Qua truyền thông, cụ thể qua các bài viết báo in đăng tải, nhà giáo dục có chuyên môn về giáo dục đã lên tiếng trình bày quan điểm. Đây là một trong những chủ thể rất quan trọng của hoạt động phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in. Các chuyên gia hoạt động lâu năm trong lĩnh vực giáo dụctiểu học có tiếng nói phản biện mạnh mẽ.
Điều này nhận thấy rõ nhất ở tạp chí Tia sáng, tạp chí này dành nhiều bài đăng dẫn quan điểm của nhà giáo dục hàng đầu Việt Nam về giáo dục nói chung, về tiểu học nói riêng. Hầu hết các chuyên gia này không còn giữ chức vụ trong ngành giáo dục hiện hành: như GS Hoàng Tụy, GS. Hồ Ngọc Đại, nhà giáo Phạm Toàn…
GS Hồ Ngọc Đại với các bài:
Giải pháp phát triển giáo dục bắt đầu như thế nào (20/7/2008)
Giải pháp phát triển giáo dục nhìn từ góc độ triết học (5/8/20080)
Giải pháp phát triển giáo dục nhìn từ góc độ tâm lí (20/8/2008)
Giải pháp phát triển giáo dục nhìn từ góc độ nghiệp vụ sư phạm
(20/9/2008);
Tư tưởng chiến lược phát triển giáo dục (20/2/2009)
Hệ thống giáo dụcquốc dân (5/3/2009)
Giải pháp giáo dục cho đầu thế kỉ XXI (ngày 5/6/2010)
GS Hoàng Tụy với Thực hiện một cuộc cải cách giáo dục triệt để
(20/6/2008)…
Báo Tuổi trẻ cũng có các bài viết trên quan điểm của nhóm nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm:
Tự làm sách giáo khoa (28/9/2010)
Để học sinh tham gia “soạn” sách giáo khoa (25/05/2011)
Cần những thay đổi có hệ thống (19/10/2010)
Học với “Cánh buồm” (19/10/2010)
Môi trường học tập trong mơ (02/10/2010)
Cánh buồm đã mở (30/09/2010)
Báo GD&TĐ, HNM, SGGP phần lớn đưa ý kiến, chuyên gia đang giữ trọng trách nhất định trong ngành giáo dục, giải thích, làm rõ cho chính sách giáo dục đang hoặc sắp tiến hành.