8. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Nhận thức về nội dung GDGT
Trải qua một thời gian dài, thậm chí cho đến hiện nay trong xã hội nói chung và ở góc độ cá nhân chúng ta vẫn còn né tránh khi đề cập đến vấn đề giới tính, tình dục. Và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của những hậu quả không mong muốn nhƣ: lối sống buông thả, quan hệ tình dục sớm, sống thử, mang thai ngoài ý muốn…ở tuổi vị thành niên. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ sự hiểu biết chƣa đúng về kiến thức giới tính của học sinh,
có quan niệm chƣa đúng đắn nhƣ: GDGT là con dao hai lƣỡi, là vẽ đƣờng cho hƣơu chạy…Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi muốn tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về những nội dung trong môn GDGT trên cơ sở các em đã đƣợc học ở tại trƣờng.
Qua khảo sát 255 học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình hiểu về nội dung GDGT, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Chúng tôi nhận thấy so với nội dung GDGT đƣợc đƣa vào trƣờng THPT thành phố Hoà Bình, các em có cách hiểu về nội dung GDGT với tỉ lệ khá cao. Các em hiểu GDGT bao gồm những nội dung: Quan hệ tình bạn, tình yêu; Tâm sinh lí tuổi vị thành niên; Quan hệ tình dục; Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục; Các biện pháp tránh thai; Hậu quả của việc nạo phá thai; Vấn đề sinh sản; Vấn đề sinh sản; Hôn nhân gia đình. Trong đó, những nội dung đƣợc các em đề cập đến nhiều nhất là: “Quan hệ tình dục” chiếm 85,5% ý kiến học sinh; “Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục” chiếm 80,7% ý kiến học sinh; “Cách phòng tránh thai và hậu quả của việc phá thai” với tỉ lệ học sinh lựa chọn là 75,7%.
Chúng tôi mô tả số liệu cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh về nội dung GDGT
STT Nội dung Tỉ lệ % số
lƣợt ghi
1 Quan hệ tình bạn, tình yêu 75,4
2 Tâm sinh lí tuổi vị thành niên 75,3
3 Quan hệ tình dục 85,5
4 Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục 80,7
6 Hậu quả của việc nạo phá thai 75,7
7 Vấn đề sinh sản 57,1
8 Bình đẳng giới 47,9
9 Hôn nhân gia đình 35,6
Lí giải về sự chọn lựa trên, chúng tôi thấy rằng những vấn đề liên quan đến tình dục, tình dục an toàn của VTN đang đƣợc xã hội quan tâm và đề cập đến nhiều. Bởi, hiện nay một bộ phận thanh thiếu niên có những hành vi yêu đƣơng sớm, quan hệ tình dục không an toàn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhƣ: mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai... Theo thống kê của Uỷ ban dân số Gia đình và Trẻ em, các trƣờng hợp nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên chiếm tới 30% tổng số các ca nạo phá thai, trong khi đó 50% các ca nhiễm HIV/AIDS là dƣới độ tuổi 25 và nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu kiến thức
về tính dục và sinh sản[68]. Hay theo Báo Hà Nội mới, ở trung tâm SKSS Hà
Nội mỗi tháng có 150-180 ngƣời nạo phá thai, trong đó 30% chƣa lập gia đình[65]. Chúng ta đều biết rằng, vị thành niên là chủ tƣơng lai của đất nƣớc, họ luôn là đối tƣợng đƣợc các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho các em phát triển một cách tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình cũng chú trọng đƣa vào những nội dung liên quan đến lĩnh vực tình dục khi giảng dạy GDGT cho học sinh. Từ những điều trên, nên các em có sự lựa chọn về các vấn đề liên quan đến tình dục nhiều hơn.
Còn nội dung khác liên quan với tỉ lệ thấp hơn, tuy vậy tỉ lệ lựa chọn cũng khá cao nhƣ: “Quan hệ tình bạn, tình yêu” chiếm 75,4% ý kiến của học sinh, hay “Thay đổi tâm sinh lý vị thành niên” chiếm tỉ lệ 75,3% số ý kiến. Học sinh THPT là lứa tuổi đang hoàn thiện về mặt cơ thể, trong khi sự hiểu biết,
vốn sống chƣa hoàn thành trƣởng thành. Bên cạnh đó, những mối quan hệ tình bạn, tình yêu có ảnh hƣởng đến suy nghĩ và hành động của các em. Chính vì vậy, đây là những những kiến thức rất gần gũi với lứa tuổi học sinh THPT và cũng là nội dung quan trọng trong GDGT cho các em tại trƣờng. Hầu hết khi phỏng vấn các giáo viên đều nhấn mạnh tới những nội dung này. Cô NHN có
nói: “Theo tôi thì đối với lứa tuổi học sinh THPT thì các em quan tâm đến
nhiều tới làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tình bạn tốt, hay cũng nhiều em băn khoăn về bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò. Vì vậy, những kiến thức về tình bạn, tình yêu trong môn GDGT là hoàn toàn phù hợp với các em” (giáo viên dạy địa - trƣờng LLQ).
Nội dung “Sinh sản”, “Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới” và “Hôn nhân gia đình” là những nội dung đƣợc các em đề cập tới ít hơn cả (xin xem số liệu cụ thể ở Bảng 3.1). Lí giải điều trên, chúng tôi cho rằng đây là những nội dung trong GDGT cho học sinh đƣợc cho là còn xa vời với lứa tuổi học sinh THPT, vì vậy không nhiều em học sinh lựa chọn nhƣ những nội dung khác (nhƣ Quan hệ tình dục tuổi VTN, tình bạn, tình yêu..). Một em học sinh
có nói: “Theo em chưa cần thiết phải học về những vấn đề liên quan đến hôn
nhân gia đình, để sau học vẫn chưa muộn” (nam, phiếu 76).
Để kiểm nghiệm lại nhận thức của học sinh về nội dung GDGT là gì? Chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến của học sinh về những nội dung trong môn GDGT mà chúng tôi đƣa ra ở câu số 3 (phụ lục-phiếu điều tra). Kết quả cũng cho thấy, các em học sinh đều có sự lựa chọn tƣơng đối cao ở các nội dung (trên 60% học sinh nhận thức đƣợc nội dung của môn GDGT), trong đó những nội dung đƣợc lựa chọn nhiều nhất là: “Tình dục và tình dục an toàn” chiếm 78% ý kiến của học sinh; “Kiến thức về cách phòng tránh thai” chiếm tỉ lệ là 68,9%; “Kiến thức về tình bạn, tình yêu” là 72,3%. Nhƣ vậy số liệu khảo sát này có sự tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu ở trên.
Xét ở góc độ tƣơng quan giới tính, thì sự lựa chọn của các em nữ đều cao hơn các em nam nhƣ: “Những kiến thức về tình dục, tình dục an toàn” nữ là 85,0% và nam là 65,3% ý kiến; “Kiến thức về tình bạn, tình yêu” ý kiến của học sinh nữ là 77,5% còn nam là 61,3%... Sự lựa chọn trên, có thể là do học sinh nữ tích cực học những kiến thức về giới tính cũng nhƣ sự chín chắn hơn về sự phát triển tâm sinh lý đối với nam học sinh cùng trang lứa.
Số liệu cụ thể đƣợc chúng tôi trình bày ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1.Nhận thức của học sinh THPT về kiến thức giới tính (theo tiêu chí giới tính)
Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành các buổi toạ đàm với học sinh về một số chủ đề xung quanh kiến thức giới tính, tình dục để làm rõ thêm nhận thức của các em học sinh về những kiến thức giới tính mà các em đang có. Kết quả chúng tôi thu đƣợc cho thấy kiến thức về giới tính của các em khi tìm hiểu về các vấn đề cụ thể còn sơ sài và chƣa sâu nhƣ:
0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% Những kiến thức về phòng tránh thai Kiến thức về tình dục, tình dục an toàn Kiến thức về tình bạn, tình yêu Kiến thức về tâm sinh li VTN Kiến thức về cách cư xử bạn khác giới Nam Nữ
- Về chủ đề “Các biện pháp tránh thai” với những câu hỏi chúng tôi đƣa ra để trò chuyện với học sinh là: “Theo em, hiện nay có những biện pháp tránh thai nào?” và “ Em cho biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai đó?” thì có: 20% các em nêu đƣợc khá đầy đủ tên các biện pháp nhƣ: bao cao su, thuốc tránh thai, tính vòng kinh, triệt sản, đặt vòng, tiêm thuốc; nhƣng có đến 70% số em tham gia trò chuyện chỉ biết đến biện pháp tránh thai là: Bao cao su, thuốc tránh thai, tính vòng kinh. Trong đó, trên 80% học sinh không biết cơ chế và
cách sử dụng các biện pháp nhƣ: các em cho rằng “Quan hệ tình dục trong
những ngày có kinh thì không thể mang thai”, “Thuốc tránh thai hàng ngày liên tục trong nhiều năm có thể bị vô sinh”, hoặc có em còn cho rằng “Để tránh các bệnh LTQĐTD tốt nhất là mang nhiều bao cao su một lúc”….
- Chủ đề mà chúng tôi lựa chọn tiếp theo để trò chuyện là HIV/AIDS – một vấn đề đƣợc đề cập đến rất nhiều không chỉ trong nội dung GDGT mà nó còn là vấn đề của toàn xã hội. Những câu hỏi trong chủ đề này là về: các con đƣờng lây truyền HIV/AIDS và các hành vi lây nhiễm thì hầu hết các em đều biết đƣợc các còn đƣờng lây truyền, tuy nhiên cũng hơn 80% các em không biết đâu là những hành vi lây nhiễm có nguy cơ cao và nguy cơ thấp, em PLC (nam,
trƣờng LLQ) nói: “Cái đó thì em không biết, em chỉ biết HIV/AIDS rất nguy
hiểm mà hiện tại thì chưa có thuốc chữa cần phải phòng tránh”, hay nhƣ em
NHĐ bày tỏ: “Em nghĩ cứ tránh xa người bị bệnh là tốt nhất, nhỡ đâu không
may mà lây sang mình thì khổ” (nữ, trƣờng THPT LLQ). Và khi chúng tôi đƣa ra vấn đề về chăm sóc bà mẹ khi mang thai thì có trên 90% học sinh nói rằng là “Không biết” hoặc “Chưa đến lúc quan tâm đến vấn đề này”. Nhƣ vậy, sự hiểu biết của học sinh ở các vấn đề cụ thể là hạn chế và ít ỏi. Thực tế trên, là điều đáng lo ngại cho sự phát triển học sinh và GDGT cần phải đƣợc quan tâm hơn nữa về mặt chất lƣợng và hiệu quả của nó. Cũng theo Dự án nghiên cứu của Công ty Kimberly Clark Việt Nam về vấn đề SKSS ở 300 cô gái (ngƣời lao
động, học sinh, sinh viên và cả giới trí thức từ 16-24 tuổi) cho kết quả là: 70% bạn gái cho rằng mặc áo ngực có thể gây bệnh ung thƣ, 62% không biết màng trinh là gì, 77% trong số họ không thể trả lời đƣợc các câu hỏi về thai nghén, SKSS, giới tính[59].
Có thể nói, nhìn chung là các em đã hiểu đƣợc khá đúng đắn về những nội dung đƣợc trong môn GDGT. Nhƣ vậy, các em đã nhận thức đƣợc những kiến thức giới tính nào cần đƣợc trang bị cho lứa tuổi các em để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và tƣơng lai của các em. Tuy nhiên, sự hiểu biết kiến thức về giới tính ở những vấn đề cụ thể của học sinh là thấp. Điều này làm cho chúng ta suy nghĩ về hiệu quả việc dạy GDGT hiện nay trong trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình.