8. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Đặc điểm giáo dục giới tính của học sinhTHPT
điểm phát triển chung của lứa tuổi THPT. Tuy nhiên, thành phố Hoà Bình là thành phố trẻ nên các em học sinh THPT còn có những đặc điểm phù hợp với môi trƣờng của nền kinh tế mở và năng động. Đƣợc tiếp cận với nhiều kênh thông tin mới mẻ, phong phú và đa dạng, nên các em rất tự tin và nhạy bén hơn với các vấn đề xã hội. Các em cũng luôn thể hiện sự sôi nổi, tích cực và năng động trong các hoạt động của trƣờng và địa phƣơng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các em học sinh ở đây khá bạo dạn và thẳng thắn thể hiện những suy nghĩ cũng nhƣ tình cảm của mình.
1.3.2. Đặc điểm giáo dục giới tính của học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình Hoà Bình
Để tồn tại và phát triển không ngừng, con ngƣời cần phải thoả mãn những nhu cầu nhất định nhƣ nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, tiếp xúc với những ngƣời xung quanh và rất nhiều nhu cầu khác nữa. Có thể nói tất cả các hoạt động của con ngƣời đều nhằm thoả mãn nhu cầu này hoặc nhu cầu khác. Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh THPT là thành tố quan trọng giúp học sinh hình thành xu hƣớng tâm lý tích cực. Trong quá trình phát triển cá nhân, có nhiều vấn đề khúc mắc, những vấn đề còn là “bí ẩn” với các em, các em học sinh cần đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Từ đó
giúp các em nhận thức đƣợc vấn đề của mình, tìm ra những cách thức để giải quyết một cách phù hợp. Và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh THPT biểu thị qua nguyện vọng ở nội dung, phƣơng pháp và đối tƣợng tham gia GDGT cho các em. Khi ở học sinh xuất hiện nhu cầu GDGT thì nhu cầu này cần đƣợc thoả mãn, giúp trang bị cho học sinh THPT những tri thức khoa học về giới tính để các em có bản lĩnh vững vàng chống lại mọi cám dỗ, sa ngã và những trở ngại khác của cuộc đời, giúp các em giải quyết tốt đẹp những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bản thân các em và cho xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trang bị những kiến thức về giới tính cho học sinh, trong những năm qua công tác GDGT tại địa bàn của thành phố đã đƣợc các nhà chức trách đặc biệt quan tâm. Theo sự chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nƣớc, GDGT đã đƣợc đƣa vào nhà trƣờng để dạy cho học sinh bằng hình thức lồng ghép vào một số môn học nhƣ: sinh học, giáo dục công dân, địa lý…. Năm 2005 đƣợc sự hỗ trợ của Dự án VIE/01/P05, và từ năm 2007 là Dự án VNM7PG003, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh trong nhà trƣờng phổ thông với hình thức là tổ chức các buổi học ngoại khoá. Sau những năm thực hiện công tác GDGT cho học sinh tại nhà trƣờng đã thu hút đƣợc sự chú ý không chỉ là học sinh, giáo viên mà còn cả sự đồng thuận của nhân dân. Bên cạnh đó, Sở giáo dục và đào tạo đã kết hợp với những ban ngành khác thƣờng xuyên tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh. Qua những cuộc thi nhƣ vậy đã khẳng định đƣợc vai trò của nhà trƣờng trong việc thực hiện chƣơng trình GDGT là rất quan trọng. Đặc biệt tại các trƣờng THPT trên thành phố Hoà Bình đều có những diễn đàn về GDGT, để các em học sinh có thể trao đổi và chia sẻ với nhau những kiến thức hay những khó khăn về vấn đề giới tính một cách thoải mái và cởi mở hơn.
Kết hợp với nhà trƣờng trong việc GDGT cho học sinh, tỉnh đoàn Hoà Bình đã tổ chức nhiều hoạt động và xây dựng các mô hình truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên trên địa bàn thành phố và thu hút đƣợc sự tham gia của đông đảo các bạn trẻ. Ban Thƣờng vụ tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm giữa vị thành niên với những nhà hoạch định chính sách, giáo viên và các bậc cha mẹ nhằm huy động sự ủng hộ của cộng đồng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Năm 2007, tỉnh đoàn đã tổ chức 8 lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn các cấp về các nội dung cơ bản của SKSS và tập trung vào các kĩ năng truyền thông. Đội ngũ cán bộ Đoàn sau khi đƣợc tập huấn đã thƣờng xuyên lồng ghép tuyên truyền về SKSS qua sinh hoạt chi đoàn, giao lƣu văn hoá, văn nghệ với các nội dung phong phú nhƣ: thay đổi tâm sinh lý vị thành niên, thắc mắc tuổi dậy thì, tình bạn tình yêu, phòng tránh thai ngoài ý muốn…. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 6 góc thân thiện, 48 câu lạc bộ tiền hôn nhân để cung cấp thông tin về SKSS cho vị thành niên. Đặc biệt là mô hình “Quán càfê thanh niên” đƣợc ra đời từ năm 2007 là kênh truyền thông nhẹ nhàng mang lại những kiến thức về SKSS cho thanh niên học sinh trên địa bàn của tỉnh.
Năm 2008, Ban Quản lý dự án chăm sóc SKSS tỉnh Hoà Bình phối hợp với Tỉnh đoàn khai trƣơng phòng tƣ vấn “Tuổi trẻ - Hạnh phúc”cho vị thành niên, nhằm giúp đỡ các em tháo gỡ những khúc mắc về vấn đề tình bạn, tình yêu, SKSS…Đây là một hoạt động có ý nghĩa to lớn trong công tác giáo dục GDGT cho vị thành niên trong tỉnh.
Nhƣ vậy, công tác giáo dục SKSS, GDGT ở Hoà Bình cũng đã đƣợc các cấp, các ngành thực sự quan tâm. Điều này có vai trò to lớn không chỉ trong việc cung cấp cho học sinh những kiến thức về giới tính mà còn giúp cho công tác GDGT cho học sinh trong nhà trƣờng diễn ra thuận lợi, khi mà các em hiểu
đƣợc sự cần thiết phải đƣợc GDGT, để có đƣợc những kiến thức và kỹ năng sống đầy đủ cho tƣơng lai sau này.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
GDGT là vấn đề đƣợc rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, bởi vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển nhân cách toàn diện của con ngƣời. Tuy nhiên, hiện nay xung quanh GDGT vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi trong việc thực hiện nhƣ thế nào để đạt hiệu quả nhất trong công tác GDGT. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhu cầu của học sinh trong việc học những kiến thức về giới tính, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDGT. Tại chƣơng này, chúng tôi đã trình bày một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về GDGT, phân tích và hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản nhƣ: giới, giới tính, nhu cầu GDGT, nội dung GDGT.
CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tính khoa học của đề tài chỉ có ý nghĩa khi thông qua việc tổ chức và thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu.