Phản biện về đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 68)

Bộ GD&TĐ quán triệt tinh thần luật giáo dục 2005 quy định: Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Nội dung phản biện về đổi mới chương trình, SGK, các báo tập trung vào những vấn đề cốt lõi như: Giảm tải chương trình học, xóa bỏ độc quyền SGK, chỉnh sửa lỗi trong chương trình SGK (lấy ý kiến góp ý cho chương trình- SGK phổ thông trên toàn quốc (tháng 4/2008) do Bộ GD&ĐT tiến hành), phản biện về dự án 70000 tỷ triển khai SGK phổ thông.

Dự án 70.000 tỷ để thực hiện Đề án đổi mới chương trình – SGK phổ thông (CT-SGKPT) sẽ được đưa vào thực thi từ sau năm 2015. Lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) xây dựng Đề án vì đã đến lúc phải đổi mới căn bản và toàn diện CT- SGK PT, không chỉ để khắc phục những thiếu sót của chương trình hiện hành, mà phải từng bước khai thác, lựa chọn, vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm đáp ứng “nhu cầu phát triển của xã hội” trong giai đoạn mới. Tuy nhiên khi Đề án 70000 tỷ

đồng để đổi mới SGK phổ thông được đưa ra trước dư luận (tháng 6/2011),

báo chí đã tạo diễn đàn sôi nổi cho hoạt động phản biện trong toàn xã hội. Bộ GD-ĐT lý giải cho hạn chế của CT-SGK hiện hành là do việc xây dựng chương trình từ tiểu học đến THPT được thực hiện trong khi chưa xây dựng đề án tổng thể về đổi mới CT-SGK. Bởi vậy, Bộ đã đưa ra đề án đổi mới lần này cho giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Báo GD&TĐ trên quan điểm chủ trương của ngành đã đăng tải hướng chỉ đạo khắc phục hạn chế các lỗi trong bộ SGK, đăng tải ý kiến cho rằng việc bắt lỗi SGK nhiều chỗ còn vội vàng, không tán đồng với công việc biên soạn SGK mới thông qua các bài:

Những giải pháp khắc phục hạn chế của chương trình – SGK phổ thông hiện hành; Xung quanh việc đóng góp ý kiến cho bộ sách giáo khoa phổ thông hiện hành: Nhiều chỗ bắt lỗi hơi vội vàng; Để có chương trình – SGK hoàn thiện hơn; Đánh giá chương trình – sách giáo khoa: Những việc cần làm cho năm học tới và cho 10 năm sau; Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một số nội dung liên quan đến sách giáo khoa năm học 2008-2009; Bộ GD-ĐT chỉ đạo ngay hoạt động liên quan đến Chương trình – SGK;

Đối với việc phổ biến tiếng Việt cho học sinh dân tộc, báo GD &TĐ ghi nhận thành quả mà hoạt động này, thậm chí khi triển khai có kết quả tích cực vẫn phải đi tìm câu trả lời cho giải pháp tối ưu:

Giáo dục tiểu học vùng dân tộc thiểu số Tiếng Việt – nền tảng chất lượng; Nghệ An: Chọn khâu đột phá trong dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số; Chương trình dạy tiếng Việt lớp 1 cho HS Dân tộc thiểu số Được nhân rộng và có hiệu quả vượt trội; Dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số: Đi tìm giải pháp tối ưu;

Đối với việc biên soạn bộ sách tiểu học mới của nhóm Cánh Buồm (dưới sự tư vấn của nhà giáo Phạm Toàn, một nhà giáo có tầm nhìn và kinh nghiệm lâu năm tại trung tâm Công nghệ giáo dục). Ngày 27/9/2010 nhóm

Cánh Buồm đã cho ra mắt bộ sách Chào lớp một, báo GD &TĐ chỉ có một bài thể hiện quan điểm bằng việc đặt ra câu hỏi: “Chào lớp một” có phải là SGK?

Tác giả bài báo đặt ra 4 câu hỏi nhấn mạnh sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền thay vì tìm hiểu lối tư duy soạn ra bộ sách này. Khả năng phản biện còn thể hiện sự hạn chế khi tác giả bài báo dựa trên cơ sở cả nước dùng chung 1 bộ sách giáo khoa, không đánh giá được ưu điểm và hạn chế của bộ sách mới, nhóm Cánh Buồm được tác giả gọi là Cánh buồm đỏ.

Nhiều hội thảo sau đó đã giới thiệu tiếp những bộ sách khác về giáo dục tiểu học của nhóm Cánh Buồm, tuy nhiên báo GD &TĐ khảo sát (gồm báo in 3-4 kỳ/tuần và báo ra 2 kỳ/tháng) không có thêm thông tin, bình luận nào về hoạt động của nhóm Cánh Buồm cũng như bộ sách nhóm này biên soạn.

Tạp chí Tia sáng:

Tạp chí Tia sáng đã trình bày những bất cập trong chương trình và

sách giáo khoa hiện hành với một ít bài viết:

Bài Về xây dựng lại Chương trình & Sách giáo khoa đã đề cập đến những bất cập trong chương trình và sách giáo khoa là thiếu quy trình biên

soạn khao học và thiếu hệ thống phản biện đúng. Tác giả Lê Tuấn Hoa khẳng định:

Mỗi một chương trình có một đặc thù riêng của nó…Khi xây dựng Chương trình tổng thể, điều cần tính đến trước tiên ắt hẳn là thời gian học của học sinh.

Bao nhiêu cho phù hợp phải có ý kiến của các nhà y khoa, các nhà tâm lí… Phân bổ trên lí thuyết của Chương trình chuẩn hiện nay là: Lớp 1: 21 tiết, Lớp 2-3: 22 tiết, Lớp 4-5: 24 tiết,……..

Tác giả cũng nêu ra vấn đề không có đổi mới chương trình SGK thành công là không có Phản biện thep đúng nghĩa:

Chúng ta không có phản biện theo đúng nghĩa của nó để rồi làm yếu đi hoặc thủ tiêu vai trò phản biện. Đó chính là nguyên nhân căn bản thứ hai dẫn đến sự bất cập của CT & SGK hiện nay.

Người phản biện thì khác hoàn toàn. Ông ta phải cân đong, suy tính, tìm tòi tài liệu đối chiếu. Ông ta phải phân tích cho được hạn chế, ưu điểm của cách tiếp cận này hay kia. Sau khi so sánh cân đối giữa ưu điểm và hạn chế thì rút ra kết luận và có thể chấp nhận hay không.

Nếu chấp thuận, thì mới tính đến chuyện góp ý nhằm cải tiến và bớt đi một số lỗi (chứ chẳng thể hết được). Còn nếu thấy bất cập thì kiên quyết phủ định hoàn toàn, chứ không có chuyện sửa đi sửa lại, càng không có chuyện tác giả muốn chấp nhận ý kiến phản biện hay không thì tùy. Chính đánh giá phải chủ yếu dựa trên hệ thống phản biện là nhằm đảm bảo tính hệ thống và tính đầy đủđã nêu ở phần trước. Đây là cách làm chuẩn, thông thường trên thế giới với các công trình khoa học. Và với cách làm này thì quá trình đánh giá mới có thể kết thúc được.

….. Đi theo con đường sửa sang một đôi chỗ, để rồi sách năm nay khác năm trước một vài chỗ, thì chính là chúng ta tiếp tục lặp lại hiện tượng muôn thuở đã bị

dư luận xã hội lên án gay gắt nhiều năm qua.

Báo HNM:

Báo HNM đi sâu vào trình bày vấn đề xóa bỏ độc quyền SGK chỉnh

sửa lỗi trong SGK, xem xét nội dung triển khai đề án 70000 tỷ đồng đổi mới SGK phổ thông cũng như băn khoăn việc xóa bỏ độc quyền SGK, đánh giá về đề án 70000 tỷ đồng một cách chừng mực: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

85% số sách giáo khoa đã được phát hành; Hơn 89 triệu bản sách giáo khoa đã được phát hành; Xóa bỏ độc quyền sách giáo khoa những câu hỏi cần được trả lời; Bài 2 Nhiều bộ SGK: Học, dạy và thi ra sao; Bài 3 Xóa độc quyền: Giá SGK chưa chắc đã rẻ; Bảo đảm mọi học sinh đều có sách

giáo khoa; Đã có sách giáo khoa tiếng Anh lớp 3; Thủ tướng đồng ý phương án tăng giá sách giáo khoa Giá bán lẻ không tăng quá 10%;

Sự cực tả trong sách Khoa học lớp 5; Rút gọn tài liệu “Những điểm chỉnh sửa trong sách giáo khoa”; Chỉnh sửa 129 lỗi, in dạng rời; Hợp lý hay không; Vẫn chưa triệt để; Hai phương án trình Chính phủ; Sẽ có hướng dẫn thực hiện chương trình - SGK phù hợp với vùng, miền; Hội thảo quốc tế về sách giáo khoa;

Đổi mới chương trình SGK giáo dục PT Không nên nóng vội; 70 nghìn tỷ đồng sẽ được dùng ra sao; Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý;

Trước sự quan tâm của dư luận, bài phỏng vấn “70 nghìn tỷ đồng sẽ được dùng ra sao?” của phóng viên báo HNM với ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã cung cấp cho độc giả hiểu rõ hơn về các hạng mục đầu tư và lộ trình thực hiện của đề án. Theo ông Vũ Đình Chuẩn thì:

Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và SGK phổ thông có dự toán kinh phí 70.000 tỷ đồng, nhưng không phải tất cả số tiền đó chi cho việc biên soạn chương trình - SGK. Kinh phí dự kiến dành cho việc biên soạn chương trình - SGK chỉ chiếm chưa đầy 1/70 tổng dự toán, tức là khoảng hơn 960 tỷ đồng.

Số tiền còn lại chi cho các công việc khác như xây dựng cơ sở vật chất trường học khoảng 35.000 tỷ đồng (chiếm 1/2 tổng dự toán); mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học 30.000 tỷ đồng; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý hơn 390 tỷ đồng…

Với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước gấp nhiều lần mức quy định và lại là công trình quan trọng quốc gia, đề án sẽ được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội và chắc chắn phải tuân thủ theo đúng các quy định về tài chính. Tuy nhiên, đây mới chỉ là mức khái toán, các thành viên Ban soạn thảo sẽ còn tiếp tục tính toán chi tiết và xây dựng lộ trình đầu tư phù hợp.

Tuy nhiên những diễn giải của ông Vũ Đình Chuẩn đã không thuyết phục được công chúng, sau đó báo HNM có đăng bài Đổi mới

chương trình SGK giáo dục PT: Không nên nóng vội (27/06/2011) thông

qua thu thập ý kiến phản biện của công chúng:

Ông Nguyễn Văn Quý (phường Hàng Bột, quận Đống Đa): Không thể đánh giá đề án qua chi phí đầu tư

Đề án mới chỉ ở bước phác thảo (theo thông tin mà Bộ Giáo dục-Đào tạo đưa ra là mới chỉ gồm 30 trang giấy, chưa có các kết quả công trình nghiên cứu đi kèm) mà đơn vị xây dựng đề án đã đưa ra con số 70.000 tỷ đồng có vẻ là phi lý, ngược với lộ trình.

Bà Hoàng Thị Mai Loan (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm): Lo ngại về năng lực người xây dựng SGK mới...

Không biết Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chọn được những người thật sự có khả năng, tri thức, tâm huyết để tham gia xây dựng bộ sách giáo khoa mớihay chưa?

Bà Phạm Thị Hường (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân): Điều chỉnh, thay mới SGK là cần thiết

Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình SGK mới này cần phải do những chuyên gia thực sự trong từng lĩnh vực và phải là những người trực tiếp giảng dạy, trực tiếp nghiên cứu và làm việc thực tế biên soạn để SGK không chỉ là mớ "lý thuyết suông".

Ông Mai Quốc An (phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây): Chương trình SGK mới dựa vào tôn chỉ, mục đích nào?

Trong khi Bộ Giáo dục - Đào tạo còn đang xây dựng dự thảo chiến lược giáo dục, tức là "kim chỉ nam" của mọi hoạt động đổi mới, cải cách trong giáo dục còn chưa được công bố, thì việc xây dựng chương trình SGK mới sẽ dựa trên tôn chỉ, mục đích nào?...

Báo SGGP :

Báo SGGP tập trung phản ánh nội dung đảm bảo SGK, rà soát nội

dung SGK bậc tiểu học. Quan điểm về đề án 70000 tỷ đồng trình bày một cách chừng mực:

Nhiều loại sách giáo khoa tăng giá; Hơn 90 triệu bản sách giáo khoa phục vụ năm học mới; Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho năm học mới; Tuần lễ sách giáo dục Giảm giá bán 10%-50%; Hơn 89 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới; Gia Lai Hơn 8,5 tỷ đồng cấp sách, vở cho học sinh dân tộc thiểu số; Quy định sách tối thiểu cho học sinh tiểu học năm học 2011-2012; Năm học 2010-2011 Bảo đảm 100% học sinh đủ sách học; Độc đáo thư viện treo; Tặng “Tủ sách của em” cho Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm;

Rà soát sách giáo khoa tiểu học dưới góc độ giới; Đề nghị đính chính phiên âm tên Luật sư Loseby; In đính chính SGK Trung bình mỗi cuốn chỉ phải sửa 1 - 2 lỗi;

Đề án 70.000 tỷ đồng - Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe các góp ý;

Báo Tuổi trẻ Tp.HCM đăng tài một loạt bài viết lên tiếng trước sự

Trẻ vào năm học mới: Cặp sách vẫn oằn vai; Chương trình lớp 1 quá nặng?; Chương trình - Còn nặng và kém linh hoạt; Quá tải sau giờ dạy; Oằn vai đi học - Kỳ 1 Khổ sở vì học; Bơ phờ vì thi; Giảm thi, tăng căng thẳng;Thường xuyên cân cặp sách học sinh; Cặp “quá tải” do nhiều nguyên nhân;

Báo Tuổi trẻ cũng đi vào phân tích một loạt nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng buộc phải dạy trước khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1:

Do đâu phải học trước khi vào lớp 1; Đua nhau cho con học chữ trước khi vào lớp 1 Ai làm khổ ai; Cho con học chữ trước khi vào lớp 1 “Đua” vì... thời cuộc (!); Nếu là phụ huynh, tôi cũng phải cho con học trước; Chưa biết đi đã bắt chạy; Chưa kịp nghỉ hè đã lo... tựu trường; Cho con học chữ trước khi vào lớp 1 Có nguyên nhân từ phía nhà trường; Dạy học trước lớp 1 là trái luật!;

Hay đi vào tìm hiểu sự rối rắm của chương trình Tiếng Anh tiểu học áp dụng ở Tp.HCM hiện nay: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạy lớp 1 tiếng Anh tăng cường Rối như tơ vò!; Dạy tiếng Anh từ tiểu học; Vừa dạy thí điểm vừa tìm giáo viên; Dạy thí điểm chương trình của Cambridge; TP.HCM gần 17.000 học sinh lớp 1 học tiếng Anh tăng cường; Lớp 1 tăng cường tiếng Pháp; Vẫn phải thi đầu vào;

Ban hành chương trình tiếng Anh thí điểm; Thí điểm dạy tiếng Anh tiểu học ở 18 tỉnh, thành; Thí điểm dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3; Thí điểm thực hiện tiếng Anh lớp 3; Bắt buộc học ngoại ngữ từ lớp 3; Chín năm nữa, 100% học sinh học tiếng Anh từ lớp 3; Hoa mắt với chương trình tiếng Anh tiểu học; 14 trường tiểu học thi nói tiếng Anh;

Từ đó thể hiện tư duy phản biện đồng tình có phê phán với với chủ chương giảm tải của bộ GD &ĐT là chữa cháy tại chỗ:

Trẻ em mong giảm tải chương trình học; Năm học 2008 - 2009 Thực hiện giảm tải thế nào; Ban hành nội dung giảm tải trước khai giảng; Bắt đầu năm học giảm tải; Cập rập giảm tải; Chữa cháy; Giảm tải theo tiêu chí nào; Năm học mới Cắt chương trình để giảm tải; Năm học mới 2011-2012 Tập trung giảm tải; Giảm số môn học cho học sinh ở các vùng khó khăn;

Báo Tuổi trẻ Tp.HCM cũng tích cực thông tin về việc đổi mới cách ra đề kểm tra học kỳ trên địa bàn thành phố, về các quy định áp dụng thực hiện giảm tải được triệt để như thời lượng tiết học, buổi học, quản lý dạy thêm:

Đề văn gây tranh cãi; Sở chủ trương đổi mới cách ra đề; TP.HCM trường tiểu học tự ra đề kiểm tra học kỳ; Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ 2 bậc tiểu học tại TP.HCM; Cấu trúc đề kiểm tra học kỳ 2 bậc tiểu học tại TP.HCM; Sở GD-ĐT TP.HCM “Không có chuyện học sinh mất 30 phút làm

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 68)