D. Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
B. Quy trình dạy học của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Quy trình dạy học của trƣờng bao gồm nhiều thành tố nhƣ: mục đích, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, hoạt động dạy-học, kiểm tra đánh giá… Quá trình này diễn ra và tác động qua lại với môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng khoa học – công nghệ, môi trƣờng quốc tế hoá…. Có thể khái quát cấu trúc của quy trình dạy học ở trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội gồm các thành tố cơ bản sau:
1. Mục đích: Phản ánh một cách tập trung nhất những yêu cầu của xã hội (đƣợc thể hiện ở những yêu cầu của từng ngành nghề) đối với quá trình dạy học của Trƣờng.
2. Mục tiêu: Đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật - công nghệ,
tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một dàn cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp - những “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.1. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thƣờng thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo.
2.2. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và
giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo.
2.3. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo20
.
3. Nội dung dạy học: Bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo liên quan đến một ngành nghề cụ thể mà ngƣời học cần phải nắm vững trong quá trình dạy học tại Trƣờng. Nội dung dạy học là một nhân tố cơ bản của quá trình dạy học ở Trƣờng. Nội dung dạy học bị chi phối bởi mục đích và mục tiêu, đồng thời nó lại quy định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học.
3.1. Đào tạo trình độ cao đẳng: Bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiết, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.
3.2. Đào tạo trình độ đại học: Bảo đảm cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn tƣơng đối hoàn chỉnh; có phƣơng pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. 3.3. Đào tạo trình độ thạc sĩ: Bảo đảm cho học viên đƣợc bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cƣờng kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của mình.
Học kỳ II năm học 2007-2008, CẢ TRƢỜNG đã có tới 15 khoa và bộ môn có giờ lên lớp cho các sinh viên các khoá 10,11,12.
Nhìn chung chất lƣợng giảng dạy của các thầy cô của Trƣờng đƣợc đánh giá cao. Mức TỐT đạt tới 47,2 %. Thêm vào đó, có tới 15,4 % ý kiến còn cho rằng nội dung các bài giảng là RẤT TỐT. Nếu tính chung lại thì có tới 62,6 % ý kiến nhận xét chất lƣợng nội dung bài giảng của các thầy cô trong Trƣờng là TỐT và RẤT TỐT. Chúng ta có thể xem kết quả phân tích về nội dung dạy học tại phụ lục 13. Đồ thị số 1.
Số các bài giảng có nội dung đƣợc đánh giá là BÌNH THƢỜNG và YẾU chỉ chiếm có 37,4 %. Trong đó số bị đánh giá là YẾU chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ :2,8 %.
Qua đây có thể thấy, với khoảng 2/3 số bài giảng đƣợc đánh giá là có chất
lƣợng tốt và rất tốt, còn lại chủ yếu là BÌNH THƢỜNG, tuy chƣa hẳn là đã nhƣ
mong muốn, song, về cơ bản, có thể nói Trƣờng đã nằm trong “tốp” có chất lƣợng cao trong số các trƣờng đại học dân lập hiện nay.
4. Phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học:
Là hệ thống những cách thức, phƣơng tiện hoạt động phối hợp của ngƣời dạy và ngƣời học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Trƣờng đã kết hợp với hệ thống đa phƣơng tiện để tạo ra hiệu quả giảng dạy cao nhất. Tính đến đầu năm học 2005 – 2006): có 2 phòng máy chủ, 1139 máy tính và nhiều thiết bị khác (máy chiếu, đa phƣơng tiện...)
Phiếu hỏi về PHƢƠNG PHÁP giảng dạy của Trƣờng, yêu cầu học sinh cho ý kiến về 5 tiêu chí: DỄ HIỂU, KHÓ HIỂU, HẤP DẪN, KHÔNG HẤP DẪN, BÌNH THƢỜNG. Đây là những khía cạnh rất đa dạng. Phòng Khoa học đã tổng hợp các kết quả điều tra cụ thể theo từng tiêu chí trên. Tuy vậy, do các cặp tiêu chí DỄ HIỂU - HẤP DẪN và KHÓ HIỀU- KHÔNG HẤP DẪN thƣờng là những cặp mang tính NHÂN- QUẢ gắn liền nhau và thống nhất với nhau, nên Phòng Khoa học tổng hợp kết quả và phân tích theo 3 tiêu chí cơ bản, thể hiện đƣợc mức độ cao thấp của nghệ thuật truyền thụ của các thầy cô là:
1). Dễ hiểu - hấp dẫn. 2). Bình thƣờng.
3). Khó hiểu – không hấp dẫn
Nhìn chung, phƣơng pháp truyền thụ của các thầy cô giáo của Trƣờng mới đạt ở mức chất lƣợng trung bình. Số các bài giảng đƣợc học sinh đánh giá là DỄ HIỂU- HẤP DẪN mới chỉ ở mức quá bán một chút , là 53 %. 31,7 % đƣợc
đánh giá là BÌNH THƢỜNG. Điều đáng lƣu ý là số bài giảng đƣợc coi là KHÓ HIỂU- KHÔNG HẤP DẪN chiếm tới 15,3 %, (xấp xỉ 1/5 ). Nghĩa là cứ 5 bài giảng thì có một bài giảng học sinh không tiếp thu đƣợc tốt , không khí lớp học có phần nhàm chán! Rõ ràng đây là một vấn đề cần quan tâm của Trƣờng và các
khoa. Chúng ta có thể xem kết quả phân tích về phương pháp dạy học tại phụ lục 14. Đồ thị số 1
5. Hoạt động dạy-học:
Trong quá trình dạy học, giáo viên của Trƣờng với hoạt động dạy có chức năng tổ chức, điều khiển, lãnh đạo hoạt động học tập của ngƣời học, đảm bảo cho ngƣời học thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng những yêu cầu đã đƣợc quy định bởi mục đích và mục tiêu đào tạo. Trong quá trình dạy học, ngƣời học vừa là khách thể (của quá trình dạy), vừa là chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của hoạt động học. Thầy và trò cũng nhƣ hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
6. Môi trƣờng:
Quy trình dạy học của trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với tƣ cách là một hệ thống tồn tại và phát triển trong môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng khoa học – công nghệ và những xu thế của thời đại... Nếu các thành tố: mục đích, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, giáo viên – học sinh, kết quả… là các thành tố bên trong quá trình dạy học thì thành tố môi trƣờng đƣợc xem là thành tố bên ngoài của quy trình dạy học. Các môi trƣờng này không chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói chung của trƣờng mà còn ảnh hƣởng đến tất cả các thành tố cấu trúc bên trong. Ngƣợc lại, quy trình dạy học phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sự vận động đi lên của các môi trƣờng bên ngoài.
7. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học là một trong những khâu quan trọng của Trƣờng. Các kiểu bài kiểm tra đƣợc thiết kế và sử dụng để tìm hiểu xem ngƣời học đã đạt đƣợc mục tiêu dạy học hay chƣa. Ví dụ nhƣ các bài kiểm tra điều kiện thi, Các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ vv…hình thức kiểm tra kết quả có thể là trắc nghiệm viết, khách quan trên máy, tự luận, xemina, vấn đáp
Có thể mô hình hoá các thành tố của quy trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng nhƣ mô hình sau:
Mối quan hệ giữa quy trình dạy học với môi trƣờng bên ngoài là mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này phản ánh vai trò của đời sống xã hội, ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc của nền kinh tế thị trƣờng tới từng nhân tố của quá trình giáo dục, tới chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đào tạo. Và ngƣợc lại, sản phẩm giáo dục – những ngƣời có tri thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức và thái độ đúng đắn… sẽ phát huy ảnh hƣởng tích cực trở lại đối với nền kinh tế - xã hội… Với ý nghĩa đó, giáo dục có vai trò là động lực, là điều kiện cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội.