0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tiến hành phân tích công việc và xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HƯNG YÊN (Trang 58 -58 )

công việc

Phân tích công việc là một khâu quan trọng trong công tác trả lương lao động, vào đầu quý, đầu tháng, đầu tuần luôn chỉ ra được những định hướng công việc cần hoàn thành. Làm tốt công tác này sẽ khiến công việc được hoàn thành đạt hiệu quả nhanh chóng, không gây đứt đoạn cả một quá trình.

Công việc càng được chia nhỏ thì việc hoàn thành càng đạt độ chính xác cao, chia nhỏ công việc cũng là một trải nghiệm mới cho doanh nghiệp. tránh tình trạng mang con bỏ chợ, giao việc mà không có hướng dẫn tỷ mỷ chi tiết. Phân tích công việc và phân công công việc đến từng đối tượng, giao phó và nắm bắt tình hình hoàn thành công việc kịp thời.

Quá trình phân tích công việc bao gồm nhiều hoạt động, nhìn chung có thể chia ra thành bốn bước như sau:

Bước 1: Xác định các công việc cần phân tích.

Danh mục các công việc cần phân tích được xác định tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu phân tích công việc của công ty. Thông thường sẽ tiến hành phân tích công việc trong giai đoạn:

+ Khi một tổ chức bắt đầu hoạt động và chương trình phân tích công việc lần đầu tiên được tiến hành.

+ Khi xuất hiện các công việc mới.

+ Khi các công việc có sự thay đổi đáng kể về nội dung do kết quả của các phương pháp mới, các thủ tục mới hoặc công nghệ mới.

+ Khi tổ chức tiến hành rà soát lại theo chu kỳ tất cả các công việc (thường là ba năm một lần).

Bước 2: lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp: với mục đích của phân tích công việc, thiết kế các biểu mẫu ghi chép hoặc các bản câu hỏi cần thiết.

Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin

Bước 4: sử dụng thông tin thu thập: vào các mục đích của phân tích

công việc, chẳng hạn kế hoạch hóa nguồn nhân lực, xác định nhu cầu đào tạo, viết bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc

Bản mô tả công việc

1. Chức danh công việc: cán bộ quản lý nhân sự 2. Báo cáo với: giám đốc

3. Ngạch lương: 6

Các nhiệm vụ

Tuyển mộ, phỏng vấn và tuyển chọn lao động cho tất cả các vị trí làm việc còn trống.

Thiết kế và thực hiện các chương trình định hướng cho các công nhân viên mới để xây dựng thái độ tích cực đối với các mục tiêu của BĐT.

Theo dõi và quản lý các hoạt động như bảo hiểm, hưu trí, và các hoạt động về nhân sự.

Thực hiện các cuộc nghiên cứu về tiền lương trong thị trường lao động để xác định mức trả lương hợp lý.

Làm việc với các trưởng bộ phận để giải quyết các bất bình.

Viết các bản báo cáo về những người lao động rời khỏi BĐTvà thực hiện các cuộc phỏng vấn để xác định nguyên nhân.

Viết các bản báo cáo và các bản kiến nghị nhằm giảm tình trạng vắng mặt và biến động sức lao động.

Đàm phán với đại diện công đoàn khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Các yêu cầu của công việc

Kiến thức: có kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự, hiểu biết về các chính sách và các quy định của nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hiểu biết về luật pháp và các quy định về lao động.

Kỹ năng: sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu lao động như chụp ảnh, bấm giờ, phỏng vấn, điều tra xó hội học… có khả năng giao tiếp và quan hệ con người, có kỹ năng soạn thảo, đàm phán, sử dụng thành thạo tiếng Anh và các chương trình máy tính văn phòng.

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

hoặc kinh tế lao động hoặc quản trị kinh doanh

Kinh nghiệm: tối thiểu có hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân sự hoặc quản trị kinh doanh.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, BĐT Hưng Yên được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Chính quyền địa phương trong những năm qua BĐT Hưng Yên đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mục tiêu nhiệm vụ được giao. Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự điều tiết của bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình (Nhà nước) thì việc quản lý kinh doanh cần phải có sự hài hòa giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng quy định của Nhà nước lại có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết.

Đối với công tác trả lương cũng vậy, dòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn một hình thức trả lương công bằng và phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương.

Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ việc hoàn thiện hình thức trả lương trong doanh nghiệp không những trả đúng, trả đủ cho người lao động, mà còn làm cho tiền lương trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao động hăng say trong công việc.

Qua khảo sát thực tế tại BĐT Hưng Yên, BĐT Hưng Yên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Cách trả lương của BĐT Hưng Yên thực sự đã khuyến khích được người lao động không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thức trả lương này đã gắn chặt lợi ích cá nhân của người lao động với lợi ích BĐT Hưng Yên.

Trong thời gian tìm hiểu và phân tích hình thức trả lương tại BĐT Hưng Yên. Tôi thấy rằng công tác tiền lương của BĐT Hưng Yên cơ bản là tốt, nhưng vẫn còn một số hạn chế do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan mang lại. Vì vậy, qua chuyên đề này tôi đó phân tích đánh giá những tồn tại và tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác trả lương của BĐT Hưng Yên ngày một tốt hơn, đáp ứng lòng mong mỏi của người lao động.

Qua đợt thực tập tôi đã được khảo sát, nghiên cứu thực tế và vận dụng những kiến thức đã được học tại trường. Do thời gian có hạn, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Mong được các thầy, cô giáo tham gia góp ý để bổ sung những kinh nghiệm, kiến thức cho đề tài thực tập của tôi được hoàn thiện tốt hơn.

Hưng Yên, ngày 15 tháng 05 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HƯNG YÊN (Trang 58 -58 )

×