Nội dung phản biện

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 47)

Hoạt động phản biện xã hội của 5 tờ báo tập trung vào những nội dung Quản lý Nhà nước và Bộ GD&ĐT đặt ra đối với đổi mới giáo dục tiểu học (trong khuôn khổ giáo dục nói chung), bao hàm một số phương diện: Triết lý, tư duy, tư duy, nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục; Nội dung, phương pháp giáo dục; Chương trình, SGK; Trách nhiệm và đạo đức nhà giáo; Quản lý, kiểm định chất lượng giáo dục. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động phản biện xã hội của các báo về đối mới giáo dục tiểu học căn cứ theo những nội dung phản biện trên.

Tư duy và khả năng phản biện về đổi mới giáo dục tiểu học lấy những văn bản pháp quy làm cơ sở phân tích, lấy kết quả thực tế thu được để đối chiếu và lấy thực tiễn đặt ra của cuộc sống làm thước đo.

Trong từng vấn đề, các báo in với phong cách khác nhau lại có cách tiếp cận khác nhau từ đó có quan điểm và hướng phản biện khác nhau. Vấn đề nào tạo nên diễn đàn thu hút tất cả các báo tham gia phản biện mạnh mẽ thì hoạt động phản biện xã hội của vấn đề đó tạm coi là thành công.

2.2.1. Phản biện về đổi mới tư duy, nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục tiểu học

Theo Luật giáo dục 2005, mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Phản biện xã hội về nội dung đổi mới tư duy, triết lý, về nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục tiểu học là một nội dung quan trọng trong hoạt động phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học. Vì xét cho cùng, với tư duy gốc nông nghiệp (trọng tình) không được coi trọng đúng mức trí tuệ giáo dục bậc tiểu học thì sẽ không thể có một năng lực phản biện xã hội đúng nghĩa.

2.2.1.1. Báo GD &TĐ phản biện bằng cách thông qua nhiều chương trình, quyết sách mới của Nhà nước và Bộ GD&ĐT

Báo GD&TĐ là tiếng nói của ngành giáo dục có mặt mạnh là phổ biến nhanh, kịp thời các quyết sách của Nhà nước cũng như của bộ GD&ĐT tới độc giả.

Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục tiểu học được khẳng định bằng việc đăng tải những quyết sách này:

Dự thảo “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020” – Nỗ lực của Ngành GD-ĐT được đánh giá cao; Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam 2009-2020; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: ‘Phấn đấu có ít nhất 50% các trường và cơ sở giáo dục dóp ý cho Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020”; Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Hữu Châu: “ Rút bớt chỉ tiêu trong chiến lược phát triển GD không phải “Xóa bỏ” mà giữ lại những gì có để căn cứ thực hiện”; Chiến lược Giáo dục Việt Nam: Góc nhìn phát triển; Giáo dục Việt Nam tầm nhìn 2020!;

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: ‘Không thể chậm trễ việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”; “Nghị quyết Trung Ương 7 (Khóa X) đã đặt ra cho ngành GD&ĐT những nhiệm vụ quan trọng; Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GD-ĐT;

Chương trình mục tiêu Quốc gia GD-ĐT đến năm 2010; Năm học 2008- 2009: Tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 chương trình Quốc gia;

Chỉ thị năm học 2008-2009: Tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm;

Trước thềm năm học mới: Thực hiện 3 cuộc vận động và 1 phong trào thi đua

Trong tháng 10/2009 báo đã giới thiệu về các điều luật sửa đổi bổ sung luật giáo dục 2005, đi vào chi tiết với loạt bài như: Sự cần thiết, quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc và quá trình soạn thảo dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục; Các nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý liên quan đến giáo dục phổ thông của dự án luật;

Nhìn nhận từ những sửa đổi, bổ sung có ảnh hưởng trực tiếp tới HS, SV sư phạm và đội ngũ nhà giáo; Toàn văn Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục để phù hợp hơn với thực tế; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục;

Thứ trường Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: “Xuất phát từ đòi hỏi khách quan, lựa chọn nội dung thực sự cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề thực sự bức xúc…’’;

Dự án luật sửa đổi bổ sung Luật GD đã tọa được sự đồng thuân xã hội cao; Nhất trí hoàn toàn với dự thảo Luật Gd sửa đổi; Dự thảo Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đã “chạm” tới những bất cập trong GD;

Sửa đổi, bổ sung Điều 50 Luật giáo dục về thành lập nhà trường; Hệ thống GD phổ thông sau 3 năm thi hành luật Gd 2005 bộc lộ các hạn chế cần được chế tài lại; 4 nhóm vấn đề được sửa đổi và bổ sung trong Dự án Luật;

Về tư duy, triết lý giáo dục, báo GD &TĐ đã đăng tải bài viết Triết lý giáo dục dạy và học tích cực của tác giả Đỗ Tiến Sỹ. Trong bài tác giả đã nêu: Triết lý được hiểu là hệ thống lý luận triết học, phản ánh quan niệm của con người về những vấn đề nhân sinh, xã hội, được cụ thể hoá bằng những tư tưởng, đường lối, phương pháp và hành động thực tiễn. Xã hội phát triển với nhiều biến động bất ngờ thì việc đi tìm một triết lý giáo dục phản ánh đúng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì mới là mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học và quản lý giáo dục.

Tuy nhiên tác giả đã khẳng định một cách chung chung:

Giáo dục phải đi trước sự phát triển, triết lý giáo dục cần được nghiên cứu, bàn bạc, xây dựng thống nhất để trả lời thoả đáng yêu cầu về “giáo dục là gì? Giáo

dục cho ai? Và giáo dục như thế nào” trong tổng thể hoàn thiện các mặt đời sống xã

thể đó cần được nghiên cứu, tính toán và thực thi một cách kĩ lưỡng và sát hợp với thực tế….Triết lý giáo dục phải có tính định hướng để đổi mới nền giáo dục, hiện đại hóa quá trình giáo dục các cấp học, bậc học một cách cụ thể và hiệu quả.

Đặt vấn đề xây dựng triết lý giáo dục và đổi mới giáo dục trong hoàn cảnh đất nước đã bước sang thời kì phát triển kinh tế thị trường có định hướng, thời hội nhập quốc tế sâu sắc là điều quan trọng và cần thiết. Triết lý đó cần được nghiên cứu, bàn bạc, lập trình trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục nước nhà, và thống nhất với những định hướng phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta; triết lý đó sẽ theo sát với chiến lược đổi mới giáo dục, và cũng không thoát ly hoặc “viển vông” với chương trình, nội dung, phương pháp dạy học.

Bài viết hay nhất thể hiện tinh thần phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học ở nội dung triết lý giáo dục là bài: Đi tìm một triết lý giáo dục“không thu ngắn giai đoạn tuổi thơ” của TS sử học Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đăng trên báo GD &TĐ số đặc biệt cuối tháng 12/2010.

Ở bài báo này, TS Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ ra ảnh hưởng của nhà sinh vật học Stanley Hall (1844 – 1924) lên quan điểm của một số nhà giáo dục, tâm lý xã hội tên tuổi khác, trong đó có triết gia nổi bật nhất của Mỹ nửa đầu thế kỉ XX John Dewey:

Theo đó, “học đường không phải là một sự chuẩn bị cho cuộc sống mà chính là cho một cuộc sống”, đó là lợi ích, đồng thời cũng là triết lý sư phạm nòng cốt của ông.

Hoặc ở một bái khác Tiếp cận triết lý giáo dục của Edgar Morin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(T6/2008) của tác giả Ngọc Anh thì triết lý giáo dục của nền giáo dục hiện đại là: phải dạy con người biết cách học, cách làm, cách tổ chức tri thức nhằm nâng cao hiệu quả hành động của mình”. Và điều kiện để thực hiện một nền giáo dục có triết lý như vậy, theo Edgar Morin “phải cải cách giáo dục và cải cách tư duy…phải thay đổi tư duy trong cải cách giáo dục”.

Việc không chỉ ra một triết lý giáo dục cụ thể mà chỉ dẫn giải các luồng ý kiến về tư tưởng đổi mới giáo dục tiến bộ trên thế giới cũng đã có giá trị phản biện tiến bộ. Tuy vậy những bài viết như trên không nhiều, nếu không

muốn nói là quá ít so với vô số bài viết chung chung nêu lên thành tích của giáo dục hay các hoạt động triển khai chính sách giáo dục của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT.

Tính phản biện xã hội về những bất cập của cần đổi mới về tư duy, triết lý giáo dục cũng như về nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục tiểu học trên báo

GD&TĐ nhìn chung không cao. Phần lớn các bài báo tập trung tán thành với chủ trương chính sách mà Bộ GD &ĐT định hướng, trình bày triết lý còn chung, rất ít những bài chỉ ra đường lối cụ thể nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể mà giáo dục tiểu học cần phải đạt đến, thay vào đó là nhiệm vụ mục tiêu của ngành giáo dục nói chung.

2.2.1.2. Tạp chí Tia sáng phản biện bằng cách đưa ra hệ thống ý kiến chuyên gia đầu ngành về giáo dụctiểu học

So với báo GD &TĐ, tạp chí Tia sáng có số lượng bài phản biện về đổi mới tư duy, nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục tiểu học ít hơn và các bài không đi vào chi tiết miêu tả, thuyết trình nhiệm vụ mục tiêu của giáo dục tiểu học dưới dạng luật mà đưa ra quan điểm là ý kiến của chuyên gia đầu ngành về giáo dục tiểu học: GS Hồ Ngọc Đại. Theo Hồ Ngọc Đại thì định hướng chiến lược giáo dục phải cụ thể, theo một tư duy mới trên cơ sở gốc là giáo dục bậc tiểu học chứ không phải là việc chỉnh sửa trên bản thảo xuông, bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng:

Định hướng chiến lược (5/1/2009);

Tư tưởng chiến lược phát triển GD (20/2/2009);

Hệ thống GD quốc dân (5/3/2009);

GS Hoàng Tụy với Thực hiện một cuộc cải cách Gd triệt để (20/6/2008; GS Hồ Ngọc Đại chỉ ra rằng:

Câu chuyện “chiến lược” phải bắt đầu và tiếp tục và trở đi trở lại với câu hỏi: Vẫn chấp nhận cày chìa vôi hay phải làm ra cái mới chưa hề có, ví dụ máy cày?Đó là hai câu hỏi mà tác giả Chiến lược giáo dục phải trả lời rành rẽ, dứt khoát. Nếu không thì nói gì cũng đều là tào lao, là trò chơi chữ nghĩa.

Và, Làm mới từ đầu, từ lớp Một là xu hướng cơ bản của Chiến lược giáo dục mới.

Về bản chất, nền giáo dục mới phải cao hơn một tầm nguyên lý so với nền giáo dục hiện hành, như khoa học cao hơn một tầm nguyên lý so với kinh nghiệm của các bác thợ cả, do đó, dù muốn dù không, cũng phải “Dỡ ra làm lại từ đầu”, chỉ có điều, trong thực tiễn triển khai thì “Bắt đầu làm mới từ lớp Một”, nghĩa là hiểu ngầm rằng đành cứ để cái đang có tự nhiên trôi đi theo ngày tháng. Đã từng mất 30 năm thì dẫu có mất thêm mươi năm nữa cũng là may lắm rồi!.…Nên Chiến lược mới đích thực phải là chiến lược làm “máy cày”, chứ không phải tu sửa “cày chìa vôi”.

Ở bài Giải pháp giáo dục cho đầu thế kỷ XXI, GS Hồ Ngọc Đại chỉ ra triết lý của GD trên quan điểm của ông:

Đã vào sâu thế kỉ XXI, đâu còn ở thế kỉ XVIII, mà cứ chần chừ hỏi đi hỏi lại, liệu có nên thay cày chìa vôi bằng máy cày. Ở thế kỉ XXI, chỉ có máy cày mới đáp ứng được nhu cầu sống của cuộc sống thực.

Ở thế kỉ XVIII, 95% dân cư không đi học vẫn sống bình thường, nhưng chỉ để được sống bình thường ở thế kỉ XXI thì cả 100% dân cư phải đi học.

Nền giáo dục cho 5% dân cư thì (theo triết lý): Nhà trường là nơi chuẩn bị cho học sinh vào đời, cụ thể là chuẩn bị làm quan hay tìm cơ hội ngoi lên, thoát khỏi cuộc sống thực của chính mình.

Nền giáo dục cho 100% dân cư thì (theo triết lý): Nhà trường là nơi học sinh đang sống cuộc sống thực của chính mình, sống với những hạnh phúc thực, sống với những đau khổ thực, sống với những hạnh phúc hay đau khổ ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay.

Nền giáo dục hiện đại nếu đã coi Nhà trường là nơi Học sinh đang sống cuộc sống thực của chính mình thì Học sinh phải được hưởng LỢI ÍCH cơ bản nhất: Đi học là hạnh phúc, mà Học sinh có thể tự mình cảm nhận được: Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui!

Như vậy tạp chí Tia sáng thực hiện hoạt động phản biện bằng chính tư tưởng của GS Hồ Ngọc Đại, một chuyên gia đầu ngành về đổi mới giáo dục tiểu học. Muốn một nền giáo dục chuyển mình thì đổi mới phải đi từ gốc, đổi mới toàn diện, đổi mới giáo dục không phải đơn thuần là việc đưa CNTT vào giáo dục mà cần một tư duy mới, một tư duy hiện đại theo hướng phát triển của xã hội. Xã hội công nghiệp hóa thì giáo dục cũng phải tiến hành hoạt động Công nghệ giáo dục theo tư tưởng mới, hiện đại đó và phải xuất phát từ

2.2.1.3. Báo Hà Nội mới phản biện bằng cách thông tin một cách chừng mực, bình luận ở mức độ vừa phải.

Không đi vào mô tả chi tiết đường lối chính sách thông qua các văn bản luật giáo dục như báo GD&TĐ hay dẫn giải ý kiến chuyên gia đầu ngành về giáo dục như tạp chí Tia sáng, báo HNM chỉ thông tin có chừng mực về nội dung này. Trình bày quan điểm về nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục nói chung, không nhấn mạnh vào giáo dục tiểu học, không dựa trên cơ sở phân tích sắc bén, báo HNM có một số bài:

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 -2020; Dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tiểu học;Dự kiến sửa đổi, bổ sung 8 vấn đề trong Luật Giáo dục; Phổ biến, tuyên truyền luật là nhiệm vụ trọng tâm trong 2 năm học tới;

Bàn thêm về cái gốc và cái ngọn; Cải cách giáo dục: Ra khỏi quá khứ, đáp ứng tương lai; Năm chương trình mục tiêu về GD-ĐT năm 2011;

Hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục; Giáo dục và đào tạo là trụ cột để phát triển đất nước; Giáo dục Thủ đô Kỷ cương, chất lượng - mục tiêu số một;

Chiến lược phát triển giáo dục đã được tác giả Thúy Quỳnh báo HNM

thể hiện qua bài viết: Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009 -2020 trong đó nêu:

Ngày 31-12-2008, dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam" giai đoạn 2009-2020 đã được Bộ GD-ĐT giới thiệu tới các sở và phòng GD-ĐT toàn quốc nhằm lấy ý kiến đóng góp qua cầu truyền hình và được yêu cầu gửi về Bộ trước ngày 10-2-2009.

Dự thảo lần thứ 14 này nêu rõ lộ trình thực hiện chiến lược qua 3 giai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội về đổi mới giáo dục tiểu học trên báo in Việt Nam hiện nay (khảo sát báo Giáo dục và thời đại, Tia Sáng, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ TP.HCM, H (Trang 47)