Hứng thú của học sinhTHPT khi học GDGT

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 96)

3 .2.2 Mong muốn về hình thức GDGT của học sinhTHPT

3.3. Hứng thú của học sinhTHPT khi học GDGT

Việc học sinh có hứng thú hay không có hứng thú với môn GDGT là rất quan trọng, bởi nó là một trong những động cơ thúc đẩy việc các em tham gia tích cực vào chƣơng trình GDGT. Vì thế chúng tôi đã tìm hiểu mức độ hứng thú của các em về vấn đề này và thu đƣợc kết quả ở bảng dƣới đây:

Biểu đồ 3.12. Hứng thú của học sinh THPT khi học GDGT

Nhìn vào số liệu biểu đồ, ta thấy rõ hứng thú của học sinh với môn GDGT là không cao, thể hiện qua tỉ lệ chọn lựa là 22,4% các em hứng thú học và mức độ rất hứng thú chỉ chiếm 9,0% tổng số ý kiến. Những lí do mà các em

đƣa ra để giải thích sự hứng thú khi học những nội dung GDGT chính là “Giúp

cho các em có những kiến thức cần thiết về bản thân, về giới tính để các em có được cách cư xử đúng đắn”(học sinh nữ, phiếu 21). Em NPD nói: “GDGT mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, giúp em hiểu hơn về bản thân và biết cách chăm sóc bản thân cho nên em rất hào hứng khi tham gia học GDGT

(nữ, trƣờng LLQ). Hay ý kiến của một bạn nam cho rằng: “Khi học GDGT tôi

9,0% 22,4% 66,7% 2,0% Rất hứng thú Hứng thú Bình thường

hiểu được những vấn đề giới tính và nó giúp tôi giám bộc lộ những băn khoăn của mình trước mọi người” (trƣờng THPT LLQ).

Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh tỏ ra “bình thƣờng” với GDGT lại khá cao chiếm 66,7% và số học sinh không hứng thú chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,0%. Với số liệu trên cho thấy, GDGT hiện nay trong nhà trƣờng vẫn chƣa gây đƣợc sự hứng thú đối cho học sinh. Thái độ này có thể ảnh hƣởng tới hiệu quả học GDGT của học sinh. Theo tâm lí chung, con ngƣời sẽ tích cực hoạt động chiếm lĩnh đối tƣợng hơn khi có cảm xúc tích cực với đối tƣợng đó. Vậy điều gì khiến học sinh cảm thấy “bình thƣờng” và “không thích học” GDGT nhƣ vậy?

Kết quả điều tra trên học sinh cho thấy những lý do khiến các em không “mãn nồng” với GDGT đó là: các em cho rằng nội dung GDGT hời hợt, chƣa sâu và gây nhàm chán, chúng chƣa đáp ứng và “kích thích” đƣợc sự tò mò cũng nhƣ giải đáp tốt những băn khoăn của các em.

Nhƣ một em học sinh nữ phát biểu “Có những nội dung đã biết như cứ

nhắc đi nhắc lại như biện pháp tránh thai nên em thấy chán” (phiếu 230).

Hay nhƣ em học sinh nam thì phát biểu“GDGT là cần thiết nhưng nội

dung lại rất tẻ nhạt không đổi mới, không đi sâu cụ thể từng nội dung nên các bạn cũng không thích cho lắm” (phiếu 80).

Phỏng vấn học sinh, các em cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình rất

thẳng thắn. Em NTM chia sẻ: “Chị ơi, buổi nào cũng những vấn đề kinh

nguyệt, mà cũng chỉ nói qua thôi, những cái đó thì em biết từ lâu rồi” (nữ,

trƣờng THPT ND). Em TVH tâm sự rằng: “Nội dung học nhàm chán, các

bạn không hào hứng chỉ có một số bạn hay tham gia phong trào còn sôi nổi, chứ hầu hết là các bạn khác thì không nhiệt tình” (nữ, trƣờng THPT ND),

ai có câu hỏi gì thì cứ nêu, chỉ có vài bạn giơ tay còn lại thì ngồi im, nhiều bạn còn làm việc riêng trong giờ nữa”(nam, trƣờng THPT CN).

Qua khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy: Một chƣơng trình GDGT cho học sinh theo hình thức học ngoại khoá đƣợc tổ chức từ khoảng 3-4 buổi. Thậm chí có năm chỉ tổ chức đƣợc 2 buổi với thời gian là 2 - 2,5 giờ. Với lƣợng kiến thức nhƣ đã trình bày gồm 7 nội dung ở phần nội dung GDGT tại chƣơng 1, thì rõ ràng thời gian nhƣ trên không thể chuyển tải hết đến học sinh. Nhƣ vậy với lƣợng thời gian hạn chế, mà kiến thức GDGT lại quá nhiều nên các trƣờng chỉ có thể dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho học sinh, chứ chƣa

thể đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu mà GDGT đề ra là: hình thành cho các

em những hành vi, cách cư xử đúng đắn trong cuộc sống.

Một cuộc khảo sát của Viện chiến lƣợc và chƣơng trình gia đình về tình hình thực hiện chƣơng trình giáo dục SKSS thì mới chỉ dừng lại ở mức dạy cho học sinh những bài học thuộc lòng và vô cảm, chỉ có 50% học sinh THPT đƣợc tiếp cận với kiến thức này và quá nửa số các em trả lời là không thích học[53].

TS. Gilbert Tordjman khẳng định: “GDGT không chỉ nhằm thay đổi quan niệm

về giới tính của mỗi cá nhân mà còn phát triển ở người học sự minh mẫn, khả năng phán xét và giải quyết sáng suốt nhất cho những tình huống giới tính xảy ra cần cư xử”[160,41]. Nhƣ vậy, vấn đề ở đây là cần đƣa vào trong nhà trƣờng những nội dung GDGT nhƣ thế nào là rất cần thiết, đáng đƣợc đem ra thảo luận trong các trƣờng học nhằm tạo ra đƣợc những cảm xúc dƣơng tính, làm cho việc học GDGT của các em đạt đƣợc hiệu qủa cao mà từ đó cũng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu tri thức của học sinh.

Trên thực tế, việc đƣa nội dung nào để dạy cho học sinh khi học môn GDGT cũng đang là điều băn khoăn của những ngƣời làm công tác giáo dục nói chung và GDGT nói riêng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu tăng cƣờng tri thức tâm sinh lý cho học sinh. Một lí do nữa mà các em

cho rằng làm giảm hứng thú với GDGT là: phƣơng pháp giảng dạy của giáo

viên còn hạn chế, “Chủ yếu là thuyết trình và diễn giải, không gây hứng thú

hay “Nhiều thầy cô giáo ngại ngùng khi nói tới vấn đề mang tính chất nhạy

cảm làm cho bài giảng gò bó, không tự nhiên”. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Điệp – giáo viên trƣờng THPT Tân Trào – Tuyên Quang với đề tài: “Sử dụng câu chuyện vui nhằm nâng cao hiệu quả GDGT và SKSS cho học sinh THCS” trong những nguyên nhân hạn chế sự tiếp cận của học sinh về GDGT thì “cách dạy của giáo viên chƣa hấp dẫn” là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất 50% số ý kiến của học sinh[39]…Một giáo viên khi tham gia phỏng vấn cũng

chia sẻ với chúng tôi rằng: “Giảng dạy về các chủ đề về giới tính và tình dục là

một việc còn là khó khăn với giáo viên, do chúng tôi chưa được đào tạo một cách hệ thống cũng như thiếu kĩ năng dạy môn học này” (giáo viên dạy môn giáo dục công dân – trƣờng THPT ND).

Ngoài ra, xét từ văn hoá của ngƣời Việt Nam còn một số lý do khác mà các em cũng đề cập đến khi nói về vấn đề GDGT đó là: Còn đôi chút e ngại khi nói tới những nội dung mang tính chất tế nhị. Những khía cạnh khác cũng đƣợc các em đề cập nhƣ:GDGT không phải là môn học chính thức, lớp học quá đông… tất cả những tồn tại này làm ảnh hƣởng tới thái độ học tập của các em đối với các tri thức về giới tính.

Phân tích sâu hơn hứng thú của học sinh ở từng nội dung cụ thể, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: Số liệu trên cho chúng ta thấy rằng, có sự khác nhau về cảm xúc của học sinh với từng nội dung cụ thể. Tuy nhiên, ở các tất cả các nội dung GDGT thì tỉ lệ học sinh lựa chọn “hứng thú học” là không cao so với mức độ “bình thƣờng”, trong đó 3 nội dung mà các em lựa chọn hứng thú nhất là: Quan hệ giao tiếp với ngƣời khác giới, tình bạn, tình yêu(53,2%); Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới(51,4%); Thay đổi tâm sinh lý tuổi VTN (45,9%). Kết quả cụ thể chúng tôi mô tả ở biểu đồ dƣới đây:

Ghi chú:

1. Sự thay đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì 2. Quan hệ khác giới, tình bạn, tình yêu

3. Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới 4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS

15,3% 11,8% 20,4% 7,1% 5,1% 5,9% 6,3% 30,6% 31,4% 31,0% 16,5% 11,8% 14,1% 17,6% 49,4% 50,6% 43,1% 59,2% 63,5% 64,7% 59,6% 4,7% 6,3% 5,5% 17,3% 19,6% 15,3% 16,5% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 1 2 3 4 5 6 7 C ác n i d u n g B iể u đ 3 .1 3: Mứ c đ høng th ú c a h c s in h T H PT từ n g n i d u n g c th không hứng thú Bình thường Hứng thú Rất hứng thú

5. Sinh sản 6. Tránh thai

7. Hậu quả của việc phá thai

Theo ý kiến của các em học sinh và cũng nhƣ sự trình bày ở phần “Mong muốn về nội dung GDGT của các em”, thì những nội dung về “Tình bạn, tình yêu” hay “Thay đổi tâm lý lứa tuổi dậy thì” là rất gần gũi với lứa tuổi các em, đồng thời những nội dung có thể dễ dàng trao đổi và đƣa câu hỏi thắc mắc. Và đó cũng là những nội dung mà các em có mong muốn nhiều nhất trong GDGT.

“Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới” cũng là một trong những nội dung gây đƣợc hứng thú hơn đối với học sinh khi học môn GDGT. Chúng ta biết rằng, học sinh THPT là lứa tuổi quan trọng chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp và cuộc sống gia đình sau này, đồng thời sự nhận thức và đánh giá bản thân và ngƣời khác rất mạnh mẽ, nên những kiến thức về vai trò của mỗi giới trong gia đình và xã hội là thực sự cần thiết cho các em học sinh trong việc hiểu bản thân, giúp định hƣớng hành vi, cách ứng xử phù hợp với vai trò của mình. Những kiến thức đó trong môn GDGT cung cấp cho các em ở bài “Bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới” và đây là nội dung thứ hai mà các em hứng thú học.

Những nội dung khác sự hứng thú của các em thấy giảm đi đó là: Các bệnh LTQĐTD (23,6% ý kiến học sinh), Sinh sản (16,9% ý kiến học sinh), Tránh thai (23,9% số ý kiến học sinh). Trên thực tế, đây là vấn đề có tính chất nhạy cảm, trẻ VTN Việt Nam thƣờng không có thói quen chia sẻ hay đề cập tới một cách công khai. Chính từ quan niệm và thói quen ứng xử này có có thể đã ảnh hƣởng tới thái độ của học sinh đối với một số nội dung trong môn GDGT. Tìm hiểu vấn đề này ở một số giáo viên thì các thầy cô cũng cho rằng: những chủ đề về thay đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì hay quan

hệ trong tình bạn, tình yêu thƣờng đƣợc học sinh thích nhất và các em tham gia thảo luận tích cực hơn cả trong những buổi học về GDGT.

Kết quả khảo sát của TS. Huỳnh Văn Sơn với đề tài “Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THPT ở một số trƣờng nội thành TPHCM đối với nội dung GDGT” cho thấy có sự tƣơng đồng với nghiên cứu của chúng tôi về mức độ thích học GDGT ở các nội dung cụ thể. Ví dụ: những nội dung đƣợc học sinh thích nhất theo nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Sơn là: Tình yêu (85,31%), tình bạn (81,19%) và biến đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì (54,69%). Và tác giả cũng đã liệt kê ra những nội dung mà học sinh không thích là những nội dung mang tính chất “riêng tƣ” nhƣ: Thụ thai và sự phát triển của thai (48,41%); Các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục (47,81%)[28].

So sánh kết quả thu đƣợc về sự hứng thú học GDGT giữa học sinh nam và học sinh nữ ta thấy hầu hết các nội dung GDGT đƣợc các em nam có hứng thú học hơn so với các em nữ (các em nam có tỉ lệ lựa chọn cao hơn các em nữ). Tuy nhiên sự khác biệt đó là không đáng kể về mặt thống kê. Điều này đƣợc lí giải là do đặc điểm tâm lí của các nam học sinh thƣờng tò mò hơn, muốn khám phám phá và sẵn sàng khám phá hơn những điều mới mẻ nhiều hơn so với các bạn nữ. Tuy nhiên, ở nội dung “Bình đẳng nam nữ và trách nhiệm của nam giới” thì học sinh nữ lại thích học hơn (nữ 57,8% so với nam là 37,8%). Nguyên nhân có thể đƣợc lý giải là do tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ”, những định kiến về nữ giới vẫn tồn tại trong xã hội, nên học sinh nam không thích tiếp cận vấn đề này nhiều. Còn đối với nữ đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới, nên quan tâm nhiều đến những vấn đề liên quan đến bình đẳng giới. Chính vì thế học sinh nữ cảm thấy hứng thú học nội dung này hơn nam. Các em học để hiểu hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội có thể khẳng định bản thân tốt hơn.

Tóm lại, đa phần học sinh tỏ ra “bình thƣờng” với nội dung GDGT, các em thấy hứng thú khi học môn GDGT trong nhà trƣờng không cao.

Điều này có thể ảnh hƣởng tới hiệu quả của việc học môn GDGT ở học sinh.

3.4. Sự say mê của học sinh THPT với việc học GDGT

Trong mọi hoạt động của con ngƣời, sự say mê là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của hoạt động đó. Bởi, “say mê là trạng thái xúc cảm sâu sắc, mạnh và bền vững”[179,43], từ đó nó thúc đẩy thái độ tích cực của cá nhân trong hoạt động. Đối với hoạt động học tập của học sinh, thì niềm say mê trong học tập sẽ đem lại hiệu quả cao cho học sinh, bởi khi học tập với niềm say mê các em sẽ có cảm giác thoải mái, không có sự ép buộc hay miễn cƣỡng. Niềm say mê học GDGT của học sinh THPT thể hiện: từ việc tham gia tích cực học trên lớp (nhƣ: chú ý nghe giảng, ghi chép bài, hăng hái trong các buổi thảo luận…) đến việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến kiến thức về giới tính ở mạng, sách, báo, hỏi ngƣời có chuyên môn, trao đổi với gia đình, bạn bè. Vậy, những học sinh có niềm say mê học GDGT, tức là các em sẽ dành thời gian học, cũng nhƣ tìm kiếm và tiếp cận những phƣơng thức khác nhau để đạt đƣợc mục đích của mình. Và để tìm hiểu niềm say mê của học sinh với GDGT, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu 20 học sinh có hứng thú với môn học với câu hỏi: “Em có yêu thích học GDGT không?” và câu hỏi “Những biểu hiện cụ thể nào chứng tỏ em yêu thích GDGT?”

Theo kết quả điều cho thấy, các em học sinh đƣợc phỏng vấn đều nói rằng thực sự yêu thích khi học GDGT và các biểu hiện mà các em đƣa ra để minh chứng cho việc có sự yêu thích môn học này là:

Mặc dù em rất thích tìm hiểu những kiến thức về giới tính vì nó giúp bổ ích cho học sinh, nhưng do không có thời gian nhiều để tìm hiểu môn học này, nên em tận dụng những giờ học ở trên lớp, những buổi ngoại khoá mà nhà trường tổ chức để trang bị cho mình những kiến thức về giới tính, SKSS. Ngoài ra em cũng hay tìm đọc ở báo Hoa học trò mục “Chánh văn” có khá nhiều

thông tin về giới tính có thể giúp ích cho học sinh chúng em”(em NTA, nam, trƣờng THPT ND)

Em rất thích tìm hiểu kiến thức về giới tính, cho nên cùng với việc tích cực học trên trường em còn tham gia diễn đàn về GDGT trên trang web của trường, nên em thường xuyên vào đó để cùng các bạn trao đổi, cũng khá thú vị. Bọn em có thể hỏi nhau những thắc mắc của mình một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng em đọc báo Hoa học trò có nói những mục nói về vấn đề này”(em NKL, nữ, trƣờng THPT LLQ).

Em tham gia tất cả những buổi học ngoại khoá mà nhà trường tổ chức, đặc biệt là em rất thích nghe chương trình “cửa sổ tình yêu” phát vào sáng chủ nhật, khi nghe các chuyên gia tư vấn giải đáp những thắc mắc của mọi người em lấy đó làm kiến thức để trang bị cho mình”(em TTN, nữ, Trƣờng THPT ND).

“Ngoài việc thường xuyên tham gia học môn GDGT ở trường, thì em với mấy đứa bạn thân cùng lớp rất thích trò chuyện về vấn đề tình bạn, tình yêu.

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)