D. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
4. Các chƣơng trình đào tạo
4.1. Chƣơng trình đào tạo Đại học (hệ chính quy)
Chƣơng trình đào tạo Đại học của ĐKC có phần “nặng” hơn nhiều trƣờng đại học khác. Vì sao vậy? Vì ĐKC chủ trƣơng: một sinh viên tốt nghiệp Đại học phải hội đủ cả 3 khối kiến thức và kỹ năng sau đây:
1). Thông thạo nghề nghiệp chuyên môn
2). Thành thạo kỹ năng sử dụng máy vi tính (thông qua 300 tiết học và thực hành trên máy, không kể số giờ tự do truy cập Internet tại Thƣ viện của Trƣờng) 3). Sử dụng tƣơng đối thành thạo tiếng Anh (thông qua 1.000 tiết học trên lớp để
đạt trình độ C hay 500 điểm TOEFL).
Hai môn Tin học và Tiếng Anh đƣợc bố trí vào chƣơng trình đào tạo chính khoá, vì vậy sinh viên không phải học thêm tại Trung tâm Tin học hay Trung tâm tiếng Anh. Sinh viên học hết năm thứ ba có khả năng học tiếp năm thứ tƣ bằng tiếng Anh tại Hà Lan. Sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ tiếng Anh từ 550 điểm TOEFL trở lên có thể học tiếp Thạc sĩ bằng tiếng Anh tại các trƣờng đại học nƣớc ngoài và ngay tại Trƣờng.
Nhờ hội đủ cả 3 khối kiến thức và kỹ năng nêu trên, sinh viên ĐKC thƣờng đƣợc các nhà tuyển dụng đánh giá cao và đƣợc đãi ngộ bằng một mức lƣơng tƣơng đối cao.
Những sinh viên khá và giỏi có khả năng đạt đƣợc 2 bằng cử nhân trong vòng 4 năm rƣỡi, trong đó bằng thứ hai là bằng Cử nhân tiếng Anh. Có đƣợc trình độ này thì càng dễ tìm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
4.2. Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng (hệ chính quy)
Chƣơng trình này thực chất là Chƣơng trình đào tạo Đại học. Nó chỉ thấp hơn Chƣơng trình đào tạo Đại học của ĐKC ở trình độ tiếng Anh. Phần đào tạo về nghề nghiệp chuyên môn là phần cốt lõi của Chƣơng trình đào tạo Đại học thì vẫn đƣợc giữ nguyên ở Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng. Điều đó cho phép sinh viên Cao đẳng đạt đƣợc trình độ thông thạo về nghề nghiệp chuyên môn giống nhƣ sinh viên Đại học.
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng loại khá và giỏi, học viên có thể học liên thông (cùng ngành nghề) ngay tại ĐKC để đạt trình độ Đại học.
ĐKC dành ƣu tiên chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng cho những thí sinh nộp đơn thi Nguyện vọng I vào ĐKC. Nếu chƣa đủ điểm vào Đại học thì học viên sẽ đƣợc xếp ngay vào Cao đẳng của ĐKC.
4.3. Chƣơng trình đào tạo Trung cấp (hệ chính quy)
Từ “Trung cấp chuyên nghiệp” hiện đƣợc dùng cho 2 trình độ: một loại lấy đầu vào là học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở (lớp 9), đào tạo 3 năm thì cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp; một loại lấy đầu vào là học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (lớp 12), đào tạo 2 năm thì cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp. Loại này thực chất là Cao đẳng 2 năm. Nội dung kiến thức của 2 năm đó không phải là kiến thức Trung học mà là kiến thức Sau trung học, cũng tức là kiến thức của bậc Đại học. Châu Âu gọi bậc học này là Kỹ thuật viên cao đẳng, hay Cao đẳng kỹ thuật. Chƣơng trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp của ĐKC chính là Chƣơng trình đào tạo Cao đẳng 2 năm. Chƣơng trình này chọn lấy những gì là cần thiết nhất, thiết thực nhất trong mảng kiến thức và kỹ năng cốt lõi của Chƣơng trình đào tạo Đại học cùng ngành nghề. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của Chƣơng trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp chiếm tới 60-65% kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của bậc Đại học. Điều này cho phép sinh viên Trung cấp ra trƣờng có đủ trình độ thành thạo về nghề nghiệp đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao.
Sinh viên Trung cấp cũng đƣợc đào tạo bài bản về Tin học ứng dụng nhƣ sinh viên Đại học và Cao đẳng. Một chuyên viên Kế toán, một chuyên viên Thƣơng mại cũng phải đồng thời là một kỹ thuật viên máy tính. Ngày nay, ngƣời
ta không làm kế toán bằng một cây bút bi, mà làm kế toán bằng một chiếc máy vi tính. Ngƣời ta mua và bán mỗi ngày hàng ngàn thứ mà không cần phải ghi sổ. Thay vào đó là một chiếc máy vi tính.
Với khối lƣợng kiến thức và kỹ năng nhƣ trên thì Chƣơng trình đào tạo Trung học chuyên nghiệp thực chất là một bộ phận của Chƣơng trình đào tạo Đại học, mà lại là bộ phận cốt lõi nhất - bộ phận có chức năng tạo ra năng lực nghề nghiệp cho sinh viên.
Sinh viên Trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp loại khá và giỏi có thể học liên thông lên Cao đẳng hay lên Đại học ngay sau khi tốt nghiệp và ngay tại ĐKC.
4.4. Chƣơng trình đào tạo Đại học (hệ tại chức)
Nếu bạn không có điều kiện học Đại học hệ chính quy thì còn một cơ hội nữa: hãy đăng ký học Đại học hệ tại chức.
Đào tạo tại chức (hay vừa làm vừa học) là một phƣơng thức đào tạo giúp ngƣời học vừa đi làm vừa có thể tranh thủ thời gian để đạt trình độ kiến thức mong muốn, ở đây là trình độ Đại học.
Hệ tại chức của ĐKC đào tạo 4 ngành học thuộc bậc Đại học: 1). Quản lý kinh doanh
2). Tài chính - Ngân hàng 3). Kế toán
4). Công nghệ thông tin (công nghệ phần mềm)
Nhà trƣờng chỉ tổ chức lớp học khi có đủ số lƣợng sinh viên tối thiểu cho một ngành học là 60 sinh viên (quy mô tối ƣu cho một ngành học là 120 sinh viên).
Chƣơng trình đào tạo Đại học tại chức phải bảo đảm chuẩn kiến thức do Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định cho bậc Đại học (210 đơn vị học trình). Vì đào tạo tại chức đƣợc phép miễn một số môn nhƣ Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, Thực tập cuối khoá… cho nên Chƣơng trình có thể bố trí ở mức 180 đơn vị học trình.
So với Chƣơng trình đào tạo Đại học hệ chính quy của ĐKC thì Chƣơng trình đào tạo Đại học tại chức khác ở 2 điểm:
1). Vì eo hẹp về thời gian, môn Ngoại ngữ chỉ đƣợc bố trí ở mức 20 đơn vị học trình nhƣ quy định chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo (trong khi Chƣơng trình đào tạo Đại học hệ chính quy của ĐKC bố trí tới 72 đơn vị học trình).
2). Sinh viên hệ tại chức không phải thực tập cuối khoá (2 tháng) và nghiên cứu đề tài để viết Luận văn tốt nghiệp (1 tháng), chỉ phải dự kỳ thi tốt nghiệp sau một thời gian ôn tập và phụ đạo.
Ngoài 2 điểm nêu trên, mọi khâu của quy trình đào tạo đều phải thực hiện đúng nhƣ hệ đào tạo chính quy, có nhƣ vậy mới bảo đảm đƣợc chất lƣợng đào tạo. Nhà trƣờng không chấp nhận thói quen của một số sinh viên chỉ muốn “học giả” mà lấy bằng thật.
Thời gian lên lớp đƣợc bố trí vào các buổi tối và ngày nghỉ cuối tuần, phù hợp với yêu cầu của ngƣời học. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng bền bỉ của sinh viên, không những để dự lớp đầy đủ mà còn phải bảo đảm thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bằng 1-2 lần thời gian lên lớp.
Nhà trƣờng tổ chức thi tuyển mỗi năm 2 kỳ. Thi theo khối A và D1. Trƣớc kỳ thi tuyển, nhà trƣờng tổ chức ôn tập cho những thí sinh có nhu cầu.
Những sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp từ ĐKC mà muốn học lên Đại học qua phƣơng thức vừa làm vừa học thì đƣợc dự tuyển vào hệ đào tạo tại chức cùng ngành nghề. (Nếu học liên thông thì phải học theo hệ chính quy). Những sinh viên này đƣợc miễn học lại những học phần đã học ở bậc Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp của ĐKC.
Những sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng hay Trung cấp chuyên nghiệp (Cao đẳng 2 năm) từ các trƣờng khác cũng đƣợc dự tuyển vào hệ đào tạo tại chức cùng ngành nghề, nhƣng chỉ đƣợc miễn học lại những học phần mà nội dung và khối lƣợng học tập (số lƣợng Đơn vị học trình) của các học phần đó trùng khớp với các học phần của ĐKC.
Các chƣơng trình đào tạo do Khoa Tiếng Anh đảm nhiệm gồm có: Cử nhân tiếng Anh văn bằng 1, văn bằng 2; Tiếng Anh đại cƣơng và chuyên ngành cho các chƣơng trình Quản lý kinh doanh và Tin học cho cả 4 bậc đào tạo của Trƣờng; Bồi dƣỡng (ngắn hạn) sinh viên du học Đài Loan, Hà Lan, Mỹ; Các khoá đào tạo sinh
viên khá, giỏi. Khoa luôn áp dụng phƣơng pháp dạy và học tích cực, lấy giao tiếp và thực hành làm chủ đạo. Trong đó 25% số giờ tiếng Anh đƣợc thực hiện trong phòng Đa phƣơng tiện. 85% sinh viên đạt yêu cầu về kiến thức tiếng Anh, trong đó khá, giỏi chiếm 35%. Khoa đã lựa chọn biên tập một phức hợp giáo trình gồm 16 loại cho sinh viên học đủ 130 đơn vị học trình và cho các đối tƣợng học khác. Khoa đã biên soạn 14 bộ đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh, hơn 1 vạn câu hỏi, dùng cho đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp19
.