Tiến hành dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 50)

D. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế

2. Tiến hành dạy học tích cực

Dạy học tích cực là những chiến lƣợc tạo cơ hội cho sinh viên tham gia tích cực vào quá trình dạy và học. Giáo viên đóng vai trò là nguồn thông tin chính nhƣng cũng là ngƣời thúc đẩy quá trình học của sinh viên. Bài học đƣợc sử dụng

chủ yếu để phân tích, tìm hiểu những kiến thức cơ bản và thực hành các kỹ năng đòi hỏi tƣ duy cao cấp nhƣ: phân tích vấn đề, tranh luận, áp dụng, sáng tạo và ra quyết định. Những kiến thức “thông thƣờng” nhƣ dữ kiện, sinh viên sẽ tự học từ bài giảng, tài liệu phát tay hoặc các nguồn thông tin khác ở thƣ viện hoặc internet.

Dạy học tích cực không phụ thuộc vào việc có nguồn lực hay không. Bài giảng có thành công hay không mà phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài cẩn thận, lòng tin đối với khả năng của sinh viên và vai trò lãnh đạo của giáo viên. Năng lực chủ chốt của giáo viên là khả năng đƣa ra những câu hỏi kích thích tƣ duy của sinh viên, giao bài tập rõ ràng, đúc rút ngắn gọn và sâu sắc.

Dƣới đây là 14 nguyên tắc của lý luận dạy học tích cực (lấy ngƣời học làm trung tâm)17

1) Việc học những vấn đề phức tạp sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu nó đƣợc tiến hành trên cơ sở những thông tin và kinh nghiệm mà ngƣời học đã tích luỹ đƣợc.

2) Ngƣời học thành công là ngƣời có thể diễn đạt tri thức đã học một cách có ý nghĩa và chặt chẽ.

3) Ngƣời học thành công là ngƣời học có thể liên kết cái mới biết với cái đã biết một cách có ý nghĩa.

4) Ngƣời học thành công là ngƣời có thể tạo ra hoặc sử dụng những phƣơng pháp khác nhau để đạt đến mục tiêu học tập.

5) Những chiến lƣợc nhằm tuyển chọn và theo dõi các hoạt động trí tuệ có thể hỗ trợ cho tƣ duy khoa học và sáng tạo.

6) Hoạt động học tập chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng, nhƣ văn hoá, trình độ công nghệ, phƣơng pháp giảng dạy.

7) Học đƣợc những gì và bao nhiêu phụ thuộc vào động cơ của ngƣời học. Động cơ này phụ thuộc vào trạng thái tình cảm, sở thích, mục đích học tập và thói quen tƣ duy của ngƣời học.

8) Khả năng sáng tạo, thói quen suy nghĩ, óc tò mò có vai trò quan trọng đối với động cơ học tập. Động cơ nội tại có thể đƣợc phát huy bởi những công việc đòi

hỏi trí tuệ, phù hợp với sở thích, cho phép sự chọn lựa cũng nhƣ chủ động của ngƣời học.

9) Sự tiếp thu những kiến thức và kỹ năng phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực của ngƣời học và cần có sự hƣớng dẫn. Nếu ngƣời học không có động cơ học tập đúng đắn thì sẽ không nỗ lực trừ phi bị ép buộc.

10) Ngƣời học càng lớn tuổi thì cơ hội và khó khăn trong học tập của họ càng khác biệt. Việc học sẽ diễn ra hiệu quả hơn nếu nó diễn ra phù hợp với điều kiện thể chất, trí tuệ, tình cảm và bối cảnh xã hội của ngƣời học.

11) Học tập là một hoạt động chịu sự chi phối bởi quan hệ xã hội, bởi sự giao tiếp với ngƣời khác.

12) Mỗi ngƣời học có phƣơng pháp và khả năng học tập riêng, phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi ngƣời và cả yếu tố di truyền nữa.

13) Học tập có thể đạt hiệu quả cao nếu ngƣời học đƣợc quan tâm đầy đủ đến ngôn ngữ, văn hoá và hoàn cảnh xã hội của họ.

14) Đặt ra những tiêu chuẩn cao một cách hợp lý để đánh giá ngƣời học và quá trình học của họ là điều không thể thiếu trong hoạt động dạy học.

Đây chƣa phải là bộ nguyên tắc hoàn hảo của lý luận dạy học tích cực (lấy ngƣời học làm trung tâm), song những nguyên tắc này cũng gợi ý để ngƣời giáo viên suy nghĩ nghiêm túc không những về việc rèn luyện năng lực chuyên môn, mà còn về việc lựa chọn các chiến lƣợc dạy học, phƣơng pháp dạy-học, cách hƣớng dẫn hỗ trợ, tƣ vấn và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Sinh viên sẽ trở thành một chủ thể tự giác, tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm về quá trình nhận thức của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của giảng viên ở trên lớp và ở nhà.

Một phần của tài liệu Quản lý quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế tại khoa tiếng Anh-Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)