Mong muốn của học sinhTHPT về đối tượng tham gia GDGT

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 91)

3 .2.2 Mong muốn về hình thức GDGT của học sinhTHPT

3.2.3. Mong muốn của học sinhTHPT về đối tượng tham gia GDGT

Sự thành công và hiệu quả của việc GDGT cho học sinh còn phụ thuộc vào ai là ngƣời giáo dục các kiến thức, kĩ năng về giới tính mà các em mong đợi. Vì thế, chúng tôi đã khảo sát sự mong muốn về đối tƣợng tham gia GDGT thông qua những đánh giá của học sinh. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 3.11: Mong muốn về đối tƣợng tham gia GDGT của học sinh THPT

Đối tƣợng tham gia GDGT cho học sinh THPT thƣờng là các chuyên gia y tế hoặc các thầy cô giáo. Các chuyên gia về lĩnh vực GDGT là lựa chọn hàng đầu của các em với tỉ lệ mong muốn của học sinh lớn nhất là 70,6%. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự mong muốn nhƣ vậy ở học sinh là do sự tin tƣởng vào kiến thức chuyên môn cũng nhƣ khả năng giúp đỡ những vấn đề khúc mắc của học sinh ở đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này. Nhƣ em NTL cho

rằng: “Các chuyên gia mới là những người hiểu và biết cách mang đến cho học

sinh những kiến thức một cách hợp lý, tế nhị và khoa học” (nữ,trƣờng THPT

ND) hay em NKT cũng chia sẻ: “Các chuyên gia như nhà tâm lý không những

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Các chuyên gia về lĩnh vực này GV riêng về lĩnh vực này

Đoàn thanh niên Các thầy cô giáo ở trường

70,6%

35,9% 35,5%

có kiến thức vững chắc mà còn rất hiểu tâm lý học sinh, họ biết cần phải làm gì hơn là những người không chuyên sâu” (nam, trƣờng THPT ND).

Những chuyên gia về lĩnh vực này là những bác sĩ, những nhà tâm lý... đây là đội ngũ đƣợc đào tạo rất sâu những tri thức về giới tính, tình dục, về tâm lý lứa tuổi nên có thể mang đến cho các em niềm tin trong việc cung cấp cũng nhƣ giải đáp những thắc mắc về vấn đề giới tính, đồng thời uy tín của họ dẫn tới mong muốn này của học sinh. Qua phỏng vấn học sinh, chúng tôi đƣợc biết rằng, các em tỏ ra hài lòng với đội ngũ bác sỹ đang là ngƣời cung cấp những tri thức về giới tính cho các em trong những buổi học ngoại khoá ở nhà trƣờng hiện nay. Các em cho rằng:

Các bác sỹ là người có nhiều kiến thức về vấn đề này và cũng đã giải đáp được những câu hỏi của học sinh(Em NTMN, trƣờng THPT CN).

Em thấy đồng tình với việc các bác sỹ tham gia GDGT cho học sinh, bọn em có thể hỏi các vấn đề sâu hơn” (Em NT, trƣờng THPT CN).

Nhƣ vậy, đội ngũ chuyên gia mà cụ thể là các bác sĩ đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác GDGT cho học sinh. Đây cũng là lí do mà phần lớn các em mong muốn đội ngũ chuyên gia sẽ là ngƣời giảng dạy cho các em những tri thức cũng nhƣ kĩ năng về giới tính. Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Đào Trọng Hùng và cộng sự với đề tài: “Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đƣa GDGT vào trƣờng học”, đã khảo sát trên 1500 em học sinh, giáo viên, phụ huynh ở 12 trƣờng THCS và 11 trƣờng THPT tại TPHCM hầu hết đều đồng ý với việc mời bác sĩ chuyên môn nói chuyện cụ thể: giáo viên (93,7%); học sinh (88.6%) và phụ huynh là 96,6%[63].

Nhóm giáo viên tiếp theo mà các em có sự tin tƣởng là đội ngũ giáo viên chuyên về lĩnh vực này của trƣờng chiếm 35,9%, tuy nhiên đây cũng không phải là sự lựa chọn cao. Cũng nhƣ các môn học khác thì môn GDGT cũng có

đội ngũ giáo viên đảm nhận giảng dạy về môn học này trong nhà trƣờng, đƣợc đào tạo theo chuyên sâu những tri thức về giới tính. Thực tế ở Việt Nam chƣa có nơi nào đào tạo đội ngũ giáo viên dành riêng cho môn GDGT, có lẽ vì vậy mà các em cũng khó có thể nhận biết đƣợc năng lực của đội ngũ này nhƣ thế nào nên sự mong muốn ở họ không cao. Với đội ngũ là Đoàn thanh niên thì tỉ lệ mong muốn chiếm 35,5% ý kiến của học sinh. Các em học sinh cho rằng: “Những người làm công tác đoàn tạo cảm giác rất thoải mái, nhưng lại không có kiến thức chuyên sâu nên không thể giải đáp những thắc mắc của các em”. Tại các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình hiện nay, công tác GDGT cho học sinh thì Đoàn thanh niên tham gia với tƣ cách là ngƣời hỗ trợ trong công tác tổ chức giáo dục hơn là việc giảng dạy, nên họ cũng không đƣợc đào tạo một cách đầy đủ và hệ thống. Bởi thế, họ không có trình độ chuyên môn trong việc GDGT cho học sinh.

Các thầy cô giáo trong trƣờng là sự lựa chọn ít nhất của các em, chỉ chiếm 18,4%. Bổ sung cho phần nghiên cứu này, chúng tôi có phỏng vấn giáo viên về sự chia sẻ những vƣớng mắc liên quan tới vấn đề giới tính của học sinh với giáo viên cho thấy, đa phần học sinh không tìm đến giáo viên để chia sẻ

những vƣớng mắc của mình. Thầy NLC chia sẻ “Ít lắm, hầu như các em học

sinh chưa tìm đến giáo viên trong trường để tâm sự về vấn đề tình cảm mà những vấn đề tế nhị thì lại càng không có, các em chỉ hỏi chúng tôi về những kiến thức các môn khác thôi” và cũng tâm sự thêm rằng: “Việc học sinh không hay tìm đến những giáo viên của mình để tâm sự những băn khoăn đó, có thể là do mối quan giữa giáo viên và học sinh còn chưa gần gũi, giáo viên chỉ là người truyền đạt tri thức và học sinh là người tiếp nhận tri thức, bản thân người giáo viên cũng chưa tạo được cảm giác thoải mái cho học sinh” (hiệu phó, trƣờng THPT LLQ). Nguyên nhân dẫn tới việc giáo viên trong trƣờng có ít học sinh lựa chọn là do các em chƣa tin tƣởng vào trình độ và cách thức truyền

đạt của giáo viên về GDGT, mặt khác là do tâm lí e ngại và sợ hãi uy quyền của ngƣời giáo viên. Có tâm lí e ngại này ở học sinh là do: Đối với học sinh, thì giáo viên là ngƣời đứng ở “tầm” cao hơn để dạy dỗ, chỉ bảo và trên cơ sở “áp đặt” cho học sinh phải nghe theo, mà ở lứa tuổi này các em ít thích nghe “dạy đời”, muốn ngƣời lớn tôn trọng mình. Vì thế ngƣời giáo viên chƣa mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện để các em mạnh dạn chia sẻ những vấn đề mang tính chất riêng tƣ và tế nhị, mà môn GDGT lại mang nhiều tính chất nhạy cảm. Theo báo Ngƣời lao động cũng cho biết có đến 73% giáo viên trong nhà trƣờng phụ trách việc GDGT chƣa qua đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn[63]. Trong thời điểm hiện tại, đội ngũ giáo viên trong trƣờng vẫn đảm nhiệm công tác GDGT cho học sinh, bởi vậy để tạo sự tin tƣởng và có hiệu quả cao trong giảng dạy môn GDGT thì các giáo viên cần trang bị đầy đủ về mặt kiến thức, thay đổi phƣơng pháp giảng dạy cũng nhƣ tạo sự gần gũi thân thiện với học sinh hơn nữa để các em sẵn sàng chia sẻ những vƣớng mắc của mình.

Tóm lại, đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực GDGT là đội ngũ tạo đƣợc sự tin tƣởng của các em học sinh nhiều nhất. Việc các em lựa chọn các chuyên gia đảm nhiệm công tác GDGT với lý do có thể thoả mãn đƣợc nhiều nhất vấn đề giới tính cho học sinh, chứng tỏ một điều rằng nhu cầu tìm hiểu những kiến thức về giới tính của các em là rất cao.

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau: GDGT không còn là vấn đề “xấu hổ” hay “xa lạ” đối với các em học sinh, thể hiện ở học sinh có những mong muốn rất cao ở tất cả những nội dung GDGT mà chúng tôi đƣa ra, chứng tỏ các em đang thiếu hụt kiến thức giới tính và nhu cầu cao đƣợc học hỏi những vấn đề đó. Hầu hết học sinh đều mong muốn hình thức GDGT là học ngoại khoá vì các em cho rằng phù hợp về mặt thời gian cũng nhƣ đƣa đến cho các em sự thoải mái về mặt tâm lí khi tiếp cận với những nội dung GDGT. Cùng với sự mong muốn về hình thức GDGT thì học sinh lựa

chọn đội ngũ chuyên gia sẽ là ngƣời thực hiện công tác GDGT cho các em, do sự tin cậy về mặt trình độ chuyên môn ở đội ngũ này.

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)