Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức, được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của người lao động (tức là thay đổi về kiến thức chuyên môn, đồng thời thay đổi cả thái độ, phong cách làm việc của người lao động).
Đào tạo và phát triển giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể tiếp nhận nhiệm vụ mới khi có sự thay đổi về mục tiêu, luật pháp, chính sách, kỹ thuật – công nghệ, cơ cấu tổ chức quản lý...
Mặt khác, đào tạo và phát triển là một bước chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ kế cận cho doanh nghiệp, đồng thời thoả mãn nhu cầu phát triển của nhân viên.
Do sự phát triển hợp tác quốc tế, sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật khiến cho nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng trở nên cấp
thiết. Trong khi các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm thì ý tưởng, sức sáng tạo của con người đã trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Thực tế đã chứng minh rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, do kinh phí đào tạo được Tổng BĐTcấp còn hạn hẹp, các đối tượng được Bưu điện tỉnh cử đi học dài hạn (tập trung và tại chức) chỉ được hưởng nguyên phần tiền lương chính sách, phần tiền lương khoán do phải dùng nguồn quỹ khen thưởng thi đua để hỗ trợ nên mức hỗ trợ rất thấp (hỗ trợ theo lực học: Giỏi được 300.000,đ/tháng; Khá được 200.000,đ/tháng; Trung bình được 100.000,đ/tháng), do vậy không khuyến khích được người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt hơn công việc mà họ được giao.
Để khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cần phải có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực hợp lý, làm đòn bẩy mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện chế độ tiền lương.
Việc đào tạo và phát triển đội ngũ người lao động tại đơn vị cần gắn chặt với công tác tổ chức, sắp xếp, bố trí lao động. Mục tiêu quan trọng nhất của đào tạo là nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động và muốn thực hiện được điều này, khâu tổ chức sắp xếp lao động phải khoa học, hợp lý, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả sử dụng lao động của đơn vị.
Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và cần được quan tâm đúng mức trong các tổ chức, có ba lý do chủ yếu là:
- Thứ nhất, để đáp ứng yờu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.
- Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. - Thứ ba, đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
BĐT luôn cần chú trọng thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, cập nhật những thông tin, quyết định mới ban
Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp
hành của Nhà nước để đảm bảo luôn làm việc đúng nguyên tắc. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giỳp cho doanh nghiệp:
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc. - Nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám sát.
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. - Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn lao động.
- Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.
- Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc đào tạo nên được tiến hành tại các trường chính quy và học ngoài giờ hành chính, như vậy mới đảm bảo được thời gian làm việc, lại vừa đảm bảo việc học tập mang lại hiệu quả. Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. mỗi một phương pháp có cách thức thực hiện và ưu nhược điểm riêng:
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
A. Đào tạo trong công việc
1. Đào tạo theo chỉ dẫn công việc
- Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và kỹ năng cần thiết được dễ dàng hơn.
- Không cần phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập
- Can thiệp vào sự tiến hành công việc. - Làm hư hỏng các trang thiết bị. 2. Đào tạo theo kiểu học nghề
- Không can thiệp tới việc thực hiện công việc thực tế.
- Việc học được dễ dàng hơn - Học viên được trang bị một lượng kiến thức, kỹ năng lớn.
- Mất nhiều thời gian. - Đắt.
- Có thể không liên quan trực tiếp đến công việc. 3. Kèm cặp
và chỉ bảo
- Việc tiếp thu lĩnh hội các kỹ năng kiến thức cần thiết khỏ dễ dàng.
- Có điều kiện làm thử các công việc thật.
- Không thực sự được làm công việc đó một cách đầy đủ.
- Người học có khả năng bị lây nhiễm một số phương pháp, cách thức làm việc không tiên tiến.
4. Luân chuyển và thuyên
chuyển công việc
- Được trực tiếp làm nhiều công việc.
- Học tập thực sự
- Mở rộng kỹ năng làm việc của học viên
- Không hiểu biết đầy đủ về một công việc.
- Thời gian ở lại một công việc hoặc một vị trớ quá ngắn.
B. Đào tạo ngoài công việc
1. Tổ chức các lớp cạnh doanh
nghiệp.
- Người học được trang bị khóa đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành.
- Cần đầu tư trang thiết bị riêng cho người học
- Tốn kém. 2. Cử người
đi học ở các trường chính quy.
-Không ảnh hưởng tới việc thực hiện công việc của người khác. - Được trang bị đầy đủ và có hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành. - Tốn kém 3. Bài giảng hội nghị hay thảo luận . - Đơn giản dễ tổ chức.
- Không đòi hỏi phương tiện trang thiết bị riêng.
- Tốn nhiều thời gian. - Phạm vi hẹp.
Việc đào tạo phải đảm bảo đạt được hiệu quả thì mới đảm bảo các yêu cầu về cải thiện tiền lương. BĐT cần lên kế hoạch về nhu cầu đào tạo chính xác và lên phương án đào tạo cho phự hợp.