Hành vi của học sinhTHPT đối với việc học GDGT

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 105)

3 .2.2 Mong muốn về hình thức GDGT của học sinhTHPT

3.5.Hành vi của học sinhTHPT đối với việc học GDGT

Ở những phần nghiên cứu trƣớc cho thấy, do nhận thức đƣợc sự cần thiết của môn GDGT đối với bản thân, nên hầu hết các em học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình đều có nhu cầu đƣợc tăng cƣờng kiến thức về giới tính. Tuy nhiên, để thoả mãn nhu cầu đó của mình các em học sinh đã có những hành vi cụ thể nhƣ thế nào? Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi quan tâm tới việc tham gia học môn GDGT của học sinh.

Khảo sát mức độ tham gia học môn GDGT của học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình, giúp chúng tôi đánh giá đƣợc sự tích cực hay không tích cực của các em với môn GDGT trong nhà trƣờng hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 255 học sinh với câu hỏi chung nhất là: “Bạn có thƣờng xuyên tham gia vào các buổi học GDGT do nhà trƣờng tổ chức?”. Kết quả thu cụ thể đƣợc chúng tôi mô tả ở bảng sau:

Qua bảng số liệu, chúng ta dễ dàng nhận thấy có 53,7% học sinh lựa chọn là “thƣờng xuyên tham gia”. Con số này cho chúng ta thấy, việc tham gia học GDGT của học sinh là không cao. Với tầm quan trọng của GDGT, các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình đã đƣa vào trong nhà trƣờng bằng việc lồng ghép với các môn học khác và tổ chức các buổi học ngoại khoá, nhằm cung cấp những kiến thức về giới tính giúp các em sống khoẻ mạnh, chăm sóc tốt cho bản thân. Tuy nhiên, nó vẫn chƣa thu hút đƣợc tất cả học sinh tham gia học tập một cách thƣờng xuyên.

Lý giải về việc học sinh tham gia học GDGT, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh tham gia là do nhận thấy những kiến thức về giới tính có ích cho bản thân với tỉ lệ lựa chọn rất cao (84,6% ý kiến của học sinh). Điều này cho thấy, việc học GDGT của học sinh xuất phát từ chính lợi ích của nội dung GDGT mang lại cho chính cuộc sống của các em và đây là sẽ là động cơ tích cực thúc đẩy sự tham gia học GDGT của học sinh. Đây là đặc điểm học tập của lứa tuổi học sinh THPT, thái độ học tập đƣợc thúc đẩy bởi động cơ thực tiễn – tức là ý nghĩa thực tiễn của môn học đối với cá nhân, khi thấy đƣợc tầm quan trọng của môn học các em sẽ tích cực tham gia.

53,7% 42,8% 3,5% Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi

“GDGT đem lại những hiểu biết cho học sinh, để biết cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày và cách phòng tránh nhiều rủi ro ngoài ý muốn”(nữ, phiếu 44).

“GDGT trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh trưởng thành hơn, có ý thức hơn với bản thân mình và không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc”

(nam, phiếu 50).

Hay nhƣ ý kiến của một em khác cho biết: “Khi học GDGT em có được

những kiến thức rất bổ ích và hiểu được hơn về cơ thể mình từ đó em biết được cách chăm sóc bản thân mình” (Em NTM, trƣờng THPT LLQ).

Nhƣ vậy, những yếu tố thúc đẩy các em tìm hiểu, học GDGT không phải là những yếu tố hời hợt bên ngoài mà là những động lực bên trong liên quan đến lợi ích của chính bản thân các em. Điều này cho thấy để nâng cao nhu cầu GDGT và hiệu quả của việc học này thì những nhà giáo dục cần phải khai thác triệt để lí do tích cực này, tức là phải làm sao cho học sinh thấy hết đƣợc những ý nghĩ cũng nhƣ lợi ích của GDGT, từ đó gây hứng thú và thúc đẩy sự tích cực hơn nữa sự tham gia của học sinh.

Bên cạnh đó, còn một số lí do khác đƣợc các em đƣa ra nhƣ: bắt buộc tham gia, do tác động của bạn bè hay đi học cho vui. Theo chúng tôi, đây là những lý do không tích cực sẽ làm giảm hiệu quả của việc học GDGT. Trên thực tế một số học sinh tham gia học GDGT là do có sự bắt buộc từ phía nhà trƣờng. Điều này cho thấy, giáo dục giới tính vẫn còn mang tính hình thức và áp đặt, ví dụ nhƣ: không tham gia thì trừ điểm hạnh

kiểm của học sinh. Một học sinh nam có nói: “Em không thích đi học môn

đó, nhà trường bắt tham gia thì đi thôi, chứ không thì em cũng không đi

đâu” (trƣờng THPT CN). Theo ý kiến của Bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc

thành niên (CSAGA) thì: “GDGT của chúng ta còn mang nặng tình hình thức và áp đặt cách nhìn già cỗi, nên chưa hiệu quả”[56]. Và việc một số em học sinh tham gia là do sự tác động từ phía bạn bè, điều này có thể lý giải từ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Với lứa tuổi này thì tình bạn rất quan trọng trong cuộc sống nên các em có sự ảnh hƣởng sâu sắc từ phía bạn bè, hơn nữa nhu cầu khẳng định bản thân trƣớc các bạn đã dẫn tới rất nhiều hành động của các em bị lôi kéo từ bạn bè.

Xét trên phƣơng diện giới tính, học sinh nữ tham gia học GDGT với lí do là nhận thức thấy lợi ích mà kiến thức về giới tính mang lại nhiều hơn học sinh nam (nữ là 87,5% và nam là 78,2%). Còn học sinh nam tham gia với những lí do vì sự tác động của bạn bè, hay di học cho vui cao hơn học sinh nữ. Có sự khác nhau về lí do tham gia học học sinh nam, cho nên các em nữ thƣờng chín chắn trong suy nghĩ hơn so với những em nam cùng trang lứa.

Số liệu cụ thể đƣợc trình này ở bảng sau:

Bảng 3.2. Lí do tham gia học GDGT của học sinh THPT

Các lí do Giới tính Tổng

Nam Nữ

Thích học những kiến thức giới tính 24,4% 21,4% 22,4%

Do tác động của bạn bè 20,5% 7,1% 11,4%

Đây là những kiến thức bổ ích cho bản thân 78,2% 87,5% 84,6%

Do bắt buộc tham gia 6,4% 19,0% 15,0%

Đi học cho vui 14,1% 12,5% 13,0%

Tìm hiểu thêm về sự tham gia của học sinh trong GDGT, chúng tôi có tham khảo ý kiến của giáo viên qua phỏng vấn sâu và kết quả thu đƣợc cũng

phù hợp với sự lựa chọn của học sinh. Đa số giáo viên khi đƣợc hỏi cũng đều cho biết, có khoảng 50% học sinh thƣờng xuyên tham gia học môn GDGT còn lại là chƣa thực sự tích cực.

Một điều đáng lƣu tâm nữa là còn 42,8% học sinh thỉnh thoảng tham gia và 3,5% rất ít tham gia các khoá học về GDGT, đây là con số không nhỏ và nó cũng chứng tỏ rằng GDGT vẫn chƣa đủ sức thuyết phục hầu hết sự quan tâm của học sinh sự tích cực tham gia của các em học sinh. Kết quả trên theo chúng tôi là phù hợp với sự điều tra về hứng thú với GDGT (phần 3.4), đa phần các em không có hứng thú khi học GDGT do nội dung, phƣơng pháp dạy không phù hợp và đã ảnh hƣởng tới sự tích cực tham gia học GDGT do nhà trƣờng tổ chức của học sinh. Thực vậy, khi không gây đƣợc hứng thú đối với môn học cho học sinh thì việc các em không hăng say học môn học này cũng là điều dễ hiểu. Và những lí do khác mà khi phỏng vấn học sinh chúng tôi biết đƣợc làm cho học sinh không thƣờng xuyên tham gia học GDGT là: Không có thời gian

(hơn 40% ý kiến), các em cho rằng, “Hiện nay số lượng các môn học rất là

nặng nề, đặc biệt đây là những năm quan trọng để các em lựa chọn nghề nghiệp nên các em phải dành thời gian cho những môn học khác”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, việc xây dựng thời gian hợp lí cho GDGT cũng là điều cần phải chú trọng để tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho học sinh tham gia học GDGT một cách đầy đủ. Và một số lí do khác nữa khi phỏng vấn học sinh cho thấy là: còn đôi chút e ngại, nguyên nhân này cũng là điều dễ hiểu bởi GDGT có nhiều vấn đề mang tính chất “tế nhị” nên không hẳn học sinh nào cũng có

thể cảm thấy thoải mái và dám thẳng thắn trao đổi. Em NTL nói: “Tuy biết là

GDGT là cần thiết cho học sinh nhưng em vẫn thấy e ngại khi phải nói tới những vấn đề này” (nữ, trƣờng THPT CN), hay một số em có cùng ý kiến: “Do lớp học đông, cả nam lẫn nữ nên chúng em thấy xấu hổ nhất là ở những bài

học về biện pháp tránh thai, các bệnh LTQĐTD”(nhóm học sinh nữ, trƣờng THPT CN).

Nhƣ vậy, với việc nhà trƣờng THPT đã đƣa những kiến thức về giới tính vào dạy cho học sinh, thì GDGT đã dần chứng minh đƣợc ý nghĩa của nó trong cuộc sống của con ngƣời, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh đang phát triển nhân cách. Tuy nhiên, vẫn còn 42,8% học sinh thỉnh thoảng mới tham gia học GDGT. Điều này cho chúng ta thấy, cần phải suy nghĩ về cách thức truyền đạt những kiến thức về giới tính cho học sinh trong nhà trƣờng hiện nay.

Để nghiên cứu rõ hơn về sự tích cực tìm hiểu kiến thức giới tính của học sinh, chúng tôi đã tìm hiểu sự tiếp cận của học sinh với internet – một trong những phƣơng tiện truyền thông rất quan trọng hiện nay khi công nghệ thông tin đang bùng nổ. Theo chúng tôi, thành phố Hoà Bình xét về mặt kinh tế xã hội cũng khá phát triển, nên việc sử dụng công nghệ thông tin cho việc tìm kiếm tri thức cũng khá dễ dàng. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của internet cho phép các em tiếp xúc nhanh hơn với những thông tin mới nhất. Kết quả mà chúng tôi thu đƣợc qua khảo sát cho thấy: khoảng 40% học sinh kể tên đúng các trang web GDGT với số lƣợng rất ít từ 1 đến 3 trang nhƣ: gioitinhtuoiteen.org.vn; hoahoctro.vn… Kết quả cũng cho thấy, mức độ truy cập vào mạng để tìm kiếm thông tin về giới tính của các em là không cao chiếm 19,6% học sinh “thƣờng xuyên tìm hiểu” và 32,2% học sinh “thỉnh thoảng” tìm hiểu kiến thức về giới tính ở các trang web trên mạng. Số liệu này đƣợc chúng tôi mô tả ở biều đồ sau:

Biểu đồ 3.15. Mức độ tìm hiểu kiến thức giới tính qua mạng của học sinh THPT

Lí giải về điều trên, các em học sinh cho biết rằng: không biết trang web nào, không có thời gian để lên mạng, thậm chí có em còn cho rằng là những

trang web không lành mạnh nên không xem nhƣ: “Tuy nhà có mạng nhưng

cũng không có thời gian lên, nếu có thì vào yahoo để chát với bạn bè và đọc tin nhắn thôi”. (Học sinh nữ - phiếu 242), “Em không biết mấy trang web về giáo dục giới tính đâu, em đi học suốt ngày nên cũng không để ý lắm, thỉnh thoảng em với lên mạng thôi” (học sinh nữ, phiếu 121). Hay nhƣ một em học sinh nam

nói: “Vì em cũng không biết có trang web nào nên em cũng chưa tìm hiểu”.

(phiếu 136) Nhƣ chúng tôi đã trình bày, hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều những trang web có cung cấp những thông tin về giới tính cho VTN với nội dung khá phong phú ví dụ: SKSS, tình dục…hay có thể tƣ vấn trực tuyến cho các em qua mạng nhƣ: tuvantuoihoa.org; gioitinhtuoiteen.org.vn; hiv.com.vn; tamsubantre.org…đáng tiếc rằng chƣa đƣợc nhiều em học sinh biết tới để tìm kiếm cho mình những kiến thức cần thiết về giới tính. Vấn đề đặt ra, để học sinh có thể tiếp cận đƣợc với nguồn thông tin này thì cần phải có sự hƣớng dẫn tận tình và cùng chia sẻ của ngƣời lớn đặc biệt là giáo viên và cha mẹ học sinh, những ngƣời rất gần gũi và hiểu các em.

19,6%

32,2% 48,2%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Từ sự phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, internet chƣa phải là phƣơng tiện truyền thông đƣợc các em sử dụng nhiều để trang bị cho mình những kiến thức về giới tính, tình dục.

Tóm lại, qua kết quả điều tra trên, chúng tôi thấy mặc dù các em đều có mong muốn đƣợc trang bị kiến thức về giới tính, nhƣng lại chƣa thực sự tích cực tham gia học GDGT do nhà trƣờng tổ chức và cũng nhƣ việc tìm kiếm nguồn thông tin ở bên ngoài để thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức của mình về giới tính, tình dục. Bởi vậy, ngƣời làm công tác GDGT cần xây dựng những kế hoạch để khuyến khích học sinh không chỉ dừng lại ở mong muốn đƣợc học môn GDGT, mà còn chuyển thành những hành vi tích cực thoả mãn nhu cầu của mình. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả và chất lƣợng môn học này trong trƣờng THPT.

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 105)