3 .2.2 Mong muốn về hình thức GDGT của học sinhTHPT
3.7. Tác động hỗ trợ tâm lý thông qua hình thức tư vấn về SKSS
Do GDGT có nhiều vấn đề “nhạy cảm” gây ra sự e ngại của học sinh trong quá trình học, và trên cơ sở nhu cầu tìm hiểu những kiến thức về giới tính của các em học sinh THPT ở thành phố Hoà Bình, chúng tôi tiến hành tƣ vấn hỗ trợ cho học sinh có những băn khoăn, thắc mắc về những kiến thức về giới tính. Chúng tôi lựa chọn nội dung SKSS để tƣ vấn cho các em, bởi đây là một nội dung quan trọng đƣợc các trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình chú trọng đƣa vào dạy trong công tác GDGT cho học sinh. Chúng tôi đã thực hiện 10 ca tƣ vấn trực tiếp cho những học sinh đang gặp những khó khăn, những lo âu, vƣớng mắc về SKSS. Với việc tiến hành các ca tƣ vấn về SKSS nhƣ vậy, chúng tôi mong muốn hỗ trợ và cung cấp thông tin về SKSS cho học sinh nhằm giúp các em lựa chọn và tự tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề mà các em đang có vƣớng mắc.
Chúng tôi thống kê lại những vấn đề cụ thể mà học sinh có khó khăn mà chúng tôi có dịp tƣ vấn cho các em bao gồm:
- Vấn đề về kinh nguyệt nhƣ: kinh nguyệt không ổn định, đau bụng khi có kinh, làm thế nào để chăm sóc cơ thể khi có kinh nguyệt.
- Lo lắng về hiện tƣợng thủ dâm ở nam giới và cách khắc phục.
- Làm thế nào để từ chối khi không yêu, nhƣng vẫn giữ đƣợc tình bạn. - Có nên quan hệ tình dục trong tình yêu không.
- Lo lắng về sự phát triển của cơ thể không giống các bạn khác, sợ rằng không bình thƣờng.
- Lo lắng về khả năng mang thai khi có tình dục không an toàn, những dấu hiệu khi có thai.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong quá trình tƣ vấn cho học sinh về SKSS, chúng tôi cố gắng vận dụng linh hoạt kĩ năng tƣ vấn nhƣ: quan sát, thấu hiểu, đặt câu hỏi, lắng nghe tích cực, cung cấp thông tin…kết hợp với kiến thức về SKSS, hi vọng giúp học sinh tự giải quyết đƣợc những vƣớng mắc của mình. Trong đó, kĩ năng đƣợc chúng tôi sử dụng chủ yếu khi thực hiện tƣ vấn cho học sinh là: kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng cung cấp thông tin. Sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi với mục đích khai thác toàn bộ những thông tin bề nổi và thông tin ẩn chứa đằng sau vấn đề của học sinh, nhằm làm cho chúng tôi và bản thân học sinh hiểu sâu sắc hơn vấn đề mà các em gặp khó khăn. Chúng tôi sử dụng kĩ năng cung cấp thông tin, nhằm chia sẻ trực tiếp với học sinh những kiến thức về SKSS mà các em chƣa biết, để trên cơ sở đó các em cân nhắc lựa chọn cách giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi khá “nhạy cảm”, vì thế trong quá trình tƣ vấn cho các em chúng tôi cố gắng tạo không khí thật thoải mái, thật sự tôn trọng và kiên nhẫn lắng nghe vấn đề của học sinh, tạo cho các em niềm tin và sẵn sàng chia sẻ mọi vƣớng mắc của mình.
Tóm lại, một số trƣờng hợp mà chúng tôi đã có dịp tƣ vấn, chúng tôi thấy rằng: các em học sinh đã mạnh dạn chia sẻ với chúng tôi những lo âu của mình. Các em đều nói rằng cảm thấy thoải mái và vui mừng khi đƣợc chúng tôi lắng nghe, tôn trọng và cung cấp cho các em những kiến thức về SKSS rất bổ ích.
- Phân tích hai trường hợp cụ thể
Chúng tôi xin giới thiệu hai trƣờng hợp các em có những khó khăn, lo lắng về vấn đề SKSS và cần tƣ vấn hỗ trợ.
1. Những thông tin về học sinh
Thông tin về cá nhân học sinh: Họ và tên: NMN
Tuổi: 17 Giới tính: nữ
Học sinh lớp 11 – trƣờng THPT LLQ
Từ nhỏ cho đến bây giờ, em NMN ít đƣớc sự quan tâm của gia đình (do tính chất công việc của bố mẹ), nên em tỏ ra khá độc lập và già dặn trong giao tiếp. Em có suy nghĩ rất thoáng về tình yêu, em nói với chúng tôi rằng: “Nếu yêu mà không ảnh hưởng đến việc học thì cũng không sao, từ hồi em có người yêu điểm học tập của em không giảm sút”. Em cũng luôn ƣớc mơ rằng sẽ thi đỗ vào một trƣờng đại học nào đó.
Tình trạng vấn đề: Em NMN có ngƣời yêu đƣợc gần một năm, và cách đây một tháng em có quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai của mình. Em thấy bị chậm kinh 3 ngày và lo lắng không biết mình có thai hay không? Em cảm thấy hoang mang và rất cần sự hỗ trợ của nhà tƣ vấn trong việc cung cấp những thông tin về việc mang thai.
Hoàn cảnh gia đình: Qua tìm hiểu, chúng tôi đƣợc biết em NMN là con cả trong gia đình, em còn một em trai 8 tuổi. Bố là lái xe cho nên không thƣờng xuyên ở nhà, bởi vậy bố em cũng không quan tâm đƣợc nhiểu tới con cái trong gia đình. Tuy nhiên, bố em là ngƣời rất nghiêm khắc trong vấn đề bạn bè của con cái. Cho nên việc em có ngƣời yêu là hoàn toàn bí mật. Vì thế, em nói em sợ bố mẹ buồn khi biết chuyện của em. Mẹ em làm công nhân và đảm nhận việc chăm sóc giáo dục con cái trong gia đình. Nhƣng, do em trai còn nhỏ nên mẹ em cũng không thƣờng xuyên quan tâm đƣợc tới em, cũng ít khi mẹ con có
thể trò chuyện đƣợc với nhau đặc biệt là vấn đề về SKSS thì rất ít. Hầu hết mọi việc của em là do em tự quyết định.
Về mối quan hệ với bạn bè: em NMN nói rằng em là một ngƣời hoà đồng với mọi ngƣời, các mối quan hệ với bạn của em cũng khá tốt. Tuy nhiên, từ khi em có ngƣời yêu em cũng ít quan tâm đến các mối quan hệ bạn bè.
Sau khi xem xét vấn đề của học sinh, chúng tôi lên kế hoạch là sẽ trò chuyện với em NMN trong 1 buổi với thời gian là 50 phút.
2. Phân tích, đánh giá trường hợp
Qua buổi trò chuyện với em NMN, chúng tôi nhận định rằng em đang gặp khó khăn khi không có đầy đủ những kiến thức về SKSS, mà cụ thể vấn đề của em là rất lo lắng không biết mình có thai hay không sau khi đã quan hệ với bạn trai mà không sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào.
Khi thấy chậm kinh, em mới hoảng hốt và lo lắng việc khả năng mang thai là có thể xảy ra. Em cũng lo sợ nếu biết chuyện thì bố mẹ rất buồn, cảm thấy xấu hổ với bạn bè vì chuyện này và em nói rằng không dám đến trƣờng đi học nữa. Lúc này, em nhận thấy rất có lỗi với bản thân khi đã không kiểm soát đƣợc bản thân mình. Em nói rằng: em và bạn trai cũng đã dự tính là nếu có thai thì sẽ phá thai, tuy nhiên em lo lắng về những hậu quả mà việc phá thai có thể gây ra.
Sau chuyện này, em NMN cũng nói với chúng tôi về mong muốn sẽ không xảy ra chuyện quan hệ tình dục với bạn trai nữa, và tập trung vào việc học để thi đỗ đại học. Nhƣ vậy, em cũng đã có lo lắng cho tƣơng lai của mình sẽ bị ảnh hƣởng nếu tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn.
Tiếp tục trò chuyện với em, chúng tôi nhận thấy em cũng biết một số
nghe nói…”. Chúng tôi đã cùng em phân tích vấn đề và cung cấp cho em một số thông tin cần thiết về thai nghén, phá thai và các biện pháp tránh thai. Sau buổi nói chuyện, thì em cũng đã tìm hiểu thêm đƣợc một số thông tin về SKSS, từ đó để em lựa chọn đƣợc những giải pháp giải quyết vấn đề của mình. Và khi trò chuyện với chúng tôi, em đã bớt đi sự lo lắng ban đầu và cũng sẵn sàng cởi mở chia sẻ với chúng tôi những vấn đề khó khăn mà em đang gặp phải.
3. Kĩ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý
Những kĩ năng mà chúng tôi sử dụng trong trƣờng hợp này chủ yếu là kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng cung cấp thông tin.
Sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi trong các tính huống sau:
- Trong lần quan hệ tình dục đó, em và bạn em có nghĩ đến các biện pháp tránh thai?
- Điều gì làm cho em cảm thấy lo sợ nếu em có thai? - Vậy các em có dự định gì nếu em mang thai?
- Em nói là em sẽ cố gắng, vậy em sẽ cố gắng như thế nào? -Em biết các biện pháp tránh thai nào?
- Em biết gì về bao cao su?
Chúng tôi sử dụng kĩ năng đặt câu hỏi, nhằm khai thác những thông tin
của học sinh để làm rõ hơn vấn đề của em đó, đồng thời để biết đƣợc sự nhận thức của em về SKSS. Từ đó, đƣa ra đƣợc định hƣớng trong quá trình tƣ vấn cho học sinh.
- Em ạ, hiện tượng chậm kinh khi đã có quan hệ tình dục trước đó cũng là một dấu hiệu có thai, ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: tức ngực, buồn nôn… Đối với lứa tuổi em, chưa có sự phát triển hoàn thiện về mặt cơ thể, kinh nguyệt có thể không đều và hiện tượng chậm kinh cũng chưa phải là dấu hiệu để nhận biết có thai. Tuy nhiên để biết được chính xác là em có thai hay không thì phải đến bệnh viện để xét nghiệm hoặc em có thể mua que thử thai nhanh.
- Nếu việc phá thai không an toàn thì có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả xấu như: viễm nhiễm đường sinh dục …thậm chí có thể dẫn tới vô sinh như em vừa nói. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới tinh thần cho người phụ nữ nữa em ạ. Nhất là với tuổi học sinh cơ thể đang phát triển, việc mang thai cũng đã ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển cơ thể, nếu mà việc phá thai không an toàn thì hậu quả có thể nặng nề hơn.
- Nếu như em và bạn trai có ý định phá thai trong trường hợp em có thai thì bọn em nên tìm đến những trung tâm y tế tin cậy, và đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn của y bác sĩ thì độ an toàn khi phá thai sẽ cao hơn như ở bệnh viện lớn. Rất nhiều trường hợp ở lứa tuổi đang lớn như bọn em khi có thai, do sợ hãi và xấu hổ đã đến phá thai chui ở những cơ sở y tế không đảm bảo, gây ra những hậu quả nghiêm trọng….
- Khi yêu, lúc gẫn gũi với nhau, những đòi hỏi về sinh lý cũng là điều dễ hiểu, không phải là tội lỗi em ạ. Tuy nhiên, em đang còn đi học, kinh tế phụ thuộc gia đình, việc quan hệ tình dục sớm nhất là quan hệ tình dục không an toàn sẽ mang lại nhiều hậu quả về thể chất cũng như tinh thần: như mang thai ngoài ý muốn, phải nghỉ học, ảnh hưởng tới tương lai sau này. Cho nên việc em có quan hệ tình dục hay không cũng cần phải cân nhắc.
Nhƣ vậy, với việc sử dụng kĩ năng cung cấp thông tin, chúng tôi đã cung cấp cho em một số thông tin về SKSS nhƣ: làm thế nào để xác định có thai,
những hậu quả của việc phá thai không an toàn cũng nhƣ phải phá thai thì sẽ làm thế nào. Bên cạnh đó, chúng tôi còn làm rõ cho các em hiểu rằng, quan hệ tình dục trong khi đang còn là học sinh sẽ ảnh hƣởng tới sức khoẻ, học tập cũng nhƣ cuộc sống tƣơng lai của em. Ngoài ra, còn giúp em hiểu rằng nếu có quan hệ tình dục thì phải là an toàn bằng việc sử dụng những biện pháp tránh thai phù hợp với VTN, đồng thời trong một thời gian ngắn chúng tôi cũng cố gắng cho em hiểu đƣợc tác dụng của các biện pháp tránh thai đó.
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng kĩ năng thấu hiểu để giúp học sinh hiểu rõ về những cảm xúc mà em đang trải qua, đồng thời để em thấy đƣợc một sự sẻ chia, tôn trọng từ phía nhà tƣ vấn. Điều đó giúp em cởi mở hơn khi trò chuyện với chúng tôi. Ví dụ nhƣ:
- Chị có thể hiểu tâm trạng lo lắng của em về khả năng mang thai có thể xảy ra khi em và người yêu có quan hệ tình dục. Một số bạn trẻ khi rơi vào hoàn cảnh của em họ cũng có những lo lắng như vậy.
Chúng tôi đã cùng với em trao đổi về kế hoạch của em về việc không để xảy ra chuyện quan hệ tình dục với ngƣời yêu của mình nữa, em cũng đã rất tự tin và quyết tâm thực hiện điều đó.
4. Đánh giá sau tư vấn
Sau khi trò chuyện với chúng tôi, em thấy thoải mái và tự tin hơn trong quyết định của mình. Em cũng cảm ơn chúng tôi vì qua đó em đã biết thêm một
số thông tin có ích cho bản thân. Em nói: “Nghe chị nói từ lúc nãy tới giờ em
thấy mình hiểu ra nhiều điều lắm. Em cảm ơn chị nhiều. có lẽ em phải tìm hiểu thêm kiến thức về vấn đề này thôi”. Từ đó, em bộc lộ mong muốn đƣợc tìm hiểu thêm những kiến thức về SKSS để phục vụ cho cuộc sống của em.
Trƣờng hợp 2:
1. Những thông tin về học sinh
Thông tin cá nhân học sinh
Họ và tên: TMC Tuổi: 17
Giới tính: nam
Học sinh lớp 11 – trƣờng THPT CN
Em TMC là con út trong một gia đình khá giả, nên từ nhỏ em luôn đƣợc bố mẹ che chở và chiều chuộng, tuy vậy em luôn là một đứa con ngoan trong gia đình và học cũng khá giỏi. Em là ngƣời ít nói và ít chia sẻ với mọi ngƣời. Em không hay tham gia các hoạt động của trƣờng lớp, em thƣờng dành nhiều thời gian cho việc học tập. Vì vậy, em không quan tâm và không biết nhiều tới các vấn đề xã hội.
Tình trạng vấn đề: Em TMC sau khi cùng các bạn xem phim sex, đã có hành vi thủ dâm, điều này làm cho em thực sự hoang mang và lo lắng. Em không biết rằng em có bị bệnh hay không. Em thực sự thiếu kiến thức về vấn đề này và rất cần đƣợc chúng tôi tƣ vấn để giải toả những khúc mắc của em.
Hoàn cảnh gia đình: Em là con út trong gia đình, có chị gái đang đi học đại học. Cả hai bố mẹ đều làm ngân hàng. Kinh tế gia đình khá giả, cho nên em đƣợc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của mình. Bố mẹ đặt kì vọng và cũng tin tƣởng ở em trong việc học hành, vì em cũng là một học sinh khá giỏi. Em nói rằng, công việc của bố mẹ rất bận rộn nên không có nhiều thời gian để chỉ bảo cho em, đặc biệt là vấn đề về SKSS thì chƣa bao giờ em tâm sự với bố
mẹ, hay bố mẹ chủ động để chia sẻ với em về vấn đề này. Còn chị em thì lại đang đi học ở Hà Nội, với lại là chị gái nên em cũng ít tâm sự hơn.
Mối quan hệ bạn bè: Do tập trung nhiều cho học tập nên em cũng hạn chế trong quan hệ với bạn bè, chủ yếu là các bạn trong lớp học. Em cũng không hay chia sẻ những điều riêng tƣ của mình với các bạn, nhƣng em rất hoà đồng với bạn trong lớp.
Sau khi xem xét vấn đề của học sinh, chúng tôi thực hiện tƣ vấn cho em trong một buổi với thời gian là 40 phút.
2. Đánh giá, phân tích trường hợp
Sau buổi trò chuyện với em TMC, chúng tôi hiểu rằng em là một học sinh ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập. Do sự tác động của bạn bè và tính tò mò