Khái niệm nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 34)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Khái niệm nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa

1.2.4.1. Khái niệm đô thị hóa

Đô thị hóa được các nhà nghiên cứu nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, trong đó một số người nhìn nhận như một quá trình và một số khác quan tâm đến kết quả để xác định mức độ đô thị hóa cùng những dấu hiệu để xác định mức độ này.

+ Đô thị hóa từ cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lý kinh tế

Đô thị hóa được hiểu là việc mở rộng lãnh thổ thành thị ra các vùng nông thôn, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng đô thị. Đó chính là quá trình gia tăng tỉ lệ cư dân đô thị

trong tổng dân số quốc gia. Đây chính là một trong những dấu hiệu

quan trọng để đánh giá mức độ đô thị hóa của một quốc gia hay một khu vực. Thậm chí trong một số trường hợp người ta sử dụng nó như một chỉ số duy nhất để đánh giá trình độ đô thị hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận này sẽ không thể giảggi thích được vai trò cũng như

sự biến đổi và mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển của xã hội hiện đại.

+ Đô thị hóa từ cách tiếp cận của xã hội học

Đô thị hóa theo cách tiếp cận của xã hội học được nghiên cứu trên cơ sở hai dấu hiệu định lượng và định tính. Dấu hiệu định lượng được xác định bằng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân. Dấu hiệu định tính được xác định bởi sự chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống xã hội.

Đô thị hóa được hiểu là quá trình tổ chức lại môi trường sống của con người, trong đó cư dân chuyển từ môi trường sống nông thôn sang môi trường đô thị. Quá trình đô thị hóa không chỉ diễn ra về mặt số lượng như tăng trưởng dân số, mở rộng lãnh thổ, tăng trưởng về sản xuất mà còn thể hiện cả về mặt chất lượng, nâng cao tiêu chuẩn sống, làm phong phú hơn các khuôn mẫu xã hội, nhu cầu.

Khi nghiên cứu về đô thị hóa, các nhà tâm lý học chủ yếu đề cập đến những vấn đề tâm lý, lối sống, những biến đổi tâm lý của con người trong xã hội hiện đại, những khó khăn tâm lý khi người dân gia nhập đời sống đô thị nhưng vẫn còn sơ lược và chưa mang tính hệ thống.

Theo tác giả Vũ Dũng trong “Từ điển tiếng Việt”: “Đô thị hóa là sự tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai

trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội”. [3; 526]

Tổng hợp các quan điểm trên, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình về đô thị hóa như sau: Đô thị hóa là sự chuyển đổi môi trường nông thôn sang môi trường thành thị và làm thay đổi mọi mặt trong đời sống của người dân.

1.2.4.2. Khái niệm người dân ở vùng đô thị hóa

Với cách hiểu về đô thị hóa như trên, chúng tôi hiểu khái niệm người dân ở vùng đô thị hóa như sau: Người dân ở vùng đô thị hóa là những người vốn sống ở vùng nông thôn, nay được sống ở vùng đô thị

hóa nơi có nhiều đổi mới và họ cần phải tìm việc làm để tồn tại và phát triển của bản thân và gia đình.

Đặc trưng của vùng nông thôn là người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhưng đặc trưng của đô thị hóa lại là gia tăng diện tích đất dành cho khu công nghiệp, khu chế xuất… thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, nông thôn từng bước trở thành thành thị. Do vậy, bên cạnh những ưu điểm mà đô thị hóa mang lại như cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang hơn… thì người dân trong vùng cũng gặp phải không ít khó khăn về việc thay đổi lối sống, phương thức chuyển đổi sản xuất… đặc biệt là vấn đề việc làm. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chính là vì đại đa số dân cư ở nông thôn sống bằng nghề nông, do đó khi chuyển sang đô thị hóa họ không quen, không có đủ trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp.

1.2.4.3. Khái niệm nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa

Song song với việc thực hiện sách của Đảng và nhà nước đối với người dân ở vùng đô thị hóa là sự xuất hiện của hàng loạt loại hình việc làm khác nhau. Có người sử dụng tiền đền bù để mở quán karaoke, mở hàng internet, bi a, làm tóc nghệ thuật… với họ đó cũng là việc làm. Có người dùng số tiền đó để đi học nghề nhằm tìm kiếm việc làm ổn định - một chỗ đứng vững chắc trong các khu công nghiệp… Như vậy, rõ ràng quan niệm về việc làm đối với mỗi người mỗi khác, có việc làm ngắn hạn, tạm thời, có việc làm lâu dài, ổn định. Trong đề tài này, chúng tôi hướng đến việc làm ổn định, có giá trị xã hội cao, đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bản thân và gia đình. Với định hướng như vậy, chúng tôi hiểu:

Nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa là những mong muốn, đòi hỏi có việc làm ổn định để tồn tại và phát triển của người dân vốn ở những vùng nông thôn nay được chuyển thành vùng đô thị hóa.

Có thể nói, trong số các nhu cầu của con người, nhu cầu việc làm được coi là nhu cầu cơ bản nhất, nó vừa là nhu cầu vật chất lại vừa là nhu cầu tinh thần, nó không chỉ giúp con người duy trì sự tồn tại mà còn góp phần giúp họ khẳng định giá trị xã hội của bản thân.

Nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa được biểu hiện cụ thể thông qua: Nhận thức về giá trị, ý nghĩa của việc làm đối với sự tồn tại của bản thân và gia đình cũng như những khó khăn, thuận lợi mà họ gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm, đối tượng (việc làm) mà họ hướng tới và hành động cụ thể mà họ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu việc làm của mình.

Những người dân ở vùng đô thị hóa có nhu cầu việc làm cao là những người nhận thức sâu sắc, đầy đủ giá trị xã hội của việc làm và việc làm trở thành đòi hỏi thiết thân, không thể không thỏa mãn. Chính vì thế mà họ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, biết cách tự tạo cơ hội cho mình, nắm bắt mọi cơ hội dù cơ hội đó chỉ mang lại niềm hy vọng hết sức nhỏ nhoi, đồng thời họ không ngừng phấn đấu, trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng yêu cầu của công việc một cách tốt nhất. Chính vì hiểu biết sâu sắc về giá trị xã hội của việc làm, nỗ lực phấn đấu bằng hành động cụ thể nên khi tìm được việc làm họ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và hài lòng với việc làm hiện tại của mình. Như vậy, ở mức độ này nhận thức, đối tượng hướng tới và hành động của người dân đều mang tính tích cực, nhu cầu việc làm được thỏa mãn ở mức độ cao.

Một số người dân ở vùng đô thị hóa có nhu cầu việc làm ở mức độ trung bình là do họ có một, hai hoặc cả ba biểu hiện: Nhận thức, đối tượng hướng tới và hành động cụ thể đạt mức độ trung bình. Cụ thể là: Có thể họ nhận thức rất tốt về nhu cầu việc làm của bản thân nhưng họ chưa hoặc không xác định được việc làm mà mình mong muốn nên cũng không hoặc chưa nỗ lực hết mình để tìm kiếm việc làm thỏa mãn nhu cầu việc làm của bản thân. Cũng có thể họ nhận thức được nhu cầu việc

làm của mình, xác định được việc làm mà mình thực sự mong muốn nhưng hành động của họ vẫn chưa thể hiện sự nỗ lực hết mình. Bên cạnh đó, nhận thức tốt về nhu cầu việc làm nhưng lại không xác định được việc làm mà mình yêu thích và mong muốn theo đuổi đến cùng thì dù có nỗ lực đến mấy họ cũng đi vòng quanh, thay đổi hết việc này đến việc khác mà bản thân vẫn chưa cảm thấy hài lòng, thoải mái. Điều này cũng làm cho nhu cầu việc làm của họ đạt mức độ trung bình. Ngoài ra, mức độ trung bình của nhu cầu việc làm còn do người dân vùng đô thị hóa chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về nhu cầu việc làm của bản thân, chưa xác định rõ ràng về việc làm mong muốn của mình nên các hành động mà họ thực hiện để có được việc làm, thỏa mãn nhu cầu việc làm của bản thân không được thực hiện ở mức độ thường xuyên.

Một số người dân khác lại có nhu cầu việc làm thấp hoặc không có nhu cầu việc làm là do họ không nhận thức được sự cần thiết của việc làm đối với bản thân và gia đình, họ không xác định được việc làm mà mình mong muốn, họ không tỏ ra vui cũng không thể hiện nỗi buồn khi có hoặc chưa có việc làm. Bên cạnh đó, với những người nhận thức tốt về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc làm cũng như những thuận lợi và khó khăn mà họ gặp phải trên bước đường tìm kiếm việc làm nhưng lại chưa hoặc không xác định được việc làm mà mình mong muốn, hướng tới và chưa có hành động cụ thể hoặc chưa nỗ lực hết mình khi thực hiện hành động để có được việc làm, thỏa mãn nhu cầu việc làm của bản thân.

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)