Nội dung giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 34)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Nội dung giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển nhân cách con ngƣời. Vì vậy, nội dung giáo dục GDGT trƣớc hết phải phục vụ mục đích giáo dục chung, phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách. I.X.Kon khẳng định rằng: “Dù xác định mối tƣơng quan giữa giáo dục giới tính và giáo dƣỡng giới tính nhƣ thế nào đi chăng nữa thì cả hai thứ đó đều phải tuân theo mục đích chung của giáo dục”[192,11].

Cho nên, việc lựa chọn và xác định nội dung giáo dục giới tính phải rất thận trọng, phù hợp để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao, nhằm đem lại cho học sinh đầy đủ kiến thức về giới tính, từ đó học sinh có những hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị xã hội trong quan hệ giữa hai giới.

Đặc biệt, do giới tính gắn bó mật thiết với đặc điểm xã hội, với phong tục tập quán địa phƣơng, nên nội dung GDGT còn phải phù hợp với những điều kiện xã hội, đời sống đạo đức và phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau.

Nhƣ vậy, việc lựa chọn nội dung GDGT phải tuân theo những yêu cầu, những nguyên tắc chung đƣợc quy định bởi mục đích, nhiệm vụ của GDGT và giáo dục toàn diện, bên cạnh đó lại phải phù hợp với đặc điểm riêng của đối tƣợng, phong tục tập quán, đời sống, kinh tế, xã hội…

Tác giả Nguyễn Thị Đoan đã đƣa ra một số nguyên tắc quan trọng của giáo dục giới tính: phải đƣợc tiến hành trên nền tảng của giáo dục đạo đức, giáo

dục thẩm mĩ, phải dựa trên quy luật của hoạt động tính dục, nhằm chủ động hƣớng dẫn sự phát triển giới tính của thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo con ngƣời mới, phải phù hợp với đặc điểm đối tƣợng, với lứa tuổi nghề nghiệp, địa phƣơng, phong tục tập quán…

Theo tác giả Bùi Ngọc Oánh thì giáo dục giới tính có thể bao gồm những vấn đề sau[155,31]:

1. Đặc điểm tâm sinh lý con ngƣời có những đặc điểm về sinh lý tính dục, với những hiện tƣợng điển hình nhƣ: sự phát triển sinh lý cơ thể, chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan sinh dục, đời sống tình dục, kinh nguyệt, sinh nở, cho con bú, những kiến thức về sức khỏe, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh thông thƣờng và bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục (sức khỏe sinh sản)…

2. Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mĩ nhƣ: cách cƣ xử với mọi ngƣời, với bạn khác giới, tác phong tƣ thế, phẩm chất đạo đức theo giới tính, quan niệm về cái đẹp, sự rèn luyện để tạo nên cái đẹp chân chính và vững bền, vấn đề chọn nghề, những vấn đề quan hệ xã hội, pháp luật liên quan đến cuộc sống gia đình nhƣ: luật hôn nhân và gia đình, tránh nhiệm của con ngƣời trong gia đình và xã hội, phƣơng hƣớng rèn luyện của con ngƣời về mặt giới tính, những đặc điểm về đời sống tâm lý con ngƣời, tâm lý giới tính theo lứa tuổi…

3. Những vấn đề quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ nhƣ: bản chất của tình yêu, sự cƣ xử trong tình yêu, xây dựng tình bạn….

4. Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình nhƣ: bản chất của hôn nhân, điều kiện để có hôn nhân hạnh phúc, cuộc sống gia đình, sự chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, cách xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Nhƣ vậy, những nội dung giáo dục giới tính theo tác giả là rất rộng lớn, bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Những nội dung này sẽ đƣợc lựa chọn giảng dạy cho phù hợp với từng lứa tuổi, trong đó đặc biệt thận trọng khi xác định chƣơng trình và nội dung giảng dạy những chủ đề có “tính nhạy cảm” nhƣ: tình dục, tình yêu…Ngoài ra còn phải tính đến dƣ luận của phụ huynh, xã hội ở từng vùng miền khác nhau.

Với mỗi thời kỳ lứa tuổi, có đặc điểm tâm sinh lí đặc trƣng cho từng lứa tuổi đó, việc GDGT cũng cần phải dựa trên cơ sở này để xây dựng chƣơng trình, nội dung cho phù hợp. Có nhƣ vậy mới góp phần thực hiện tốt hoạt động giáo dục này, cũng nhƣ thực hiện tốt mục đích giáo dục là đào tạo con ngƣời toàn diện.

Việc xây dựng nội dung GDGT theo chƣơng trình giáo dục phổ thông đã đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều công trình nghiên cứu thống nhất rằng cần có chƣơng trình GDGT theo từng lứa tuổi, từng cấp học, đặc biệt nhấn mạnh GDGT cho vị thành niên.

Năm 1990, chƣơng trình Quốc gia nghiên cứu về giáo dục giới tính và đời sống gia đình đã xây dựng chƣơng trình giáo dục giới tính cho học sinh từ lớp 9-12 với nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Lớp 9: Học sinh lớp 9 là học sinh cuối cấp THCS, hầu hết các em đã bƣớc vào tuổi dậy thì. Khi đó, các em có sự thay đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể, đánh dấu bằng hiện tƣợng kinh nguyệt ở nữ và hiện tƣợng mộng tinh ở nam - điều này cũng khẳng định các em đã có khả năng sinh sản. Vì vậy, môn GDGT cần cung cấp cho các em những kiến thức về giới tính để các em hiểu đƣợc sự thay đổi của cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:

+ Giới tính và sự khác biệt nam nữ + Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì

+ Những biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì

+ Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nam + Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục nữ + Hiện tƣợng kinh nguyệt

+ Sự thụ thai và phát triển thai + Gia đình

+ Các mối quan hệ gia đình

- Lớp 10: Học sinh bƣớc vào lớp 10, tức là các em bƣớc sang một thời kỳ mới. Dù cơ thể vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhƣng nó diễn ra tƣơng đối êm ả so với giai đoạn trƣớc. Vị trí trong gia đình, nhà trƣờng và xã hội thay đổi, đòi hỏi ở các em trách nhiệm và tính độc lập cao hơn. Đặc biệt, các công việc trong gia đình cũng đƣợc các em quan tâm hơn trƣớc. Từ điều trên, cần phải cung cấp kiến thức để các em thực hiện tốt vai trò mới của mình trong mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

+ Gia đình (khái niệm và chức năng) + Các giai đoạn phát triển của gia đình + Các mối quan hệ gia đình

+ Các cƣ xử trong các mối quan hệ gia đình + Bổn phận làm con

+ Tình ngƣời + Tình bạn

- Lớp 11: Với các em học sinh ở lớp 11, các em quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tình yêu nam nữ và vị trí trong gia đình càng đƣợc tăng cƣờng. Cha mẹ

đã trao cho các em những trách nhiệm và nghĩa vụ của ngƣời lớn, vì vậy cần dạy cho các em sâu về kiến thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

+ Tình yêu + Hôn nhân

+ Một số vấn đề trong luật hôn nhân và gia đình + Quản lý gia đình

+ Quản lý và sử dụng của cải trong gia đình + Trách nhiệm làm cha mẹ

- Lớp 12: Đây là năm cuối của học sinh THPT. Cơ thể các em đã phát triển tƣơng đối hoàn thiện. Các em chuẩn bị kết thúc tuổi VTN và sang làm ngƣời lớn, chuẩn bị thực sự bƣớc vào đời sống hôn nhân gia đình. Cho nên kiến thức cụ thể ở lớp này tập trung vào những vấn đề về thụ thai, thai nghén, tình dục, vấn đề vợ chồng… để giúp cho các em sẵn sàng cho một cuộc sống trong tƣơng lai. Các nội dung GDGT ở khối lớp này là:

+ Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam, nữ + Sự thụ thai và phát triển của thai

+ Dấu hiệu thai nghén và sự sinh con

+ Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai + Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục + Có thai ở tuổi vị thành niên và các hậu quả + Vấn đề vợ chồng trẻ

Việc thực hiện giảng dạy nội dung trên trong trƣờng phổ thông, đã đƣợc triển khai thí điểm giảng dạy tại các trƣờng ở 18 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Sau đó biên soạn thành sách giáo khoa cho học sinh từ các lớp 9-12 và sách hƣớng dẫn giảng dạy theo chủ điểm cho giáo viên. Việc thực hiện giảng dạy những nội dung trên tiến hành theo các hƣớng: Lồng ghép (tích hợp) vào các môn học khác có liên quan (sinh học, giáo dục công dân, địa lý…); Giảng dạy theo tiết học riêng; Tổ chức các buổi học ngoại khoá (đặc biệt kết hợp với giáo dục bằng phim ảnh, diễn kịch và các loại hình hoạt động khác); Tổ chức các hoạt động tƣ vấn học đƣờng.

Hiện nay, nội dung của môn GDGT tiếp tục đƣợc mở rộng triển khai rộng khắp cả nƣớc, để cung cấp những tri thức cho các em học sinh về vấn đề giới tính, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc là một môn học chính thức.

Tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là một số trƣờng THPT ở thành phố Hòa Bình vấn đề giáo dục giới tính cũng đã đƣợc quan tâm và đƣa vào trong trƣờng học theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo thông qua việc lồng ghép và tích hợp với các môn học khác nhƣ: sinh học, giáo dục công dân, địa lý…. Đặc biệt, từ năm 2005 dƣới sự hỗ trợ bởi dự án VIE/01/05 và từ năm 2007 trở lại đây là dự án VNM7TP0003 thì công tác GDGT cho học sinh THPT đƣợc đẩy mạnh. Nội dung của môn GDGT tập trung vào các chủ đề sau:

- Sự thay đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì. Nội dung cụ thể cần cung cấp là: Những biến đổi mới lạ và nhanh chóng về cơ thể, sinh lý, tâm lý ở tuổi VTN với đặc điểm cơ bản là hiện tƣợng kinh nguyệt ở nữ và mộng tinh ở nam, và điều này là hoàn toàn bình thƣờng trong sự phát triển của lứa tuổi.

- Quan hệ khác giới, tình bạn, tình yêu. Tình bạn là một nhu cầu rất quan trọng của học sinh THPT, đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vƣơn lên thành ngƣời lớn. Với các em, tình bạn khác giới thƣờng mạnh mẽ và thiên

về cảm xúc, có thể tình bạn khác giới là khởi điểm cho tình yêu, do đó các em dễ bị ngộ nhận là tình yêu. Vì thế, cần giáo dục cho học sinh để các em xây dựng đƣợc những tình bạn dựa trên cơ sở tôn trọng, chân thành và có lý tƣởng. Bên cạnh đó, giúp em các em hình thành tình bạn khác giới lành mạnh, trong sáng và có trách nhiệm trong hành vi của mình. Học sinh THPT đã xuất hiện tình yêu nam nữ, cần làm cho các em hiểu rõ giá trị và tinh thần trách nhiệm trong mối quan hệ yêu đƣơng.

- Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới. Các vấn đề cụ thể trong nội dung này để cung cấp cho học sinh là: khái niệm của bình đẳng giới, ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ - đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi hơn trong vấn đề này.Từ đó, làm cho các em hiểu đƣợc vai trò của mỗi giới trong gia đình, xã hội và các em có cơ hội nhƣ nhau để phát triển bản thân, cũng nhƣ hƣởng các quyền lợi và dịch vụ chăm sóc của xã hội. Đặc biệt, là làm cho nam giới hiểu trách nhiệm và chia sẻ quyền, nghĩa vụ với nữ giới.

- Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục. Thông điệp chuyển tải đến học sinh ở nội dung này là: hiểu biết về những dấu hiệu cũng nhƣ một số bệnh LTQĐTD. Nhấn mạnh tới những nguy hiểm, tác hại mà bệnh LTQĐTD có thể ảnh hƣởng tới khả năng sinh sản, ảnh hƣởng đến kinh tế gia đình, đến sự phát triển của bản thân và xã hội. Biết đƣợc các cách phòng tránh bệnh LTQĐTD đối với các em học sinh đó là: tránh quan hệ tình dục sớm, nếu có thì phải thực hiện tình dục an toàn.

- Sinh sản. Ở nội dung này cung cấp cho các em những kiến thức về cấu tạo và chức năng bộ máy sinh sản của nam và nữ, cơ chế của sự thụ thai, sự hình thành và phát triển của thai nhi, đồng thời cung cấp cho các em kiến thức về sự biến đổi của ngƣời mẹ trong quá trình thai nghén. Chuẩn bị kiến thức cho các em bƣớc vào đời sống hôn nhân sau này.

- Tránh thai. Lứa tuổi học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay những hiện tƣợng yêu sớm, quan hệ tình dục sớm đã dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn, gây ra những hậu quả cả về mặt thể chất và tinh thần cho các em. Vì vậy, nội dung này cung cấp cho các em những kiến thức về việc mang thai sớm tuổi VTN, cũng nhƣ các biện pháp tránh thai đặc biệt là các biện pháp tránh thai phù hợp với lứa tuổi các em.

- Hậu quả của việc phá thai. Truyền đạt đến cho các em những hậu quả có thể gặp phải khi phá thai nhất là phá thai không an toàn, cung cấp cho các em những kiến thức về phá thai an toàn. Nhấn mạnh cho các em biết rằng việc mang thai và phá thai ở tuổi VTN đều ảnh hƣởng tới sức khỏe về thể chất và tính thần của cả nam và nữ.

Những nội dung trên chủ yếu tập trung vào những kiến thức về sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, đƣợc tổ chức với hình thức chủ yếu là các buổi học ngoại khóa môn GDGT.

1.3. Giáo dục giới tính của học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình

1.3.1. Một số đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình

Học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên. Đây là lứa tuổi đã đạt đƣợc sự trƣởng thành tƣơng đối về mặt thể chất, tâm lý, là thời kỳ tự xác định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho cuộc

sống tƣơng lai. K.Đ. Usinxkin: “Trong đời người không có một thời kỳ nào có

tầm quan trọng đối với suốt quãng đời về sau như thời kỳ thanh niên”[113,7]. Đây là thời kỳ nhân cách đang trƣởng thành tiến tới sự ổn định, một số đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi này có thể nhận thấy nhƣ:

Học sinh ở độ tuổi này là thời kỳ mà sự phát triển về thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Với sự hoàn thiện cơ thể, các chức năng sinh lý cũng đạt đƣợc độ phát triển cao giúp cho các em có một cơ thể cân đối và khoẻ mạnh.

Đây cũng là thời kỳ trƣởng thành về giới tính. Cuối tuổi THPT các em dần chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định, cân bằng hơn. Vì thế, ở một số em đã xuất hiện nhu cầu tình dục và hoạt động tình dục thoả mãn nhu cầu này. Sự hoàn thiện hệ thần kinh và các giác quan giúp các em tiếp thu những kiến thức văn hóa, khoa học kĩ thuật và thông tin xã hội rất nhanh.

Sự phát triển tự ý thức là đặc điểm nổi bật và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi THPT. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá bản thân theo cách nhìn nhận riêng của mình. Các em cũng luôn khao khát tự hoàn thiện để khẳng định vị trí của mình trong tập thể, vì vậy có sự tăng cƣờng khả năng tự giáo dục ở lứa tuổi này.

Đặc biệt, ở lứa tuổi này đời sống tình cảm của các em rất phong phú, đa dạng, bởi các mối quan hệ giao tiếp của các em ngày càng đƣợc mở rộng về phạm vi và phát triển về mặt chất lƣợng. Các em đạt đƣợc mức độ tƣơng đối về sự bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với ngƣời lớn và bạn cùng tuổi. Những

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)