8. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Nhận thức về cách tìm hiểu kiến thức về giới tính
Có nhiều cách thức khác nhau để tìm hiểu về nội dung GDGT. Tuy nhiên, với các em học sinh thì cách thức nào là quan trọng và đem lại nhiều thông tin nhất mới là điều đáng quan tâm. Số liệu điều tra của chúng tôi về các hình thức truyền thông về giới tính cho kết quả sau:
Chúng tôi thấy rằng đa số các cách thức mà chúng tôi đƣa ra nhƣ: phƣơng tiện truyền thông, hỏi gia đình, học ở trƣờng, hỏi bạn bè và hỏi ý kiến chuyên gia đều đƣợc học sinh lựa chọn với tỉ lệ rất cao trên 70% học sinh lựa chọn. Nhƣ vậy, theo các em để có đƣợc sự hiểu biết về kiến thức giới tính thì có thể bằng nhiều con đƣờng khác nhau. Chứng tỏ rằng, học sinh đều có nhu cầu tìm kiếm kiến thức về giới tính. Điều này phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT, tuổi này các em rất tò mò, có nhu cầu khám phá những điều chƣa biết, còn mới lạ rất lớn, nên các em sẵn sàng tìm kiếm những con đƣờng khác nhau để thoả mãn sự tò mò của mình. Kết quả cụ thể chúng tôi trình bày ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2. Cách thức nâng cao hiểu biết về giới tính của học sinh THPT
Ở đây, cách thức mà đƣợc học sinh lựa chọn nhiều nhất là “Qua các phƣơng tiện truyền thông: sách, báo, internet…” chiếm 93,1%. Với số liệu cao nhƣ vậy, thì đây là kênh thông tin đƣợc các em tin tƣởng để trang bị cho mình những kiến thức về giới tính. Theo sự nhận xét của các em học sinh, phƣơng tiện truyền thông là kênh thông tin dễ tìm và nhanh nhất, các em có thể tự tìm hiểu mà không cần phải hỏi ai, cho nên cũng không phải sợ “xấu hổ” nếu có thắc mắc về nó. Đây chính là lý do tại sao mà các em lại lựa chọn cho mình cách thức là tìm hiểu qua phƣơng tiện truyền thông.
“Đây là vấn đề nóng bỏng của xã hội nên phương tiện truyền thông đăng tải rất nhiều, và có thể tìm kiếm ở đó rất nhiều thông tin cần thiết” (nữ, phiếu32) 93,1% 70,4% 87,4% 70,9% 79,4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Qua phương tiện truyền thông (sách, báo,internet…)
“Tìm hiểu qua phương tiện truyền thông rất đơn giản mà cũng không phải e ngại đối với vấn đề tế nhị” (nam, phiếu 236).
Hiện nay, trên thị trƣờng có nhiều sách báo đề cập đến tri thức về giới tính rất phổ biến cho tuổi học sinh đặc biệt là báo Hoa học trò, Mực tím….đều có những chuyên mục dành riêng cho vấn đề này. Một số chƣơng trình trên tivi, đài (chƣơng trình cửa sổ tình yêu, hành trình cùng bạn, chƣơng trình “nhà tròn”…), hoặc trên internet cũng xuất hiện nhiều trang web về GDGT
(gioitinhtuoiteen.org; ykhoa.net; tamsubantre.org…) với nội dung rất phong
phú nhƣ. Tình dục và tình dục an toàn, tâm sinh lý vị thành niên, tình bạn, tình yêu, các biện pháp tránh thai … mà học sinh có thể dễ dàng tìm kiếm để trang bị cho mình những kiến thức về giới tính. Theo nhƣ Viện Dân số và các vấn đề xã hội thuộc trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, khi điều tra về vị thành niên và thanh niên cũng cho thấy 93,4% vị thành niên và thanh niên nhận đƣợc thông tin về SKSS, tình dục qua các phƣơng tiện truyền thông.
Thực vậy, trong thời đại thông tin bùng nổ nhƣ hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông là kênh quan trọng trong việc cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức của con ngƣời. Tuy nhiên, điều quan tâm là khi các em tự tìm kiếm kiến thức về giới tính trên các phƣơng tiện truyền thông có thể mang lại kiến thức không hệ thống và chọn lọc. Bên cạnh đó một số nguồn thông tin từ sách báo, internet chƣa kiểm soát đƣợc về nội dung (nhƣ văn hóa phẩm mang tính đồi truỵ), bởi vậy việc các em học sinh tiếp cận với nguồn thông tin này có thể đem đến có các em những suy nghĩ sai lệch, từ đó dẫn tới những hành vi không lành mạnh. Đây cũng là vấn đề rất bức xúc của toàn xã hội khi việc tự học đó đang là nguy cơ gây ra những hành vi lệch lạc của một bộ phận thanh thiếu niên. Cho nên, để biết cách tiếp cận một cách đúng đắn những kiến thức qua phƣơng tiện đại chúng thì cũng rất cần sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn (đặc biệt là cha mẹ và thầy cô giáo – những ngƣời gần gũi với
các em học sinh), bởi các em thực sự chƣa đủ kinh nghiệm để chọn lọc cho mình những thông tin đáng tin cậy.
Cách thức thứ 2 mà theo các em có thể tìm hiểu kiến thức về giới tính là qua những buổi học ở trƣờng, có tới 84,4% học sinh lựa chọn. Theo chúng tôi sự nhận thức này ở học sinh là tín hiệu đáng mừng, bởi nhà trƣờng đã là địa chỉ tin cậy của các em để trang bị cho mình những kiến thức về giới tính. Các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình đã tổ chức GDGT với nhiều hình thức khác nhau, nên việc các em có đƣợc kiến thức từ nguồn thông tin này là điều hiển nhiên. Đây chính là thế mạnh của nhà trƣờng và cần phải phát huy thế mạnh này để trang bị cho các em những nội dung GDGT nhằm thoả mãn nhu cầu học kiến thức về giới tính của học sinh.
Tổng hợp các ý kiến qua việc phỏng vấn học sinh, chúng tôi nhận thấy
đa số ý kiến của học sinh tham gia chia sẻ đều nhận định: “Nhà trường chính là
nơi có thể cung cấp những tri thức có hệ thống, khoa học và đầy đủ nhất” (Em PNL, nữ, trƣờng THPT Nguyễn Du). Hay một em nam – trƣờng THPT Công
Nghiệp nói: “Em thấy tìm hiểu kiến thức về giới tính, skss qua những buổi học
do nhà trường tổ chức là nhanh nhất, mà cũng không mất thời gian đi tìm
kiếm” Điều này chứng tỏ các em có những suy nghĩ rất thấu đáo và sâu sắc.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Thắng trong luận án tiến sĩ về các biện pháp giáo dục SKSS vị thành niên ở miền núi tỉnh Quảng nam cũng cho biết nguồn mà VTN lấy thông tin về SKSS nhiều nhất là qua phƣơng tiện truyền thông chiếm 75,5% và từ phía nhà trƣờng chiếm 66,8%[102,39].
Ngoài phƣơng tiện truyền thông và nhà trƣờng, những cách thức khác
cũng đƣợc học sinh lựa chọn tƣơng đối cao nhƣ: hỏi thông tin từ gia đình chiếm 70,4% sự lựa chọn của học sinh; hỏi chuyên gia với tỉ lệ là 79,4%và hỏi bạn bè chiếm 70,9% ý kiến học sinh. Điều đáng lƣu tâm là các nghiên cứu trƣớc đây thƣờng chỉ ra rằng, gia đình luôn lo sợ việc GDGT cho con em mình sẽ nhƣ “vẽ
đƣờng cho hƣơu chạy”, vì vậy các bậc cha mẹ thƣờng né tránh những vấn đề về giới tính khi tâm sự với con cái. Cho nên, việc giáo dục giới tính cho con em mình rất ít các gia đình thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, gia đình đang là một trong những kênh thông tin mà các em cho rằng có thể tin tƣởng để kiếm tìm kiến thức về giới tính. Nhƣ em PNQ bày tỏ: “Theo tôi, tìm hiểu nội dung GDGT qua gia đình sẽ rất có hiệu quả, vừa kín đáo, vừa tế nhị và lành mạnh”(nữ, trƣờng THPT LLQ). Điều này, cho thấy gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con em mình. Chính vì vậy, gia đình cần làm tốt vai trò này của mình để giúp các em học sinh có những kiến thức thật bổ ích, làm hành trang bƣớc vào tƣơng lai một cách vững vàng. Việc các em cho rằng, bạn bè cũng là một kênh thông tin quan trọng trong việc tìm hiểu kiến thức về giới tính cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, khi mà bạn bè luôn là những ngƣời mà các em cho rằng dễ chia sẻ những điều riêng tƣ, thầm kín.
Nhƣ vậy, tất cả theo các em học sinh thì các cách thức trên đều cung cấp cho các em những thông tin về giới tính. Chứng tỏ, ngoài học ở trƣờng thì học sinh còn có thể tìm kiếm nhiều nguồn thông tin khác để có thể thoả mãn nhu cầu học kiến thức về giới tính của các em.
So sánh trên phƣơng diện giới tính, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh nữ tìm hiểu vấn đề giới tính cao hơn so với học sinh nam, đặc biệt thể hiện ở cách thức hỏi thông tin từ gia đình, bạn bè và chuyên gia (xin xem Biểu đồ 3.3). Điều này cho thấy, sự tích cực nhiều hơn ở các em nữ trong việc tìm kiếm tri thức đồng thời cũng đúng với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh nữ, đó là thích chia sẻ, đặc biệt là những điều thầm kín riêng tƣ nhiều hơn là học sinh nam. Số liệu cụ thể đƣợc chúng tôi mô tả ở biểu đồ 3.3.
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi xin đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau: Học sinh THPT thành phố Hoà Bình đã có cách hiểu về những nội
dung GDGT khá tốt. Học sinh lựa chọn nhiều nhất nội dung GDGT có liên quan đến vấn đề tình dục, cho thấy đây là những nội dung hiện nay đƣợc các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình giảng dạy nhiều nhất. Qua việc các em lựa chọn rất cao tất cả những cách thức tìm hiểu kiến thức về giới tính, một mặt khẳng định giá trị của các cách thức đó, mặt khác cũng nói lên nhu cầu tìm kiếm thông tin về giới tính của các em học sinh là rất cao. Với sự lựa chọn này của các em học sinh cho thấy công tác GDGT cần phải có sự kết hợp giữa các lực lƣợng giáo dục khác nhau nhƣ gia đình, nhà trƣờng và xã hội để mang lại hiệu quả cao nhất.
3.1.3. Đánh giá về sự cần thiết của GDGT đối với học sinh THPT
GDGT có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy việc đƣa GDGT vào trong nhà trƣờng phổ thông luôn cần thiết, nhất là khi xã hội đang rung lên những hồi chuông báo động về những
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Các phương tiện truyền thông
Hỏi gia đình Qua nhà trường Hỏi bạn bè Hỏi chuyên gia về lĩnh vực này
Biểu đồ 3.3. Tương quan giới tính trong việc nhận thức về cách nâng cao hiểu biết về giới tính của học sinh THPT
Nam Nữ
hậu quả của việc thiếu những kiến thức về giới tính mang lại cho học sinh, thì việc GDGT càng trở nên cấp thiết. Các em học sinh là những ngƣời trong cuộc sẽ nói gì về vai trò của GDGT sau khi đã đƣợc học trong nhà trƣờng và thông qua các kênh thông tin khác. Kết quả thu đƣợc về sự đánh giá về sự cần thiết
phải GDGT đƣợc chúng tôi mô tả số liệu cụ thể ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.4. Sự cần thiết của GDGT đối với học sinh THPT
Số liệu ở biểu đồ trên cho thấy, có đến 90,2% học sinh cho rằng GDGT là cần thiết, trong đó với mức độ “Rất cần thiết” chiếm tỉ lệ cao nhất 65,5%, và “Tƣơng đối cần thiết” là 24,7%. Với số liệu này khẳng định một lần nữa rằng: Các em học sinh đã nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của GDGT đối với chính bản thân các em. Cụ thể dƣới đây là một số ý kiến của học sinh về vấn đề này:
“GDGT thực sự cần thiết, nó đem lại những hiểu biết cho học sinh về giới tính, từ đó có thể phòng tránh được những rủi ro ngoài ý muốn” (Học sinh nam, phiếu 49). 65,5% 24,7% 2,0% 4,3% 3,5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Rất cần thiết Tương đối cần thiết
Không cần thiết Cũng không rõ lắm Có cũng được, không có
“Cứ tưởng đó là cái xa vời, không bao giờ quan trọng, đó là chuyện của người lớn. Thế mà khi học rồi mới biết rằng nó rất cần thiết, và nếu được học sớm hơn thì tốt” (Học sinh nữ, phiếu 42).
“GDGT giúp học sinh tránh được những hậu quả sau này, hướng học sinh tới một cuộc sống tốt hơn. Đó là mục đích tốt và rất cần thiết” (học sinh nữ, phiếu 170).
Phỏng vấn học sinh chúng tôi cũng hiểu đƣợc thêm phần nào những suy
nghĩ của các em về sự cần thiết của môn GDGT nhƣ: Em NKL nói: “Theo em
thì GDGT là rất cần thiết, bởi lớp em đã có 2 bạn phải nghỉ học vì mang thai ngoài ý muốn do thiếu kiến thức về giới tính” (lớp 11A2 – trƣờng THPT LLQ).
Có em cũng chia sẻ: “Nếu có được những kiến thức về giới tính thì sẽ tránh
được nhiều hậu quả xấu cho học sinh trong trường, giúp các bạn thấy được cần phải trân trọng bản thân mình hơn và sẽ quan tâm nhiều hơn đến những thay đổi của mình” (nữ, trƣờng THPT CN). Nhƣ vậy, chính từ những lợi ích mà môn GDGT mang lại mà các em đã đánh giá rất cao sự cần thiết của môn học này trong nhà trƣờng THPT cho học sinh
Một nghiên cứu trên Tạp chí sức khoẻ thanh thiếu niên (Journal of Adolescent Health) đã phân tích câu trả lời của 2000 trẻ mới lớn từ 15 đến 19 tuổi cho thấy rằng: Những em trai mà nhận đƣợc chƣơng trình giáo dục giới tính chính thức thì có xác suất quan hệ tình dục trƣớc tuổi 15 thấp hơn 71%, còn những em gái có xác xuất quan hệ tình dục thấp hơn 59%; Và trẻ em nam đến trƣờng nhận đƣợc chƣơng trình GDGT có xác suất sử dụng biện pháp tránh thai vào lần đầu tiên quan hệ tình dục cao gấp 3 lần[65]. Theo đó, đã chứng minh tầm quan trọng của GDGT đối với thanh thiếu niên.
Cùng với việc tìm hiểu ở học sinh về sự cần thiết của môn GDGT cho các em, chúng tôi cũng thực hiện phỏng vấn câu hỏi này với giáo viên trong
sinh cần được cung cấp đầy đủ những kiến thức về giới tính”. Dẫn lời của cô
NTP (giáo viên môn giáo dục công dân - trƣờng THPT LLQ) cho rằng: “Học
sinh cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức về giới tính, tình dục, giúp các em có sự tự tin, vững vàng về tâm lý, tế nhị về thái độ giao tiếp với bạn bè, có thể tự bảo vệ bản thân, từ đó tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp”. Đúng vậy, GDGT là một phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con ngƣời phát triển toàn diện và góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu của PGS.TS Đào Trọng Hùng và cộng sự với đề tài: “Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đƣa GDGT vào trƣờng học” cho thấy có sự tƣơng đồng với sự nghiên cứu ở sự đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết phải đƣa những tri thức giới tính vào dạy học trong nhà trƣờng phổ thông cho học sinh. Khảo sát trên 1500 em học sinh ở 11 trƣờng THPT tại TPHCM thì có 78,2% số học sinh cho rằng GDGT là rất cần thiết[67].
Ở Việt Nam gần đây, các hội nghị, các cuộc họp báo về GDGT, sức khoẻ sinh sản, vấn đề tình dục thƣờng xuyên đƣợc tổ chức cũng chứng tỏ tầm quan trọng của công tác GDGT trong nhà trƣờng nhƣ: Hội nghị “Sự trong sáng và tình dục” diễn ra trong 3 ngày từ 16 đến ngày 18/4/2009 với hơn 500 chuyên gia từ khắp thế giới tham gia thảo luận. Tại hội nghị, bác sĩ Lynne Millier
(Australia) chia sẻ: “GDGT là một điều vô cùng quan trọng ở đất nước
Australia. Chúng tôi tin rằng một đứa trẻ có quyền được biết thông tin, kiến thức về tình dục để có thể tự chọn lựa, sắp đặt được một cuộc sống tốt hơn cho chính mình…”[65]. Nhƣ vậy, việc đƣa chƣơng trình GDGT vào trƣờng phổ thông là rất cần thiết cho học sinh, giúp các em có đƣợc những kiến thức giới tính nhất định cho cuộc sống tƣơng lai.
Để hiểu thêm về sự cần thiết của GDGT, chúng tôi làm rõ những khó khăn, cũng nhƣ hậu quả mà các em có thể gặp khi không đƣợc GDGT. Kết quả điều tra cho chúng tôi thấy rằng hầu hết các em học sinh đều cho rằng