Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 38)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Yếu tố khách quan

- Gia tăng dân số vùng đô thị hóa

Người dân vùng đô thị hóa trước đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, cuộc sống thôn quê vốn rất yên bình nhưng đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt. Điều dễ nhận thấy nhất đó là sự gia tăng dân số

đột biến ở đô thị trong khi đó số lượng việc làm chỉ có hạn, gây cản trở quá trình tìm kiếm việc làm của người dân.

- Chính sách tạo việc làm cho người dân tại các vùng đô thị hóa. Khi phải chuyển sang một lối sống mới với những nét văn hóa ít nhiều đã có sự thay đổi, người dân ở vùng đô thị hóa cũng có những khủng hoảng tâm lý nhất định, hơn thế nữa họ lại phải chia tay với việc làm vốn rất thân thiết với mình và trước mắt họ là những việc làm xa lạ, họ không biết mình nên làm việc gì trong thời kỳ mới này. Họ thực sự cần có sự trợ giúp của nhà nước với các chính sách tạo việc làm cho người dân, ưu tiên người dân ở vùng đô thị hóa. Đồng thời, các cấp chính quyền - những người vốn có tri thức, được đào tạo bài bản và là người hiểu rõ tình hình thực tiễn cũng như tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chính vì vậy, các cấp chính quyền càng quan tâm đến vấn đề việc làm của người dân, thường xuyên cung cấp thông tin việc làm mới cho người dân, mở lớp đào tạo tay nghề, kiến thức cần thiết cho lĩnh vực hoạt động chủ đạo của vùng trong tương lai sẽ giúp người dân sớm tìm được con đường đúng đắn để thỏa mãn nhu cầu việc làm trong thời kỳ mới. Ngược lại, nhà nước không đưa ra chính sách rõ ràng về vấn đề việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa, chính quyền địa phương không thực thi các chính sách của nhà nước một cách nghiêm túc, thiếu trung thực, thờ ơ, không mở lớp đào tạo hoặc đào tạo không đến nơi đến chốn, thu hồi đất nông nghiệp làm dự án công nghiệp nhưng các dự án cứ đắp chăn chờ kinh phí, tiền đền bù cho dân thì nhỏ giọt, không thông báo về xu hướng phát triển của quê hương trong thời gian tới, thông tin việc làm không được cung cấp đầy đủ sẽ dẫn đến sự hoang mang trong lòng dân, dần đóng sập cánh cửa thỏa mãn nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa.

- Văn hóa làng - xã

Một trong những yếu điểm của văn hóa làng xã đó là sự ganh ghét, ích kỷ, không muốn ai hơn mình. Chính vì thế mà khi nhận tiền đền bù không ít gia đình quyết định xây nhà thật to, mua xe đi cho oai, liên hoan thật lớn để bằng bạn bằng bè. Nhà xây lên khang trang, sạch đẹp, xe mới đã mua nhưng đó cũng là lúc đồng tiền cạn kiệt, việc làm không có mà cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn.

Một ưu điểm lớn nhưng cũng là nhược điểm lớn của văn hóa làng - xã Việt Nam đó chính là tính cộng đồng. Cộng đồng dẫn đến ỷ lại, cộng đồng dẫn đến a dua và người dân ở vùng đô thị hóa cũng vậy. Khi ruộng đất ở quê không còn, người người đua nhau lên thành phố tìm việc làm nhưng những gì họ mong đợi cuối cùng chỉ là những việc làm thời vụ với đồng lương ít ỏi không đủ để trang trải cuộc sống nơi thị thành chứ chưa nói đến việc gửi tiền về cho gia đình.

Mặc dù tính cộng đồng được đề cao nhưng không phải vì thế mà tính cá nhân biến mất, tình trạng mạnh ai nấy làm vẫn được thể hiện khá rõ. Bởi vậy, có những người tự tạo việc làm hoặc nắm bắt được cơ hội việc làm khi quê hương được đô thị hóa, do đó họ ngày càng ăn lên, làm ra. Trong khi đó có người không thể tìm được việc làm ổn định, không biết cách tính toán và không nhận được sự trợ giúp của những người thành đạt để thay đổi hoàn cảnh sống của mình.

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)