8. Phương pháp nghiên cứu
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1 Về mặt lý luận
Đọc và phân tích quan điểm của các nhà tâm lý học trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, đồng thời làm rõ các khái niệm công cụ của đề tài. Đọc các quyết định, chính sách của Đảng và nhà nước về việc đô thị hóa để hiểu biết sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Về mặt thực tiễn
- Tiến hành nghiên cứu thực tiễn để thu thập thông tin một cách chính xác, khách quan và khoa học nhằm chỉ ra thực trạng nhu cầu việc làm, các yếu tố ảnh hưởng và một số biện pháp tâm lý nhằm thỏa mãn nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng.
- Kế hoạch thực hiện:
Từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 đọc tài liệu, hoàn thành cơ sở lý luận của đề tài.
Từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2011 xây dựng bộ công cụ điều tra thực tế.
Từ tháng 8/2011 đi cơ sở điều tra thực tế Tháng 9/2011 xử lý kết quả điều tra
Tháng 10/2011 đến 2/2012 viết kết quả nghiên cứu Từ tháng 3 đến tháng 11/2012 bảo vệ đề tài nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Mục đích: Thu thập dữ liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Cách thức tiến hành: Chọn lọc những tài liệu liên quan đến đề
tài (công trình nghiên cứu khoa học của các nhà Tâm lý học trong và ngoài nước), luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, các bài báo, tạp chí, các trang web... liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đọc, phân tích, khái quát, tổng hợp các tài liệu đã chọn lọc và đưa ra kết luận.
2.3.2. Phương pháp chuyên gia
- Mục đích: Tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, kiến
thức về lĩnh vực mà mình nghiên cứu để đưa ra hướng nghiên cứu đúng đắn.
- Cách tiến hành: Lựa chọn chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực mà
mình nghiên cứu, đề nghị được trợ giúp, được tham khảo ý kiến của họ về những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện đề tài một cách có hiệu quả.
2.3.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin mà phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu chưa làm được.
- Cách thức tiến hành: Quan sát không tham dự, quan sát ở nhà
văn hóa xã, nhà văn hóa thôn trong buổi họp tổ dân phố, họp thôn. Chủ yếu quan sát thái độ của người dân trong buổi họp, nội dung trao đổi của buổi họp.
2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích: Chỉ ra định lượng thực trạng nhu cầu việc làm của
người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng.
* Nội dung nghiên cứu của bảng hỏi: Để khảo sát thực trạng nhu
cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng, đề tài thiết kế bảng hỏi gồm 11 câu, trong đó:
Câu hỏi về nhận thức bao gồm: Câu 1, câu 2, câu 4, câu 5. Câu hỏi về đối tượng hướng tới là câu 7.
Câu hỏi về hành động cụ thể là câu 8. Câu hỏi về mức độ ảnh hưởng là câu 9. Câu hỏi về thông tin cá nhân là câu 11.
Câu hỏi mở được đan xen vào các câu hỏi đóng để thu được thông tin phong phú hơn. Các câu hỏi mở bao gồm: Câu 3, câu 6, câu 10 và câu 11.
* Cách thức cho điểm như sau:
Các câu hỏi mức độ đều được cho điểm từ 3 xuống 1, cụ thể là: Mức độ đồng tình: Rất đồng tình: 3 điểm
: Đồng tình: 2 điểm
: Không đồng tình: 1 điểm Mức độ thuận lợi : Rất thuận lợi: 3 điểm : Thuận lợi: 2 điểm : Không thuận lợi: 1 điểm Mức độ khó khăn: Rất khó khăn: 3 điểm : Khó khăn: 2 điểm
: Không khó khăn: 1 điểm Mức độ mong muốn: Rất mong muốn: 3 điểm : Mong muốn: 2 điểm
: Không mong muốn: 1 điểm Mức độ thường xuyên: Rất thường xuyên: 3 điểm : Thường xuyên: 2 điểm
: Không thường xuyên: 1 điểm Mức độ ảnh hưởng: Rất ảnh hưởng: 3 điểm
: Ảnh hưởng: 2 điểm
: Không ảnh hưởng: 1 điểm
Với cách cho điểm như trên thì điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 2, ĐTB của ba mức độ là 0.7. Do đó, chúng tôi có thang đánh giá nhu cầu việc làm như sau:
Từ 1.0 đến dưới 1.7 điểm ứng với mức độ thấp Từ 1.7 đến dưới 2.4 ứng với mức độ trung bình Từ 2.4 đên 3.0 ứng vơi mức độ cao.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích:
+ Lý giải những nguyên nhân bản chất của nhu cầu việc làm của người dân ở vùng đô thị hóa tại Hải Phòng.
+ Khẳng định các kết quả nghiên cứu của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
+ Khai thác sâu hơn nội dung cần nghiên cứu ở khách thể.
* Nội dung phỏng vấn sâu:
- Phiếu phỏng vấn sâu gồm 3 phiếu
+ Phiếu phỏng vấn sâu 1: Dành cho chính quyền địa phương + Phiếu phỏng vấn sâu 2: Dành cho người dân chưa có việc làm + Phiếu phỏng vấn sâu số 3: Dành cho người dân đã có việc làm (Xem phụ lục 2, 3, 4).
* Cách thực hiện
Phỏng vấn sâu 43 người, trong đó:
+ 12 người dân ở huyện An Lão, Hải Phòng + 12 người dân ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng + 12 người dân ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng + 3 cán bộ huyện An Lão, Hải Phòng
+ 2 cán bộ huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng + 2 cán bộ huyện Tiên Lãng, Hải Phòng
* Nguyên tắc phỏng vấn:
- Tạo không khí thân mật giữa người nghiên cứu và khách thể phỏng vấn
+ Đề cập đến vấn đề cần phỏng vấn một cách khéo léo, dễ hiểu. + Chủ động khai thác, thảo luận về những vấn đề mà câu hỏi đặt ra + Phỏng vấn theo câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý
* Mục đích:
Nhằm làm rõ sự khác biệt về các mức độ nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó.
* Cách thức thực hiện:
Chọn 2 khách thể nổi bật nhất thể hiện sự khác biệt về mức độ nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng bao gồm: Có nhu cầu việc làm ở mức độ cao, có nhu cầu việc làm ở mức độ thấp. Đặt các câu hỏi về nguyên nhân của các mức độ đó, những hành vi cụ thể mà họ đã thực hiện để thỏa mãn nhu cầu việc làm của mình cũng như mong muốn của họ để thỏa mãn nhu cầu việc làm trong tương lai.
2.3.7. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học.
- Mục đích: Tìm ra kết quả định lượng cho vấn đề mình nghiên cứu
- Cách tiến hành: Mã hóa thông tin, nhập dữ liệu, thực hiện các
thao tác tính toán phần trăm, điểm trung bình, mối tương quan trên phần mềm SPSS 16.0 để khẳng định và tăng cường độ tin cậy của kết quả thu được.
TIỂU KẾT
Với những kiến thức được trình bày ở trên, chúng tôi đã giới thiệu vài nét về địa bàn nghiên cứu, thực hiện tổ chức nghiên cứu bao gồm nghiên cứu về mặt lý luận và nghiên cứu về mặt thực tiễn, phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý, phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học sử dụng phần mềm SPSS 16.0.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 3.1. Thực trạng nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng
3.1.1. Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng biểu hiện qua nhận thức tại Hải Phòng biểu hiện qua nhận thức
3.1.1.1. Nhu cầu việc làm của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng biểu hiện qua nhận thức về ý nghĩa của việc làm đối với người dân trong vùng.
Nhận thức là một trong những nguồn gốc cơ bản làm nảy sinh nhu cầu và động cơ hành động của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong xã hội là một con người cụ thể với trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm, quan niệm sống và hoàn cảnh sống khác nhau nên sẽ hình thành nhận thức và mức độ nhu cầu cũng như động cơ hành động khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ ở vấn đề việc làm và ý nghĩa của việc làm đối với người dân ở vùng đô thị hóa. Ở bất kỳ xã hội nào, môi trường nào, con người cũng mong muốn được hoạt động, được làm việc, chỉ tiếc là không phải ai mong muốn cũng được làm việc, được lao động. Thực tế cho thấy, có người dễ dàng tìm cho mình một việc làm ổn định và gắn bó suốt cuộc đời với nó nhưng cũng có không ít người vì một lý do nào đó mà thường xuyên thay đổi việc làm, thậm chí là sống trong cảnh thất nghiệp. Điều này ở môi trường nào, xã hội nào cũng có nhưng nó không phải chỉ do sở thích cá nhân hay tính cách của họ mà còn ở nhận thức về ý nghĩa của việc làm đối với bản thân và gia đình của họ. Kết quả của quá trình nhận thức này tác động trực tiếp đến nhu cầu việc làm của mỗi cá nhân. Nói như vậy có nghĩa là mức độ cấp thiết của nhu cầu việc làm phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cá nhân về ý nghĩa của việc làm đối với bản thân và gia đình. Nếu cá nhân nhận thấy không có việc làm thì họ không thể duy trì sự tồn tại của bản thân và sự ấm no, hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình thì buộc họ phải nỗ lực tìm kiếm việc
làm. Đối với những gia đình kinh tế còn eo hẹp, chạy ăn từng bữa thì việc nhận thức về ý nghĩa lớn lao này là điều hết sức quan trọng và cấp thiết.
Trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đã có những khởi sắc đáng mừng, đặc biệt là quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã mở ra hy vọng về một cuộc sống sung túc, hạnh phúc cho người dân. Thế nhưng trước khi hy vọng đó trở thành hiện thực thì người dân vùng đô thị hóa đang phải đối mặt với không ít khó khăn mà trước hết là khó khăn về việc làm. Họ vốn là những người gắn bó với nghề nông, nay ruộng đất bị thu hồi, thu nhập thì giảm sút mà thời gian rảnh lại tăng lên, đồng thời số người bước vào độ tuổi lao động ngày một nhiều. Vậy thì, đứng trước khó khăn này, người dân vùng đô thị hóa nhận thức như thế nào về ý nghĩa của việc làm đối với bản thân và gia đình? Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đưa ra câu hỏi số 1 với nội dung như sau: Dưới đây là một số ý kiến về ý nghĩa của việc làm đối với người dân vùng đô thị hóa. Xin ông/bà, anh/chị đánh dấu (x) vào ô phù hợp nhất với quan điểm của mình. Các phương án trả lời được thể hiện ở câu hỏi 1 trang 1, phụ lục 1. Ứng với từng phương án trả lời là ba mức độ: Rất đồng tình, đồng tình và không đồng tình. Kết quả nghiên cứu được chúng tôi hiển thị ở bảng số liệu số 1.
Bảng 1: Nhận thức của người dân ở một số vùng đô thị hóa tại Hải Phòng về ý nghĩa của việc làm đối với người dân vùng đô thị hóa.
Ý nghĩa của việc làm Rất đồng Mức độ (%) ĐTB Thứ bậc
tình
Đồng tình
Không đồng tình Giúp cá nhân nuôi sống
bản thân và gia đình 87.6 9.9 2.5 2.85 1
Làm cho cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc.
78.2 20.5 1.3 2.77 2
Làm cho con người vui
Làm cho con người biết
quý trọng đồng tiền 73.5 24.1 2.4 2.73 4
Giúp cá nhân khẳng
định giá trị bản thân 74.7 24.1 1.2 2.70 5 Làm cho quê hương, đất
nước giầu có, kinh tế phát triển
87.0 13.0 0.0 2.37 6
Mở rộng quan hệ xã hội 75.9 22.8 1.3 2.11 7
Tạo cơ hội học hỏi, tích
lũy kinh nghiệm 74.1 19.8 6.1 1.99 8 Tránh lãng phí thời gian 74.7 20.9 4.4 1.86 9
TBC 77.9 19.8 2.3 2.46
Ở vị trí thứ nhất là “giúp cá nhân nuôi sống bản thân và gia đình”, đạt ĐTB là 2.87 với 87.6% khách thể “rất đồng tình”. Điều này chứng tỏ việc làm có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với đời sống của người lao động, có việc làm tức là họ có thu nhập để hoạch định việc chi tiêu trong gia đình, đồng thời có thể có một khoản dự trữ dành cho những công việc đột xuất và việc làm là cơ sở để người khác tin tưởng, dám cho mình vay vốn khi cần thiết. Như vậy, việc làm trước hết giúp các cá nhân tự lo cho cuộc sống của mình, tiếp đến là có điều kiện vật chất để lo cho những người thân yêu trong gia đình và xã hội, đồng thời giải tỏa sự lo lắng cho người thân. Vì thế, ngày nào chưa có việc làm thì ngày đó sự sống của từng cá nhân và gia đình còn bị đe dọa.
Chị Đ. T. Ng ở thôn 1 xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo cho rằng:
“Việc làm giúp cá nhân nuôi sống bản thân và gia đình theo tôi là rất
đúng bởi lẽ: Ai cũng cần phải ăn, phải mặc, con ốm phải đưa đi viện, bạn cưới phải đi mừng, liên hoan phải đóng tiền, cha mẹ già phải phụng dưỡng… nói chung là trong cuộc sống có trăm thứ cần phải sử dụng đến tiền, không có tiền thì không thể sống được chứ đừng nói đến chuyện lo
Đứng ở vị trí thứ hai là ý nghĩa “làm cho cuộc sống gia đình ổn định, hạnh phúc” với ĐTB là 2.77, đây cũng là điểm số thể hiện sự đồng tình ở mức độ cao.
Ai sinh ra, lớn lên rồi cũng phải xây dựng, chăm lo cho gia đình nhỏ của riêng mình. Gia đình ấy có tiếng cười, có tình yêu và hạnh phúc thực sự hay không phần nhiều phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của tất cả các thành viên trong gia đình. Chúng ta vẫn thường nói “cái khó bó cái khôn”, kinh tế eo hẹp là nguồn gốc của phần lớn những bất hòa, xung đột trong gia đình và ngược lại. Chúng ta hãy thử nghĩ và kiểm nghiệm xem liệu gia đình có thể vui vẻ, có thể thoải mái được không khi lúc nào cũng phải nghĩ đến cơm, áo, gạo, tiền? có hạnh phúc được không khi các thành viên trong gia đình cùng ngồi đếm thời gian? Có hạnh phúc không khi trẻ thơ thiếu miếng quà, hộp sữa? và có hạnh phúc không khi nhìn mẹ già, con thơ không tiền chữa bệnh?... tất cả những điều đó đều liên quan đến một chữ “tiền”, mà “tiền” có được là do đâu? Chẳng phải “Tiền” có được là do chúng ta làm việc bằng mồ hôi, công sức và tư duy của mình sao? Như thế có nghĩa là không có việc làm, chúng ta không có thu nhập để mang lại tiếng cười, niềm vui cho ngôi nhà thân yêu của mình. Có lẽ thấu hiểu được điều này mà có tới 78.2% “rất đồng tình” và với ý nghĩa này của việc làm.
Chị Ng. T. H ở xóm 13 thôn Chữ Khê huyện Tiên Lãng cho biết:
“Chồng mình chưa có việc làm, mọi chi tiêu trong gia đình đều dựa vào
đồng lương công nhân giầy da của mình nên rất túng thiếu. Nhiều lúc tiền học cho con cũng phải đi vay, con không có sữa bột để uống như một số trẻ khác, nhìn con mà thấy sót. Chính điều này làm cho mình trở nên nóng tính, hay cáu gắt với chồng. Mình rất mong anh ấy có việc làm