C. Quy trình dạy học chuẩn quốc tế
2. Kế hoạch dạy học
Khi tính đến các nhu cầu đã đƣợc xác định và khả năng của ngƣời học, ngƣời lập kế hoạch dạy học cần thiết kế các hoạt động học phù hợp và chuẩn bị mọi việc cần thiết khác cho từng bài trong chƣơng trình. Ngƣời lập kế hoạch hoàn tất kế hoạch làm việc ngắn gọn cho các bài học, chuẩn bị học liệu phù hợp để đáp ứng yêu cầu học tập đã đƣợc xác định và đảm bảo các yêu cầu về học tập và các mục
tiêu đƣợc đáp ứng. Khâu lập kế hoạch và chuẩn bị bao gồm cả thiết bị và các tiện ích khác cho việc học
2.1. Xác định yêu cầu cho mỗi bài học
Kế hoạch cho mỗi bài học phải đƣợc xác lập một cách mạch lạc, vai trò của giảng viên – ngƣời học nên đƣợc phân định rạch ròi.
Thiết lập các mục đích và mục tiêu cho từng bài học đáp ứng nhu cầu của ngƣời học.
Xác định và lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp nhất. Giảng viên sẽ làm gì, ví dụ nhƣ khi hƣớng dẫn cho nhóm, trình diễn, làm mẫu, bài tập và các hoạt động cho cá nhân, từng cặp và theo nhóm, kèm cặp cá nhân? Ngƣời học sẽ làm gì khi thực hành, làm việc theo nhóm nhỏ, đóng vai, làm bài tập, học theo tình huống, tham gia trò chơi mô phỏng công việc, thực tập kỹ năng? Nhân tố nào ảnh hƣởng tới hiệu quả của phƣơng pháp và các hoạt động đó?
Lập kế hoạch hoạt động cho cả lớp, cho từng cá nhân và cho từng nhóm nhỏ và vai trò của giáo viên khi hỗ trợ những hoạt động này.
Tạo phân hoá – lập kế hoạch cung cấp cho ngƣời học có các nhu cầu và năng lực khác nhau.
Liệt kê các nguồn lực cần để thực hành hiệu quả, thí dụ con ngƣời, thiết bị, học liệu, tài chính, thời gian và địa điểm, và cách dùng những nguồn lực này sao cho có hiệu quả nhất. Trong các nguồn lực bao gồm cả việc lựa chọn các loại giáo cụ nhƣ bảng lật, đèn chiếu và video.
Liệt kê cách thức kiểm tra – đánh giá sự tiến bộ cũng nhƣ kết quả học tập của học viên.
2.2. Hoàn tất các kế hoạch về bài học
Định ra các mục đích, mục tiêu, độ dài của bài học và thời gian cho mỗi hoạt động học, danh sách các hoạt động học tập và phƣơng pháp đánh giá, cũng nhƣ các nguồn và dữ liệu cần thiết.
Mục đích, thực hành và lợi ích của việc lập kế hoạch bài học. Lên kế hoạch về bài học cho phép giáo viên tƣ duy một cách hệ thống về mọi yêu cầu quan trọng của bài học và chỉ ra những yêu cầu này theo cách có ý nghĩa và kinh tế. Đó là
điều có ích trƣớc tiên và hàng đầu đối với giáo viên. Do khi lên chƣơng trình, lập kế hoạch bài học, một điều thƣờng xảy ra là kinh nghiệm không phải lúc nào cũng phù hợp với kế hoạch, do vậy cần có một mức độ linh hoạt trong quá trình lập kế hoạch, tức là dự kiến các hoạt động thay thế.
Kế hoạch cho mỗi bài phải hiện thực, tức là các nguồn lực phải phù hợp ít nhất đủ để đáp ứng mục đích và mục tiêu đã xác định.
Mỗi kế hoạch bài học phải mạch lạc, và các kế hoạch bài học tổng thể cần tạo ra trình tự hợp lý và theo hƣớng đi lên.
2.3. Chuẩn bị học liệu
Xác định và chuẩn bị học liệu cho từng bài cụ thể để đạt đƣợc các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của cá nhân cũng nhƣ của cả lớp.
Chức năng của học liệu là cung cấp thông tin, đƣa ra các ví dụ, gây hứng thú, kích thích việc trao đổi ý tƣởng và ý kiến, kích thích các hoàn cảnh thực. Các dạng học liệu nhƣ phƣơng tiện nghe nhìn, tài liệu in sẵn, bài tập, các tình huống, phần mềm tƣơng tác, các trang web mang tính giáo dục và điều tra ảo.
Các nguyên tắc trong trình bày thông tin theo trình tự hợp lý và dùng ngôn ngữ phù hợp với nhu cầu của học viên. Lựa chọn phƣơng tiện truyền thông và phƣơng pháp phù hợp với chủ đề, hoàn cảnh và độ dài của bài học.
Học liệu cần phải chính xác, dễ đọc và có phong cách phù hợp với nhu cầu và khả năng của ngƣời học và yêu cầu của mỗi bài học. Cân nhắc phong cách, hình thức của ngôn ngữ, thuật ngữ dễ hiểu, dễ sử dụng có tác động đến nghe nhìn của ngƣời học.
Các học liệu đang có có thể hữu ích và sử dụng đƣợc ngay, hoặc cần điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của bài và của môi trƣờng học. Các nguyên tắc sử dụng và áp dụng ngữ liệu lấy từ các nguồn bên ngoài – các dữ liệu đã đƣợc in ấn, bao gồm cả vấn đề bản quyền.
Tầm quan trọng của việc đánh giá thử nghiệm các học liệu trƣớc khi sử dụng. Sáng tạo và chuẩn bị các học liệu mới, khi cần. Phƣơng pháp thiết kế và phát triển học liệu, thí dụ các bài tập lớn hiện thực tạo sự tin cậy của ngƣời học.
Các học liệu sẽ đƣợc phân phối ra sao – những học liệu cho giáo viên sử dụng và những học liệu cho ngƣời sử dụng.
Sử dụng các nguồn lực bên ngoài bổ trợ học tập, nhƣ điền giã, thực địa và mời thỉnh giảng.
2.4. Chuẩn bị thiết bị và các phƣơng tiện học tập
Xác định và chuẩn bị thiết bị và phƣơng tiện phù hợp cho từng bài cụ thể. Lựa chọn và sử dụng các dạng thiết bị phù hợp, nhƣ là đèn hắt, bảng lật, bảng đen/ trắng, công nghệ thông tin truyền thông, đèn chiếu đa năng, thiết bị nghe nhìn, phim, LCD.
Cần nghiên cứu phòng thí nghiệm, xƣởng trƣờng, và phòng thu để tin tƣởng về khả năng, mức độ phù hợp, cấp độ của thiết bị, khả năng hỗ trợ kỹ thuật, ảnh hƣởng tới sức khoẻ và an toàn lao động.
2.5. Lập kế hoạch đánh giá cải tiến
Xác định kế hoạch đánh giá để tích hợp với kinh nghiệm giảng dạy nhằm hỗ trợ các hoạt động thực hành trƣớc, trong và sau mỗi bài học.
Các nguyên tắc và thực hành giảng dạy hiệu quả.
Cân nhắc các câu hỏi chủ chốt: Những điểm nào cần đƣợc đánh giá? Kế hoạch đánh giá đƣợc xác định ra sao? Đánh giá sẽ đƣợc ghi chép và báo cáo nhƣ thế nào? Ngƣời học sẽ có cơ hội nào để thu thập câu trả lời về bài học? Có những yêu cầu chính thức hay không, thí dụ nhƣ tính tự chịu trách nhiệm? Phong cách ƣa thích của ngƣời học là gì khi phản ánh kinh nghiệm? Làm thế nào để những kết quả thu thập đƣợc có thể lƣu giữ để hỗ trợ đắc lực nhất cho thực hành trong tƣơng lai?
Các cơ hội cho ý kiến đóng góp ngay trong bài học. Lập kế hoạch phản ánh và đánh giá ngay khi bài học kết thúc và suy ngẫm trong tƣơng lai.
2.6.Chuẩn bị môi trƣờng học
Xác định và chuẩn bị môi trƣờng học cho chƣơng trình và hỗ trợ cho mỗi bài một cách phù hợp nhằm khuyến khích học tập và không bị gián đoạn càng nhiều càng tốt.
Giáo viên phải có khả năng kiểm soát môi trƣờng học cho cả chƣơng trình và cho mỗi bài học, không những trong việc lên kế hoạch ban đầu, mà còn biết điều chỉnh trong quá trình dạy học.
Môi trƣờng học tập bao gồm cả về mặt vật chất và xã hội. Môi trƣờng vật chất bao gồm những yếu tố nhƣ nhiệt độ hay mức độ thông gió, sự sạch sẽ, cách trang chí, hình dạng bàn ghế và sơ đồ lớp, độ chiếu sáng, mặt bằng làm việc. Môi trƣờng xã hội kết nối với môi trƣờng vật chất nhƣ địa điểm, không gian, sự di chuyển của giáo viên trong giờ học. Môi trƣờng xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ phong cách giao tiếp, giờ học đầu tiên, quy tắc ứng xử.
Cân nhắc việc đánh giá, hoặc nếu cần, thử nghiệm yếu tố môi trƣờng trƣớc khi sử dụng.
Những yếu tố có thể ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng vật chất và xã hội của quá trình học tập, những biện pháp giảm thiểu chúng.