doanh nghiệp là mong muốn của phần lớn khách thể nghiên cứu. Để hiểu rõ về điều này, chúng ta cùng đến với một số ý kiến đại diện cho những người mong muốn được làm việc ở doanh nghiệp.
Chị Đ. Th. N ở xóm Tây thôn Thạch Lựu xã An Thái huyện An Lão nói: “Khi làm việc ở các doanh nghiệp sẽ có việc làm ổn định, được hưởng các chế độ đãi ngộ dành cho người lao động, đặc biệt là mức lương cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp. Do đó, chúng ta có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, có điều kiện giúp đỡ gia đình, họ hàng và tham gia các hoạt động xã hội. Bởi vậy, dù đã 40 tuổi
nhưng tôi vẫn rất muốn được làm việc ở doanh nghiệp”.
Anh D. V. H ở thôn Hà Phương 1 xã Thắng Thủy huyện Vĩnh Bảo chia sẻ ý kiến của mình: “Sở dĩ tôi muốn làm việc ở doanh nghiệp là vì mức lương và thời gian làm việc ổn định, có ngày nghỉ để chăm lo cho gia đình. Ở quê tôi, ai đi làm ở các doanh nghiệp cũng được mọi người khen ngợi, cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá, các hoạt động của họ hàng, thôn xóm, các phong trào do nhà nước phát động hầu như họ đều tham gia đầy đủ. Tôi thực sự muốn được làm việc ở một doanh nghiệp nào đó nhưng lại không đủ điều kiện nên đành bám vào mấy sào
ruộng còn lại của gia đình”.
Việc làm thứ hai mà người dân ở một số vùng đô thị hóa mong muốn chính là kinh doanh với ĐTB đạt 2.34, số điểm này tương ứng với mức độ “trung bình”.
Kinh doanh là một trong những hoạt động sớm mang lại nguồn thu nhập lớn để duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình, đồng thời nó giúp họ tạo dựng địa vị, uy tín của mình trong xã hội. Mặt khác, khi làm kinh doanh, các cá nhân có thể chủ động về mặt thời gian và ít bị áp lực từ người khác, cơ hội trở thành ông chủ, bà chủ là rất lớn. Bên cạnh đó, kinh doanh còn giúp con người trở nên năng động hơn, có nhiều kinh nghiệm sống hơn, linh hoạt hơn và biết tính toán hơn.
Chị Đ. Th. Ng ở xóm Tây thôn Thạch Lựu xã An Thái huyện An Lão chia sẻ quan niệm của mình: “Kinh doanh là một việc làm mà tôi yêu thích từ nhỏ bởi lẽ nó giúp chúng ta mở rộng quan hệ xã hội, linh hoạt hơn, biết tính toán hơn, có lãi nhiều để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình, đồng thời góp phần làm giầu cho quê
hương”.
Anh Đ. V. S ở đội 1 thôn Ly Câu xã Tân Viên nói: “Phi thương bất phú, chỉ có kinh doanh mới nhanh chóng giầu có, có điều kiện tốt để lo cho gia đình và những người xung quanh. Hơn nữa, khi chúng ta mở một dịch vụ nào đó, thậm chí là chạy chợ thì chúng ta cũng được làm
chủ việc làm của mình, không phải e dè trước người khác”.
Nuôi trồng thủy sản đứng ở vị trí thứ ba trong số những việc làm mong muốn của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng khi ĐTB đạt 2.16, đây cũng là số điểm đạt mức độ “trung bình”.
Nuôi trồng thủy sản là một trong những việc làm giúp người dân tận dụng thế mạnh vốn có như diện tích ao, hồ của gia đình và đồng cỏ tươi tốt của địa phương. Hơn nữa, những thông tin về việc làm này khá phong phú, các kênh thông tin đáng tin cậy, cùng với kinh nghiệm vốn có của địa phương và gia đình nên khả năng thành công ở việc làm này là khá cao. Không những thế, khi nuôi trồng thủy sản chúng ta vẫn có thể phối kết hợp với những việc làm khác để nâng cao thu nhập cho gia
đình. Khi phát triển việc làm này ở quy mô lớn sẽ tạo công ăn việc làm cho người thân trong gia đình, làng xóm và xây dựng hình ảnh đẹp cho quê hương.
Là người mong muốn việc làm “nuôi trồng thủy sản”, anh B. V. Q ở xóm 7 thôn Chữ khê xã Hùng Thắng huyện Tiên Lãng nói: “Ngay từ nhỏ tôi đã thích sông nước, thích mò tôm bắt cá và tôi ao ước có được một cái đầm nuôi cua, cá cho riêng mình. Việc làm này ít dẫn đến rủi ro mà nguồn thu nhập lại lớn và ổn định, đồng thời có thể tận dụng nguồn lao động từ gia đình và đồng cỏ tươi tốt của địa phương, lượng thức ăn
dư thừa của gia đình và những người xung quanh”.
Anh M. V. H ở xóm Bắc thôn Thạch Lựu xã An Thái huyện An Lão nói: “Việc đấu thầu các đầm cá, tôm, cua ở quê tôi không mấy tốn kém, hơn nữa, thông tin về nuôi trồng thủy sản được cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và các đợt tập huấn của cán bộ chuyên môn nên khả năng thành công cao. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản thường được thu hoạch theo đợt và không mấy khó khăn về đầu ra cho sản phẩm nên có thể hoạch định nguồn thu để định hướng tương lai”.
2.08 là ĐTB của việc làm “nông nghiệp”, số điểm tương ứng với mức độ trung bình và giúp cho nông nghiệp đứng ở vị trí thứ tư trong những việc làm mong muốn của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng. Trước khi quá trình đô thị hóa diễn ra, nông nghiệp là việc làm chủ yếu của người dân Việt Nam nói chung và của người dân ở các huyện của Hải Phòng nói riêng. Việc làm này không đòi hỏi người làm phải đạt trình độ cao hoặc có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà sự thành công của nó dựa vào kinh nghiệm, sự cần mẫn của nhà nông và sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Như một quy luật tất yếu của cuộc sống, khi làm một việc quen thuộc, gần gũi và có kinh nghiệm chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn khi phải làm một việc hoàn toàn mới lạ.
Hơn nữa, khi làm nông nghiệp chúng ta vẫn có thể kết hợp với các việc làm truyền thống khác như nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc… để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đồng thời, người làm nông nghiệp hoàn toàn chủ động về thời gian để vừa làm vừa chăm sóc gia đình lại tạo ra những sản phẩm có độ an toàn cao cho gia đình, làng xóm, tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên khác trong gia đình an tâm thực hiện tốt việc làm của mình ở các lĩnh vực khác. Ngoài ra, theo xu hướng phát triển của xã hội như ngày nay và định hướng tương lai thì diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng thu hẹp nên làm nông nghiệp chính là góp phần giữ gìn và phát triển việc làm truyền thống của địa phương, của dân tộc.
Chị Ng. Th. Th ở đội 4 thôn Lương Câu xã Tân Viên nói: “Nông nghiệp là việc làm truyền thống của địa phương và gia đình, trong thời kỳ đô thị hóa dù có nhiều việc làm khác nhưng tôi vẫn muốn làm nông nghiệp vì tôi có thể chủ động về thời gian, đi làm sớm hay muộn là tùy ý mình, thỉnh thoảng đổi công cho bà con trong xóm cũng rất vui. Mặt khác, trong nhà có người làm nông nghiệp sẽ có những sản phẩm ngon và đảm bảo độ an toàn, giúp mọi người yên tâm làm các việc khác để ổn
định thu nhập chung”.
Chị Đ. H. Ng ở đội 2 thôn Kỳ Vỹ Hạ, xã Quang Phục huyện Tiên Lãng chia sẻ: “Làm nông nghiệp tuy thu nhập hơi thấp so với những việc làm khác nhưng lại có thời gian để chăm sóc gia đình. Hơn nữa những lúc nông nhàn tôi có thể kết hợp chăn nuôi hay nhận làm các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp tại nhà để tăng thêm thu nhập hàng tháng. Hơn nữa, trong thời kỳ đổi mới, ai cũng muốn làm những việc khác với thu nhập cao hơn thì nghề truyền thống của dân tộc đến một lúc nào đó sẽ
không còn”.
Xuất khẩu lao động giữ vị trí thứ năm trong số những việc làm mà người dân ở một số vùng đô thị hóa mong muốn khi đạt ĐTB là 2.07, số
điểm này cũng tương ứng với mức độ “trung bình”. Sở dĩ có sự lựa chọn như trên là do xuất khẩu lao động nhanh chóng mang lại một số tiền lớn. Nhờ số tiền đó, hàng loạt thứ mới đến với họ và những người thân của họ như: Nhà mới, xe mới, việc làm mới, anh, em, con, cháu được tiếp bước trên con đường đến trường và họ có vốn để lo cho cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, sau khi trở về nước họ sẽ có vốn ngôn ngữ tương đối lớn, nó sẽ mở ra cơ hội giúp họ trở thành phiên dịch trong các doanh nghiệp. Nói chung, xuất khẩu lao động mang đến một cuộc sống mới ổn định hơn, đầy đủ hơn cho người dân ở một số vùng đô thị hóa.
Anh Ng. V. Th ở thôn 2 xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo nói: “Ở xã tôi, một số nhà có người đi xuất khẩu lao động đều trở lên giầu có, nhà to, xe đẹp, con cái, anh, em được học hành tử tế. Nếu tôi được đi xuất khẩu lao động thì gia đình tôi có cơ hội vươn lên, bản thân tôi cũng sẽ tích lũy được một số vốn nhất định để khi về già không phải sống dựa
vào người khác”.
Anh M. X. Th ở xóm 7 thôn Chữ khê xã Hùng Thắng huyện Tiên Lãng chia sẻ: “Tôi rất mong được đi xuất khẩu lao động để kiếm tiền chi
trả nợ nần cho gia đình và lo cho con cái ăn học bằng người”.
Như vậy, từ ĐTB của các việc làm hướng tới của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng như bảng 5 đã làm cho điểm TBC của những việc làm này đạt 2.05 điểm, số điểm phản ánh sự mong muốn của họ đạt mức độ trung bình.
3.1.3 Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng thể hiện qua một số hành động cụ thể. tại Hải Phòng thể hiện qua một số hành động cụ thể.
Những kết quả nghiên cứu ở phần trên đã chỉ rõ: Nhận thức của người dân vùng đô thị hóa về ý nghĩa và giá trị của việc làm hầu hết đều đạt mức độ cao. Mặc dù kết quả này là một dấu hiệu đáng mừng vì nhận thức tích cực là nền tảng thôi thúc con người đi tới hành động tích cực. Tuy nhiên, giữa nhận thức và hành động vẫn có những khoảng cách nhất
định và không phải bao giờ nhận thức cũng được hiện thực hóa bằng hành động ở mức độ tương ứng. Vậy thì người dân vùng đô thị hóa đã có những hành động nào và mức độ thực hiện chúng ra sao để thỏa mãn nhu cầu việc làm của bản thân và gia đình? Khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 5: Một số hành động cụ thể của người dân ở một số vùng đô thị tại Hải Phòng để thỏa mãn nhu cầu việc làm.
Việc làm cụ thể Mức độ (%) ĐTB Thứ bậc Thường xuyên Bình thương Không thường xuyên Tham gia các đợt tuyển dụng của doanh nghiệp 56.1 27.2 16.7 2.39 1
Tham gia các khóa đào tạo nghề của địa phương và doanh nghiệp
52.5 30.2 17.3 2.35 2
Tìm kiếm thông tin về việc làm trên mạng internet
48.1 31.5 20.4 2.27 3
Vay vốn nhà nước,
người thân 40.7 38.9 20.4 2.20 4 Mua máy móc, trang
thiết bị 36.4 36.4 27.2 2.09 5 Đi học hỏi mô hình
tiên tiến 29.0 50.6 20.4 2.08 6 Tìm thuê mặt bằng
kinh doanh 25.3 47.5 27.2 1.98 7 Tham gia hội chợ
việc làm 29.0 32.1 38.9 1.90 8 Nạo vét ao hồ 18.5 32.1 49.4 1.69 9
Kết quả ở bảng 6 chỉ ra rằng: Hành động được nhiều người dân thực hiện nhất để tìm kiếm việc làm và cơ hội việc làm là “tham gia các đợt tuyển dụng của doanh nghiệp” với ĐTB là 2.39.
Khi quá trình đô thị hóa diễn ra một phần đất canh tác của người dân bị thu hẹp càng làm tăng thời gian rảnh cho người nông dân và gây ra nạn thất nghiệp cho lượng lớn những người mới bước vào tuổi lao động. Hơn nữa, hiện nay đồng tiền bị mất giá mà thu nhập của người nông dân từ những thửa ruộng còn lại của mình là rất thấp. Điều này làm cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Như một quy luật của cuộc sống, khó khăn quá ắt hẳn con người phải tìm cách tự giải thoát cho mình, giống như câu ông cha ta thường nói: Đói thì đầu gối cũng phải bò. Không còn nhiều đất để làm nghề nông truyền thống thì phải tìm việc làm khác, việc làm này mang lại thu nhập thấp thì phải tìm việc làm khác có thu nhập cao hơn. Hiện nay, ở các vùng đô thị hóa, các doanh nghiệp, xí nghiệp vừa và nhỏ dần đi vào hoạt động như: Xí nghiệp giầy da, doanh nghiệp may, doanh nghiệp sản xuất rượu… đó cũng là nơi cung cấp việc làm mới cho người dân. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này còn hoạt động theo thời vụ nên người dân trong vùng vẫn phải tìm các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài địa phương để tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Tuy nhiên, do mức độ ổn định của việc làm, mức lương, đặc trưng của lứa tuổi, sức khỏe và kinh nghiệm truyền thống, công việc yêu thích… nên không phải tất cả người dân vùng đô thị hóa đều tham gia các đợt tuyển dụng của doanh