Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 46)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Tổ chức nghiên cứu

Để có thể chứng minh đƣợc giả thuyết khoa học của đề tài, nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh ở thành phố Hoà Bình hiện nay, đề tài tiến hành tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn:

2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận

Mục đích của việc nghiên cứu lí luận là hệ thống hoá một số vấn đề lí luận cơ bản về nhu cầu GDGT, bao gồm tổng quan nghiên cứu về giới, giới tính, giáo dục giới tính, nhu cầu, nhu cầu GDGT, đặc điểm học sinh THPT để từ đó xác định giả thuyết nghiên cứu về nhu cầu GDGT.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận chủ yếu là phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu. Phƣơng pháp này bao gồm các giai đoạn nhƣ phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết, cũng nhƣ những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã đƣợc đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến nhu cầu GDGT cho học sinh THPT.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đề tài xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn. Việc lựa chọn các yếu tố để khảo sát trong nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp phần nghiên cứu lý luận. Phần lý luận tập trung chủ yếu vào các lý thuyết về nhu cầu gắn liền với độ tuổi học sinh THPT về GDGT.

2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử

Mục đích của khảo sát thử là xác định sự phù hợp với độ tin cậy của bảng hỏi (phiếu trƣng cầu) và tiến hành chỉnh sửa các câu hỏi không đạt yêu cầu, từ đó hình thành và chuẩn hoá các phƣơng pháp xử lý kết quả.

Các đối tƣợng trong khảo sát thử là 30 học sinh THPT, và 3 giáo viên THPT ở thành phố Hoà Bình.

Trong giai đoạn khảo sát thử, phƣơng pháp toạ đàm đƣợc áp dụng để tập hợp và tham khảo ý kiến cho việc thiết lập bảng hỏi. Ngoài ra phƣơng pháp phân tích tài liệu, văn bản cũng đƣợc sử dụng để thu thập thêm những thông tin

cần thiết. Chúng tôi thực hiện khai thác thông tin về nhu cầu GDGT trên 30 học sinh THPT. Sau đó đối chiếu với nội dung rút ra từ nghiên cứu lý luận, các yếu tố cần khảo sát trong thực tiễn đƣợc xác định rõ nét hơn.

Sau khi các bảng hỏi đƣợc tập hợp, kết quả đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS trong môi trƣờng Window, phiên bản 13.0. Trong phần này, chúng tôi sử dụng 02 kĩ thuật thống kê ứng dụng phân tích dữ liệu trong các khoa học xã hội là phân tích độ tin cậy của bảng hỏi bằng phƣơng pháp tính hệ số Alpha.

Độ tin cậy là hệ số tƣơng quan của tỷ lệ trả lời đúng/sai giữa các lần đo lƣờng bằng các thang đo lƣờng tƣơng đƣơng. Một thang đo lƣờng đƣợc coi là đáng tin cậy khi ta thực hiện những phép đo liên tiếp trên cùng một chủ thể, trong cùng những điều kiện nhƣ nhau và ta đều thu đƣợc kết quả giống nhau và kết quả có tính bền vững. Để tính độ tin cậy của thang đo chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tính hệ số Alpha Cronbach. Kết quả tính độ tin cậy Alpha Cronbach trong các câu hỏi của phiếu trƣng cầu ý kiến (bảng hỏi) cho thấy những câu hỏi trên đều có giá trị alpha cho phép.

Trên cở sở xác định độ tin cậy, đồng thời tham khảo ý kiến của một số chuyên gia nghiên cứu về nhu cầu GDGT, chúng tôi đã chỉnh sửa và hoàn thiện một số câu hỏi nhằm nâng cao độ tin cậy của thang đo và phù hợp với đối tƣợng nghiên cứu. Bảng hỏi đƣợc lập ra và sử dụng trong điều tra chính thức.

2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức

Đây là giai đoạn tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh THPT, từ đó đƣa ra kết luận và đề xuất của nghiên cứu. Chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu xuất phát từ những căn cứ sau:

- Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh THPT.

- Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu là học sinh THPT, ở độ tuổi từ 16-18.

- Căn cứ vào thực trạng GDGT ở các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Xuất phát từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn mẫu để điều tra chính thức nhƣ sau:

- Địa bàn nghiên cứu: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu ở 03 trƣờng THPT tại thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Thành phố Hoà Bình đƣợc Chính phủ Việt Nam công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh từ tháng 10/2006, có dân số là 93.409 ngƣời (tính đến tháng 9/2007). Trong đó, dân cƣ của thành phố phần đông là dân di cƣ từ các tỉnh miền xuôi lên xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình. Cùng với tính chất là một thành phố trẻ, năng động và nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ có khoảng 70km về phía Tây Bắc, đó đƣợc coi là những lợi thế cho sự phát triển của thành phố trong nên kinh tế mở và hội nhập văn hoá, xã hội. Vì thế, thành phố đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ về kinh tế-văn hoá-xã hội, đời sống ngƣời dân ngày đƣợc nâng cao, học sinh trên địa bàn thành phố có điều kiện thuận lợi để học tập và tiếp cận với những nguồn thông tin mới mẻ, phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển mạnh về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội thì các tệ nạn xã hội cũng ngày càng gia tăng, lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên suy đồi nhƣ: sống buông thả, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai ngoài ý muốn…Vì vậy, trong những năm qua các cấp, các ngành chức năng của thành phố tăng cƣờng việc GDGT cho thanh niên, đặc biệt là học sinh THPT. Từ những điều trên, chúng tôi đã lựa chọn một số trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình làm địa bàn nghiên cứu.

- Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 255 học sinh khối lớp 11, 15 giáo viên và 15 phụ huynh học sinh tại 3 trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình là: trƣờng THPT Lạc Long Quân, trƣờng THPT Công nghiệp, trƣờng THPT Nguyễn Du. Cụ thể: Trƣờng THPT Lạc Long Quân bao

gồm: 97 em học sinh ở 3 lớp 11A2, lớp 11A4 và lớp 11A5; Trƣờng THPT Công Nghiệp gồm: 78 em học sinh ở 2 lớp 11A1 và lớp 11A2; Trƣờng THPT Nguyễn Du gồm: 80 em học sinh ở 2 lớp 11A1 và 11A3. Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu nhu cầu GDGT của học sinh THPT, vì vậy nhóm khách thể học sinh là nhóm khách thể chính của đề tài, đƣợc chúng tôi lựa chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Đặc điểm của khách thể trong nghiên cứu này đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng dƣới đây:

Bảng 2.1. Một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Đặc điểm Số lƣợng % Giới tính Nam 82 32,2% Nữ 173 67,8% Trƣờng THPT Lạc Long Quân 97 38% THPT Nguyễn Du 80 31,4% THPT Công Nghiệp 78 30,6%

Số khách thể còn lại là: giáo viên và phụ huynh học sinh của 3 trƣờng THPT mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Những ý kiến của họ giúp cho kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tin cậy và khách quan hơn. Cụ thể:

Nhóm khách thể giáo viên là những ngƣời tham gia công tác GDGT trong nhà trƣờng, mỗi trƣờng chúng tôi lựa chọn 5 giáo viên (trong đó có 5 giáo viên nam và 10 giáo viên nữ).

Nhóm khách thể là cha mẹ học sinh đƣợc lựa chọn một cách ngẫu nhiên với sự giúp đỡ của các giáo viên trong trƣờng.

Ba trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình đƣợc chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đều đã tiến hành công tác GDGT cho học sinh theo 02 hình thức: lồng ghép vào các môn học khác nhƣ: sinh học, địa lý và giáo dục công dân và tổ chức học ngoại khoá về GDGT cho học sinh. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, hình thức học ngoại khoá hiện nay ở các trƣờng THPT tại thành phố Hoà Bình đƣợc sử dụng là hình thức chủ yếu để GDGT cho học sinh. Mỗi một chƣơng trình GDGT, nhà trƣờng tổ chức 3 - 4 buổi học ngoại khoá tuỳ theo điều kiện của từng trƣờng và tổ chức lần lƣợt cho từng khối lớp (từng năm học sẽ tổ chức thay phiên nhau ở mỗi khối). Đội ngũ tham gia công tác GDGT trong trƣờng THPT ở thành phố Hoà Bình hiện nay là: các bác sĩ và một số cán bộ giáo viên trong trƣờng, chƣa trƣờng nào có đội ngũ giáo viên chuyên về lĩnh vực GDGT. Nhƣ vậy, nhóm khách thể học sinh mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đều là đối tƣợng đã đƣợc nhà trƣờng trang bị những kiến thức về giới tính, tình dục.

Ba trƣờng trên đều là những trƣờng bình thƣờng trên địa bàn thành phố Hoà Bình và không có sự khác biệt nhiều về giáo viên, học sinh và chất lƣợng đào tạo. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi không so sánh tƣơng quan giữa các trƣờng.

Cách thức tiến hành: Trong giai đoạn điều tra chính thức,chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 255 học sinh THPT (lớp 11) ở thành phố Hoà Bình. Hình thức chúng tôi tiến hành là: gặp gỡ những ngƣời đƣợc điều tra, phát bảng hỏi cá nhân, hƣớng dẫn cách trả lời và thu lại bảng hỏi khi đã trả lời xong. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên trong các trƣờng THPT, phụ huynh học sinh. Yêu cầu của chúng tôi khi điều tra là ngƣời đƣợc trả lời bảng hỏi cũng nhƣ phỏng vấn phải trong trạng thái tỉnh táo, vui vẻ, chấp nhận việc trả lời. Để thuận lợi và đảm bảo chính xác, khách quan cho việc điều tra chúng tôi giới thiệu và hƣờng dẫn bảng hỏi hoặc nội dung cần phỏng vấn sâu, sau đó dành cho ngƣời đƣợc hỏi có khoảng thời gian nhất định để trả lời.

Qua việc sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, làm ca chúng tôi thu đƣợc những thông tin khách quan về khách thể nghiên cứu. Những phiếu điều tra thu đƣợc và nội dung các phỏng vấn sâu có tƣơng đối đầy đủ những thông tin cần thiết đƣợc chúng tôi sử dụng làm dữ liệu chính phân tích và đƣợc trình bày trong đề tài.

Những dữ liệu thu đƣợc bằng những phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau đƣợc chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng nhƣ phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề này nhằm hình thành nên cơ sở lí luận cho đề tài của mình.

Những tài liệu chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu có nội dung tập trung vào vấn đề nhu cầu của học sinh THPT về GDGT. Cụ thể những tài liệu này bao gồm: một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc xung quanh vấn đề nhu cầu GDGT của học sinh THPT. Bên cạnh đó là một số công trình, những bài viết đƣợc đăng tải trên các sách báo, tạp chí, internet…

Để nghiên cứu, phân tích và nhằm phát hiện về thực trạng nhu cầu GDGT của học sinh THPT, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích, hệ thống hoá, khát quát hoá tƣ liệu. Nguồn tƣ liệu tập trung vào các vấn đề: Các lý thuyết về giới, giới tính, GDGT, nhu cầu; Các đặc điểm của học sinh THPT.

Từ việc phân tích văn bản, tài liệu, chúng tôi xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản: giới, giới tính, giáo dục giới tính, nhu cầu, nhu cầu giáo dục giới tính. Mặt khác, đề tài đã xác định những nội dung cơ bản liên quan đến

nhu cầu GDGT của học sinh THPT. Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựng công cụ nghiên cứu thực tiễn cho đề tài của mình (bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn sâu).

Một phần của tài liệu Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)