Mong muốn của học sinhTHPT về nội dung GDGT

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 81)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Mong muốn của học sinhTHPT về nội dung GDGT

Nhƣ chúng tôi đã trình bày, GDGT là vấn đề nhạy cảm, vì vậy lựa chọn nội dung dể giáo dục cho học sinh là điều khó khăn. Để tháo gỡ đƣợc vấn đề này thì việc hiểu học sinh có nhu cầu đƣợc học những nội dung nào là rất cần thiết. Khảo sát về vấn đề này chúng tôi thu đƣợc kết quả ở biểu đồ 3.8.

Nhìn vào biểu đồ chúng tôi nhận thấy, ở tất cả nội dung đều đƣợc học sinh lựa chọn với tỉ lệ rất cao (xin xem ở Biểu đồ 3.8), nội dung đƣợc các em lựa chọn thấp nhất là “Cấu tạo và chức năng các cơ quan sinh sản” cũng chiếm tỉ lệ là 81,7%. Chứng tỏ, đối với các em học sinh tất cả những nội dung đó đều rất quan trọng và mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của các em. Những nội dung mà các em có sự chọn lựa nhiều nhất là:

Thứ nhất, sự thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN chiếm 92,4% ý kiến của học

sinh. Nhƣ em VNL: “Sự thay đổi tâm sinh lí là vấn đề theo em là quan trọng

nhất và cần phải giáo dục cho học sinh” (trƣờng THPT LLQ). Hay: “Tâm lý sinh lý lứa tuổi dậy thì là vấn đề rất phức tạp nhưng lại rất gần gũi với chúng em nên theo em thì học sinh cần phải có kiến thức về nó”(Học sinh nam - trƣờng THPT Nguyễn Du). Ở lứa tuổi này, những đặc điểm thay đổi to lớn về mặt cơ thể, cũng nhƣ tâm lý làm cho các em không tránh khỏi sự tò mò, những băn khoăn và lo lắng nhƣ: liệu có vấn đề gì không nếu cơ thể dậy thì nhanh hay chậm, điều đó có ảnh hƣởng gì tới hình dáng và sự hoạt động của cơ thể, hay các em cũng thƣờng lo lắng khi thấy cơ thể của mình không giống bạn….bởi

vậy, các em rất muốn tìm hiểu và khám phá để lý giải những điều đã và đang xảy ra với bản thân, nên việc các em mong muốn đƣợc học nội dung “tâm sinh lý tuổi vị thành niên” cũng là phù hợp.

Biểu đồ 3.8. Mong muốn của học sinh THPT về nội dung GDGT

Thứ hai, “Cách cƣ xử với bạn khác giới, tình bạn, tình yêu” chiếm 89,2%

mong muốn của học sinh. Về vấn đề này em NVT nói: “Em thấy những kiến

thức về tình bạn, tình bạn khác giới hay tình yêu tuổi học trò cần đưa vào GDGT cho học sinh, vì đây là những vấn đề là thiết thực với chúng em hiện

nay” (nam, trƣờng THPT CN). 92,4% 81,7% 89,2% 86,5% 83,3% 85,7% 82,9% 89,2% 84,9% 76% 78% 80% 82% 84% 86% 88% 90% 92% 94% Sự thay đổi TSL tuổi dậy thì Cấu tạo và chức năng cơ quan ss Cách ứng xử giữa bạn khác giới, tình bạn, tình yêu Bình đẳng

nam nữ Hôn nhân và đời sống gia đình Tình dục và các bệnh LTQDTD Sinh sản và các biện pháp tránh thai Vẻ đẹp và cách chăm sóc Bảo vệ SKSS

Cũng theo kết quả khảo sát của TS. Nguyễn Thị Mùi với đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý và SKSS của VTN qua thƣ gửi đến chƣơng trình cửa sổ tình yêu, đài tiếng nói Việt Nam” trong những nội dung cần tƣ vấn của VTN thì nội dung có nhu cầu đƣợc giải đáp chiếm tỉ lệ lớn nhất là tình bạn, tình yêu (chiếm 60%) với những băn khoăn nhƣ: thế nào là tình yêu, thích một bạn có nên bộc lộ không, làm sao để tỏ tình, làm sao để từ chối yêu khi còn đi học..[10]. Có sự tƣơng đồng ở đây khi những nội dung này cũng chính là những nội dung mà nếu không hiểu biết chúng sẽ gây ra cho các em có nhiều khó khăn nhất. Những chủ đề liên quan đến tình bạn, tình yêu luôn rất hấp dẫn và thu hút sự tham gia hồ hởi của các em. Đây là vấn đề ảnh hƣởng rất lớn tới những suy nghĩ cũng nhƣ hành động của lứa tuổi học sinh THPT.

Đối với các em tình bạn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi các em đang có khát vọng tự khám phá, tự kiểm tra bản thân mình, chính tình bạn chân thành sẽ giúp các em đối chiếu đƣợc những ƣớc mơ, lý tƣởng của mình với bạn bè và giúp các em học đƣợc cách nhận xét đánh giá về mình thông qua sự đánh giá, nhận xét của bạn bè. Vì thế, nhu cầu quan hệ với bạn bè là nhu cầu rất cần thiết của các em để khẳng định bản thân. Bên cạnh đó, tình bạn khác giới cũng là một điều kiện để các em tự hoàn thiện bản thân. Vậy, làm thế nào để có một tình bạn tốt? Nên cƣ xử thế nào cho phù hợp với bạn khác giới hay tình cảm khác giới đó đã là tình yêu không?.. đây là những băn khoăn thƣờng xuyên của các em. Đặc biệt ở lứa tuổi này, tình yêu nam nữ cũng đã làm ảnh hƣởng rất lớn tới việc học tập cũng nhƣ cuộc sống của các em. Đối với lứa tuổi THPT, thì tình yêu thƣờng rất sôi nổi, bồng bột nhƣng thuần khiết và rất trong sáng. Tình yêu mang đến cho các em một trạng thái cảm xúc “lạ lẫm” và sự pha trộn giữa cái lý thú, vui mừng với cái lo sợ thậm chí là hoang mang khi đứng

trƣớc ngƣời mình thích. Tất cả những điều này đã thôi thúc học sinh mong muốn đƣợc tìm hiểu về nội dung này.

Nội dung thứ ba đƣợc các em lựa chọn chiếm tỉ lệ cao là: “Vẻ đẹp và cách chăm sóc” với 89,2% ý kiến của học sinh. Lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ mà các em muốn khẳng định bản thân rất mạnh mẽ và để ý đến bạn khác giới cũng nhiều hơn, nên các em có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc bản thân cao hơn trƣớc. Vì vậy, các em có nhu cầu đƣợc cung cấp những kiến thức về cách chăm sóc bản thân là điều dễ hiểu.

Những nội dung còn lại, nhƣ tình dục và các bệnh LTQĐTD, sinh sản, bình đẳng nam nữ….có sự lựa chọn ít hơn, nhƣng đều chiếm tỉ lệ rất cao trên 80% ý kiến học sinh. Có thể lí giải điều này từ những suy nghĩ rằng đây là những nội dung mang tính chất “tế nhị” và khó nói hơn. Tuy nhiên, theo sự thống kê của chúng tôi ở các diễn đàn GDGT của học sinh tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu, thì những vấn đề liên quan đến tình dục, tránh thai, cấu tạo bộ phận sinh dục đƣợc các em trao đổi và bàn luận sôi nổi hơn cả. Cụ thể chúng tôi thống kê từ ngày 29/08/2009 đến ngày 28/10/2009 những chủ đề mà các em trao đổi với nhau bao gồm 135 chủ đề, trong đó 83 chủ đề về tình dục nhƣ: “Khi nào thì quan hệ tình dục là tốt”; “Khi vị thành niên nếm trái cấm”; “Kích thƣớc của dƣơng vật ảnh hƣởng tới việc quan hệ tình dục”; “Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp”; “Tác hại của quan hệ tình dục sớm”….[57]. Với việc trò chuyện gián tiếp nhƣ thế, các em có thể cảm thấy dễ dàng để nói ra những suy nghĩ, cảm xúc của mình vốn không dễ gì chia sẻ với ai. Chứng tỏ, kể cả những vấn đề đƣợc coi là nhạy cảm, không thể nói ra đƣợc cũng là những tri thức mà các em học sinh rất cần đƣợc giáo dục. Những ngƣời làm công tác GDGT cho học sinh cần có phƣơng pháp giáo dục thật khéo léo, giúp các em tránh đƣợc những mặc cảm khi tiếp xúc với những nội dung đƣợc coi là khó nói này.

Phỏng vấn một số giáo viên về việc nên đƣa những nội dung GDGT nào là phù hợp với học sinh THPT. Hầu hết giáo viên đƣợc phỏng vấn đều cho rằng nội dung “Những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì và tình bạn, tình yêu” là quan trọng. Nhƣ vậy, những nội dung mà giáo viên cho phù hợp cũng là những nội dung mà đƣợc các em lựa chọn cao nhất, chứng tỏ đây là những vấn đề mà các em học sinh quan tâm nhất. Tuy nhiên, những giáo viên đƣợc hỏi chỉ nhắc tới hai nội dung đó nhiều nhất, còn những nội dung khác không nhiều thầy cô đề cập. Trong khi đó học sinh đều lựa chọn mong muốn đƣợc học tất cả nội dung mà chúng tôi đƣa ra (hơn 80% sự chọn lựa). Qua đó, chúng tôi thấy rằng những mong muốn, nguyện vọng của học sinh chƣa đƣợc quan tâm cũng nhƣ hiểu một cách đầy đủ. Chính điều này dẫn tới học sinh tự tìm kiếm tri thức giới tính và có thể mắc những sai lầm đáng tiếc. Có lẽ chính vì chƣa hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của các em nên hiện nay những kiến thức về giới tính đƣa vào cho các em còn hạn chế, và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết thực của các em.

Biểu đồ 3.9. Mong muốn của học sinh về nội dung GDGT (xét theo giới tính)

Xét ở góc độ tƣơng quan giới tính, thì sự lựa chọn của các em nữ đều cao hơn học sinh nam, và cụ thể ở một số nội dung nhƣ: Cấu tạo và chức năng sinh sản (nữ 87,3% và nam là 69,2%); Hôn nhân và đời sống gia đình (nữ 86,7%; nam là 75,6%); Sinh sản và các biện pháp tránh thai (nữ 86,7% với nam là 74,4%)...Điều này chứng tỏ các em nữ có tầm nhận thức về khái niệm, nội dung GDGT sâu rộng hơn các em nam, và có thể do sự phát triển sinh lý của các em nữ thƣờng diễn ra sớm hơn nên các em có độ trƣởng thành hơn về mặt cơ thể cũng nhƣ tâm lý, vì vậy các em có sự quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề về giới tính. Chúng tôi trình bày cụ thể ở biểu đồ 3.9.

Xu hƣớng sống buông thả trong giới trẻ, suy nghĩ quá phóng khoáng về tình dục hay cách cƣ xử cũng nhƣ hành vi của một bộ phận thanh thiếu niên đang là những vấn đề đáng buồn cho xã hội, điều này khiến chúng ta liên tƣởng tới lỗ hổng kiến thức về giới tính của các em, trong khi sự tò mò về giới tính của các em luôn hiện hữu, do phim ảnh, sách báo không lành mạnh

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản Cách ứng xử tình bạn, tình yêu Bình đẳng

giới Hôn nhân và đời sống gia

đình Tình dục và các bệnh LTQĐTD Sinh sản và các biện pháp tránh thai Vẻ đẹp và cách chăm sóc Bảo vệ SKSS Nam Nữ

đang đầy rẫy trên thị trƣờng, và cả chính do nhu cầu của các em. Và cùng với những khó khăn rất lớn mà các em có thể gặp phải khi không đƣợc học những nội dung GDGT (nhƣ kết quả điều tra phần 3.1.3), dẫn tới việc các em có nhu cầu phong phú và rất cao khi lựa chọn những nội dung GDGT. Tiến sĩ tâm lý Trƣơng Thị Bích Hà khẳng định: “Nhu cầu tìm hiểu về giới tính cũng nhƣ SKSS của các em là rất lớn. Bằng chứng là năm 2005-2006, chúng tôi thực hiện tƣ vấn tại 100 trƣờng THPT, cao đẳng và đại học trên toàn quốc, trung bình mỗi trƣờng có 300-500 học sinh đến dự. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là thay vì những câu hỏi về kinh nghiệm học tập, cách ứng xử với cha mẹ và thầy cô…nhƣ dự định ban đầu thì lại có tới 2/3 số câu hỏi trực tiếp và phiếu câu hỏi đề nghị các bác sĩ và chuyên gia tâm lý giải đáp thắc mắc về giới tính, SKSS và sức khoẻ tình dục. Cụ thể là tại buổi tƣ vấn ở trƣờng THPT Hồng Bàng (Hải Phòng), có tới 78% số học sinh muốn biết về các biện pháp tránh thai, quan hệ giới tính, tình yêu tuổi học trò”[52].

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)