Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 52)

D. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế

3. Kiểm tra, đánh giá

3.1. Thƣờng xuyên

Đánh giá thƣờng xuyên đƣa ra một nhận xét về sự làm chủ kiến thức của ngƣời học trong quá trình học một nội dung nhằm mang đến các chỉnh sửa cho chiến lƣợc dạy và học. Đánh giá thƣờng xuyên mang đến các mục tiêu trung gian, đánh

giá này tập trung vào một phần của bài học hoặc bài giảng và cho phép quay lại cải tiến việc dạy và học khi cần thiết.

Ngƣời dạy có thể sử dụng các công cụ đo lƣờng khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và sự sáng tạo của mình, ví dụ: kiểm tra 15 phút, câu hỏi miệng cá nhân hoặc nhóm, bài tập nhóm.

Đánh giá thƣờng xuyên cần có tần số đủ lớn để chứng thực sự tiến bộ đƣợc duy trì của ngƣời học và để mang đến các sự chỉnh sửa hữu ích và kịp thời.

3.2. Định kỳ

Là hoạt động của giảng viên vào những thời điểm đã đƣợc qui định trong đề cƣơng môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá tƣơng ứng nhằm đánh giá, định hƣớng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tƣơng ứng của sinh viên. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì đƣợc xem là kết quả học tập môn học của sinh viên và là cơ sở để xếp hạng sinh viên sau khi kết thúc môn học. Ví dụ nhƣ kiểm tra 15‟ (hệ số 1), bài kiểm tra 45‟(hệ số 2), kiểm tra học kỳ18

(hệ số 3) vv…..

3.3. Tổng kết

Đánh giá tổng kết nêu ra một nhận xét mang tính kết thúc và xác định về sự làm chủ một tập hợp các mục tiêu kết thúc trong khuôn khổ của một nội dung đƣợc quy định. Hình thức đánh giá này diễn ra khi kết thúc một nội dung học quan trọng và liên quan đến mục tiêu kết thúc chứ không phải mục tiêu trung gian. Nó có thể diễn ra khi kết thúc một học phần hoặc một khoá học. Đánh giá tổng kết sẽ diễn ra ở một thời điểm chính xác và đƣa ra một nhận xét mang tính kết thúc. Trong hình thức đánh giá tổng kết thì kết quả sẽ đƣa ra một chứng chỉ, một sự xếp hạng của ngƣời học hoặc yêu cầu ngƣời học phải học lại hoặc tổ chức ôn tập lại.

18Khoa sƣ phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Tập bài giảng dành cho học viên cao học Quản lý giáo dục. Hà Nội, 2008.

4. Đánh giá cải tiến

4.1. Đánh giá cải tiến chƣơng trình học 4.2. Đánh giá cải tiến việc dạy và học

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)