Khái niệm việc làm

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 29)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Khái niệm việc làm

Hiện nay trong khoa học có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc làm:

Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.

Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện:

- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh chiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.

- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ

rõ tính pháp lý của việc làm.

Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:

- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái... đều được coi là việc làm. [20, 1]

Theo “Từ điển tiếng Việt” của tác giả Hoàng Phê: “Việc làm là công việc được giao cho người làm và được trả công”. Như vậy, bất cứ việc làm nào cũng gắn với một nghề cụ thể (hoặc chuyên môn), song không thể coi việc làm là nghề nghiệp được. Những công việc nhất thời,

không ổn định, không đáp ứng nhu cầu kiếm sống thì không phải là nghề nghiệp.

Theo Ngô Quốc Phương, để phân biệt các khái niệm việc làm, công việc, chuyên môn với nghề nghiệp căn cứ vào ít nhất 3 yếu tố:

- Sự tự xác định và phân loại của cá nhân dựa trên các yếu tố như giá trị, tâm lý, tình cảm, động cơ, thiên hướng... (tôi làm nghề này là chính, là sự nghiệp của tôi).

- Sự phân loại nghề nghiệp của các cơ quan hành chính của chính phủ, của các cơ sở đào tạo và sử dụng lao động.

- Quan niệm xã hội: Xã hội thừa nhận việc làm này là nghề hay không phải là nghề.

Tóm lại, dấu hiệu quan trọng để phân biệt việc làm với nghề nghiệp ở chỗ: Nghề nghiệp là sự gắn bó lâu dài với công việc chuyên môn, là trình độ kỹ năng, kỹ xảo với việc làm đó nhờ quá trình đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn và được xã hội thừa nhận. Có những người đã chuyển từ việc làm thành nghề nghiệp chính của mình do phát hiện thấy ý nghĩa của nghề đối với bản thân và mong muốn phát triển nâng cao trình độ kỹ thuật có liên quan để tăng năng suất lao động [6, 69-70].

Một phần của tài liệu Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)